Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Sự thật khác về nhà ngoại cảm, thần y, người giời...

Nguồn : blog Trần Hùng

VTC News) - Sông Diêm: Tôi đã gặp đến quá nửa số người có khả năng đặc biệt rất nổi tiếng và nhiều hơn từng ấy người hoang tưởng.
 
Loạt bài dài kỳ vạch trần những nhí nhố liên quan đến việc áp vong tìm mộ, bói toán, hầu đồng, chữa bệnh… của các “người giời” đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, phản hồi tốt đẹp của bạn đọc, nhằm lên án hiện tượng mê tín dị đoan đang ngày một đầu độc nặng xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số ít bạn đọc phản đối và bản thân họ tin vào hiện tượng này. Nhiều đồng cô, bóng cậu, lang băm cũng được độc giả bảo vệ.
Sự thật khác về nhà ngoại cảm, thần y, người giời...
Chị Phan Thị Bích Hằng - nhà ngoại cảm nổi tiếng. 

Trần Nhương bình chọn năm 12 : năm lúc lắc !


TRANG TRANNHUONG.COM BÌNH CHỌ NĂM 2012

TNc: Thông lệ dịp cuối năm trang Trannhuongcom đều bình chon sự kiện kinh tế, xã hội, văn hóa nổi bật trong năm. Với góc nhìn cá nhân còn thiển cận, năm nay trang nhà bình chọn sự kiện mặt sau của xuất sắc để chúng ta nhìn đa chiều. Trang nhà đặt tên là LÚC LẮC trong năm 2012. Xin được thứ lỗi nếu có điều gì chưa chính xác.


• Tập thể lúc lắc: Nhóm lợi ích
Doanh nghiệp NN lúc lắc: Vinalines
• Quy định lúc lắc : Xe chính chủ
• Ngành lúc lắc: Ngân hàng
• Bộ lúc lắc: Giao thông vận tải.
• Công trình lúc lắc: Thủy điện Sông Tranh
• Trường học lúc lắc: Đồi Ngô, Bắc Giang
• Tập đoàn lúc lắc: EVN
• Láng giềng lúc lắc: Trung Quốc
• Tỉnh, thành phố lúc lắc: Hải Phòng (Tiên Lãng), Hưng Yên (Văn Giang)
• Con dường lúc lắc: Đại lộ Đông Tây
• Thương gia lúc lắc: thương lái Khựa
• Cá nhân lúc lắc: Đồng chí X

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Like ông Nguyễn Bá Thanh!

Sưu tầm trên mạng


Đến kỳ họp H ĐND TP Đà Nẵng lần nào tui cũng rất thích theo dõi TV. Thích là vì có ông Nguyễn Bá Thanh nói chuyện. Ai thế nào không biết chứ tôi rất phục ông ở khía cạnh, ông là người rất giỏi tổng kết các vấn đề bằng những câu chuyện nghe rất dân dã nhưng hết sức sâu sắc và đầy tính lý luận. Kỳ này tui nhớ mấy chuyện sau:
 1. Đà Nẵng được coi là một thành phố yên bình, một “thành phố đáng sống” và thực tế đã được mọi người kiểm chứng.
Tại kỳ họp HĐND TP lần này, nhiều đại biểu cũng đã tỏ ra lo lắng, thậm chí bức xúctrước tình trạng tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.  Đặc biệt, loại tội phạm này ngày càng “trẻ hóa” và ngày càng man rợ.

Thơ Yến Ly


HỜN DỖI NẮNG PHƯƠNG NAM

Em muốn hái chiếc lá O. Henry (*)
Viết tên anh thả trôi miền ký ức
Em không muốn nhớ nhiều đâu, thật vậy!
Những mùa Đông em lặng lẽ chờ anh.

Khi người Việt làm Tổng thư ký ASEAN

Linh Thư, Vnn
Ngoại giao đa phương năm 2012 đánh dấu bước phát triển khi lần đầu tiên Việt Nam có một cá nhân được bầu làm Tổng thư ký ASEAN (nhiệm kỳ 2013-2017).

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, người kinh qua 7 năm ở sân chơi lớn Liên hợp quốc (LHQ) trong vai trò đại diện quốc gia, lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò đại diện cho 10 quốc gia tại các diễn đàn ngoại giao đa phương khu vực và quốc tế.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Nghi mất tiền, trường giao HS lớp 2 cho công an

Hoàng Hương (Tuổi trẻ online, 25/12/12)
TT - Chuyện đau lòng đã xảy ra tại một trường tiểu học ở TP.HCM: cô giáo nghi ngờ một học sinh lớp 2 lấy của mình hơn 1 triệu đồng. Nhà trường đã mời công an xã đến trường hỏi cung và sau đó đưa em học sinh này về trụ sở.
Đến chiều em học sinh này mới được thả sau khi cô giáo phát hiện tiền vẫn còn trong giỏ của mình!

Sổ hưu

Đỗ Đức (Tiền Phong online, 25/12/12)

TP - Mọi người cứ tưởng cái sổ hưu là sáng chế đặc biệt của chính quyền cơ. Ngày xưa sổ gạo, bây giờ sổ hưu hay mang ra dọa nhau. Vậy ngoài giới công chức vài triệu sống bằng sổ hưu, còn chán vạn dân ta không sổ hưu sao vẫn sống.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Cứu bất động sản cần truy cứu trách nhiệm

Nguyễn Xuân Hải
Trước khi đề xuất đến việc giải cứu thị trường BĐS, ta cần phải nghiêm khắc kiểm điểm, để rút kinh nghiệm và đồng thời cũng phải truy cứu trách nhiệm cho rõ ràng.

Năm 2012, tôi có 2 bài viết về Bất động sản (BĐS), bài “Xin đừng tham lợi ích nhỏ, bỏ lợi ích lớn" đăng trên Tạp chí Người Xây dựng số 6 năm 2012 và bài "Thà chịu bệnh còn hơn chịu chết" đăng trên báo Người Cao tuổi số ra ngày 3 tháng 11 năm 2012.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Tin hót , chỉ có 25 ứng viên đủ phiếu vào Hội Nhà văn Việt Nam

Trần Nhương
 
TNc: Hôm nay là ngày hồi hộp của gàn 600 ứng viên xin vào Hội Nhà văn Việt Nam. Quả là một sức ép lớn lên các hội đồng và BCH. Nhưng cũng có cái hay nhiều thành viên nhân dịp này mà các ứng viên thân thiện thăm nom các anh, các chị.
Theo tin mới nhận chỉ có 25 ứng viên đủ phiếu để trở thanh hội viên Hội Nhà văn VN. Có lẽ nói không ngoa ở nước ta ít có nơi nào còn nhiều quý vị xin gia nhập như Hội ta. Rút kinhh nghiệm năm ngoái đã kết nạp được một số hội viên xuất chúng, năm nay BCH "khép" cửa hẹp hơn.
Kết nạp ít cũng khổ thân các bác cò. Thương lắm thay ! Thôi các bác ơi chờ dịp này năm sau...
 
 DANH SÁCH TÂN HỘI VIÊN
Văn xuôi:
1, Trần Thiện Lục (Phương Yến – Phú Yên)
2, Nguyễn Quang (Hà Giang)
3, Lại Văn Long (TP Hồ Chí Minh)
4, Vũ Minh Nguyệt (Hà Nội)
5, Đoàn Ngọc Minh (Cao Bằng)
6, Đào Bá Đoàn (Hà Nội)
7, Nguyễn Thanh Hương (Lâm Đồng)
8, Lương Văn (Hà Nội)
9, Võ Diệu Thanh (An Giang)
10, Thăng Sắc (Hà Nội).

Các cụ xem cho vui thôi nhá !

Nguyên Đại sứ Nguyễn Quang Khai


Tôi nhớ cách đây vài tháng cũng đã trao đổi về cái bằng lái xe mới này và nhận được nhiều comments thừa nhận tiếng Anh  ở đây lởm khởm quá! Từ việc nhỏ đến việc lớn, mình làm ăn cẩu thả quá! Một việc hết sức đơn giản là cần tham khảo một cái bằng lái xe của một vài nước trước khi làm thì chuẩn không cần chỉnh ngay.
Đây không nên cho là chuyện nhỏ ác cụ ạ. Các cụ cứ xem các con đường của ta, các biển chỉ dẫn giao thông.... Cũng chẳng giống ai cả!
Các cụ xem cho vui thôi nhá!

Xấu hổ vì bằng lái xe “song ngữ” của Bộ GTVT

Với một mẫu giấy phép lái xe in song ngữ để có thể xuất trình ở nước ngoài, kích cỡ chỉ nửa bàn tay và có vài chục ký tự mà Bộ GTVT còn để lọt những lỗi Anh ngữ ngô nghê đến như vậy thì thật là... xấu hổ.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Kinh tế khó khăn, người nghèo “thấm đòn” nặng nhất

TT - Ngày 20-12, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM trong bối cảnh kinh tế hiện nay”.
Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại diện cơ quan quản lý nhà nước đã tham dự cuộc hội thảo này.
Người nghèo muốn đi xe đạp cũng phải mua xe cũ. Trong ảnh: một người nghèo ở Q.8 (TP.HCM) chuyên mua xe đạp cũ về sửa để bán lại cho người nghèo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Chuyện kinh dị ở Quảng Bình : hàng ngàn sinh vật lạ chui từ đất lên

Hơn một tuần nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thoan (35 tuổi) và Nguyễn Thị Lựu (33 tuổi) ở thôn Mới, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) hết sức hoang mang, trước hiện tượng hàng ngàn sinh vật lạ, hình thù giống con đỉa chui từ đất trong vườn lên, lũ lượt kéo nhau vào nhà.
Có mặt tại nhà anh Thoan vào sáng 16/12, PV chứng kiến hàng ngàn sinh vật lạ từ vườn rau tìm cách trườn qua sân xi măng để vào nhà.

Những ngày không quên ở Iraq

Ông Nguyễn Quang Khai vốn là cán bộ phiên dịch tiếng Ả rập. Ông đã làm việc tại Iraq 4 nhiệm kỳ, trong đó có 2 nhiệm kỳ là Đại sứ (1995-1999) và (2002-2007). Năm 2001-2002, ông được cử làm Đặc phái viên thường trú của Bộ trưởng Ngoại giao nước ta bên cạnh Chính phủ Iraq. Năm 2008-2011, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Đánh giá những đóng góp của ông, Chủ tịch nước đã phong hàm Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam cho ông ngày 21/7/2011.
Cuối tháng 3/2003, căng thẳng giữa Iraq với Mỹ lên đỉnh điểm. Phía Iraq đã có nhiều nỗ lực ngoại giao để tránh xảy ra một cuộc chiến tranh nhưng Washington vẫn quyết định tấn công Iraq với lý do nước này tàng trữ vũ khí huỷ diệt.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Những người làm việc cho đến chết

Tác Giả: Tràm Cà Mau
Nghe tôi quyết định về hưu cho khỏe cái thân già, ông John lững thững đến gặp tôi, và nói:
“Về hưu làm chi? Phải làm việc cho đến khi chết. Một đời đẹp nhất, có ý nghĩa nhất, đáng sống và ích lợi nhất là làm việc cho đến chết. Có việc làm đều đều, hàng ngày bận rộn, sẽ kéo dài tuổi thọ. Anh cứ xem, chiếc xe mà chạy đều đều, thì không có gì xẩy ra, cứ để nó nằm yên vài ba tháng, thì bình điện hết, máy trục trặc, chạy cà rịch, cà tang, và chết máy mãi. Về hưu, là tự ký cho mình bản án tử hình, mà chưa hành quyết. Bởi thế nên ông David Brown ở tuổi 70, làm việc bận trộn hơn hồi 35 tuổi, bấy giờ, trong cùng một lúc, ông lo sản xuất bốn cuốn phim, vài chương trình truyền hình, ba vở kịch ở Broadway và Luân Đôn, lại phải đi đây đi đó trên thế giới, bận lu bù. Ông nầy viết sách, hô hào làm việc cho đến chết.”

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Vị Đại sứ đặc biệt của vùng đất nhiều biến động

Đức Khải ghi (Báo Thế giới và Việt Nam 8/12/12)
 
Trung Đông- một địa bàn luôn bất ổn về chính trị, khắc nghiệt về thời tiết và khác biệt văn hoá. Nhưng, đối với Đại sứ Nguyễn Quang Khai, người đã dành trọn năm tháng làm ngoại giao của mình cho Trung đông thì vùng đất này không chỉ có vậy...

Những câu chuyện ông kể về năm tháng "sống và chiến đấu" ở Trung Đông có buồn vui, thành công và cả mất mát. Nhưng trong những câu chuyện đó, luôn ngập tràn cảm xúc và niềm tự hào về những người đồng nghiệp, tình cảm của anh chị em trong Đại sứ quán và cả người dân bản địa dành cho ông. Những tình cảm đó đã giúp ông vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để bám trụ vững ở vùng đất khắc nghiệt này gần 40 năm, có nhiều đóng góp trong phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước khu vực.

Xin mời nghe bài hát Papa.

Chắc đã nhiều bạn nghe bài Papa do Paul Anka trình bày trên youtube, tuy vậy tôi vẫn muốn mời mọi người nghe lại, các bạn già cũng như các bạn trẻ. Bởi vì bài hát ít lời nhưng gửi gắm nhiều, nhạc trữ tình tha thiết, giọng truyền cảm.
Tôi nghe và đã ứa nước mắt, khóc rồi lại thấy mừng, hóa ra mình còn có thể khóc được.
Hóa ra Tây hay Ta thì tình yêu cha mẹ và con cái bao giờ cũng vậy thôi. Đó là tình yêu muôn thủa.


http://www.youtube.com/watch?v=QZ6LwbmlZ-E&feature=related

Thư gửi đại biểu Đại hội lần thứ X Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Vũ Khoan

(Báo Tiền Phong, ngày 12 tháng 12 năm 2012)


Các bạn thân mến,
          Nhân Đại hội lần thứ X Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh họp, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng bảo trợ tài năng trẻ của Trung ương Đoàn, tôi muốn chia xẻ đôi điều tâm sự cùng các bạn.
          Một trong những đặc điểm của giai đoạn hiện này là nước ta chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế nói chung chứ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế và thế hệ trẻ là một lực lượng xung kích trong việc đưa quyết sách này vào cuộc sống. Vậy các bạn cần chuẩn bị hành trang gì khi bước vào chặng đường mới mẻ này? Đó là câu hỏi đặt ra đối với tất cả chúng ta.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Hâm mộ Kpop - Đâu chỉ toàn “màu xám”

             Bạn viết của Lều văn thường là toàn các cây bút gi..ề ...! Hôm nay Thăng Sắc rất vui được giới thiệu một cây bút mới và còn cực trẻ nhá : bạn Đặng Thị Ngọc Trâm. Trâm đang học lớp K32 Khoa Phát thanh và Truyền hinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nội dung bài viết của Trâm cũng là một vấn đề rất trẻ và rất "hot" : ta nên yêu kpop như thế nào ? 
             Trước khi giới thiêu với bạn bè bài viết này, Thăng Sắc xin chép lại mấy câu thơ của Xuân Diệu viết về hoa Ngọc Trâm để tặng lại cho Ngọc Trâm với lời chúc trẻ, đẹp và thành công và cũng mong sđược đọc nhiều bài viết mới của Trâm :
Anh tặng cho em hoa Ngọc Trâm
Hoa như ánh sáng ngọc như mầm
Như cài trên tóc hoa Trâm Ngọc
Anh tặng cho em hoa Ngọc Trâm.

Dưới đây là bài của Ngọc Trâm đã đăng trên Dân Trí :

Hâm mộ Kpop - Đâu chỉ toàn “màu xám”



(Dân trí) - Nhắc tới Kpop, chúng ta thường nghĩ tới những fan hâm mộ một cách thái quá như khóc lóc, gào thét, ngất xỉu khi được gặp thần tượng… Nhưng ít ai biết đến những khía cạnh khác về sức ảnh hưởng của Kpop…

Bên đường

Phạm Quang Chương

Mới đập hộp, còn chưa hết quãng đường mài mòn, chiếc xe máy đỏ chót của tôi như một nam châm thu hút bao con mắt của mọi người.
Một hôm có việc phải về quê, xe của tôi dang xuôi xuôi theo con đường làng bỗng phải dừng lại. Trước mắt tôi là một chiếc xe ba gác con con, trên xe là những gốc cây, rễ cây dùng để làm củi. Cạnh xe là ba em nhỏ chừng bảy đến tám tuổi. Chắc mắt các em cũng bị sức hút của xe tôi nên để xe của các em nghiêng đi và các gốc cây bị lăn xuống đất.

Dưới 100 triệu đồng đừng mơ làm công chức Hà Nội

Nguyễn Duy Xuân (Tn.com)

Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực cho hay: “Người ta nói rằng dưới 100 triệu đồng sẽ không có chuyện thi đỗ công chức. Đầu mối nhận hồ sơ, nhận tiền chạy tập trung vào các vị trưởng phòng nội vụ. Đây là việc rất đau lòng của lãnh đạo thành phố, nhưng đó là một thực trạng đang tồn tại..."

Trời đất ! Biết rõ đầu mối, địa chỉ như vậy sao không hành động mà lại chỉ đau lòng thôi, hỡi ông chủ nhiệm ?

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Chuyện xác chết tìm đường về nhà ở In-đô-nê-xi-a

Hình ảnh những xác chết đột nhiên đứng dậy và thản nhiên đi lại bình thường trên đường để tìm về nhà của mình có thể khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi. Tuy nhiên, đối với những người Toraja ở Indonesia, việc làm cho những thây ma biết đi dường như là một nghi lễ lưu truyền nhiều đời trong cuộc sống tâm linh của họ.

“Ma thuật” có từ lâu đời


Toraja là nhóm dân tộc bản địa sống ở vùng núi cao phía nam tỉnh Sulawesi, Indonesia (từ “Toraja” có nghĩa là “những người ở vùng đất cao”). Từ nhiều năm về trước khi vùng đất người Toraja sinh sống còn bị cô lập và dường như tách biệt với thế giới bên ngoài thì những tin đồn về ma thuật thần kỳ, làm cho xác chết đi đứng bình thường đã được nhiều người trên thế giới biết tới.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Từ LIÊM KHIẾT hiếm hoi làm sao ?

SGTT.VN – Thật tiếc là tên cháu chỉ được viết tắt bằng chữ L gọn lỏn, trong mẩu tin: “Làm lớp trưởng, không may bị mất 500.000 đồng tiền quỹ lớp, em Nguyễn Thị L. (sinh năm 1997, học lớp 10 trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã uống thuốc diệt cỏ tự tử”.
     Có lẽ cháu chưa đọc Albert Camus, người từng viết : “Chỉ có một vấn đề triết lý thực sự nghiêm chỉnh, đó là tự tử. Xét xem đời đáng sống hay không là trả lời cho câu hỏi cơ bản của triết học”.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Một món quà muà Noel làm xúc động thế giới

          Câu chuyện này sưu tầm được trên mạng, nó giống như một sáng tác, và nó cũng có ý tứ giống với một số câu chuyện về lòng bác ái. Tuy nhiên, khi mà lòng trắc ẩn còn ẩn sâu trong lòng mỗi người, tinh thần bác ái trở thành cái gì rất quý hiếm thì việc chia sẻ với nhau những mẩu chuyện như thế này cũng phần nào làm ấm lên mỗi lòng ta.


Anh Lawrence DePrimo 25 tuổi chỉ là một nhân viên cảnh sát thuờng ở thành phố vĩ đại New York City, vỉ đại đến nỗi người ta đặt cho nó cái hỗn danh là Big Apple (quả táo bự.) Ai đã ghé qua thành phố này thì cũng biết nó bự đến nỗi chẵng ai thèm đếm xiả đến ai cả, cuộc sống bon chen, công việc dồn dập, mỗi người lo riêng cho cuộc sống cuả mình.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Dí bòi vào lưỡi bò !

Người dân Phi-líp-pin "dí bòi vào lưỡi bò" để phản đối hộ chiếu TQ (Ảnh trên Tn.com)

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Quan tham rất ghét chị Lành

Tác giả : Đặng Phúc Minh, Cần Thơ

 

Chị Phạm Thị Lành

            Chị Phạm Thị Lành, 29 tuổi, quê ở Hồng Ngự, Đồng Tháp nghèo đến nổi không có cục đất chọi chim. Vợ chồng chị đã lang thang nhiều nơi, rồi tụ lại ở trọ tại Bến Lức, long An để bán vé số dạo đã được 5 năm. 
Chị đã chủ động gọi điện thoại cho anh Đỗ Ngọc Tuấn, 41 tuổi hành nghề xe ba gác mướn có thâm niên 25 năm tại Long An để trao 20 tờ vé số ngày 15-11-2011 đài Bến Tre. Trong 20 tờ vé số đó có 10 tờ trúng 6 tỉ 6 (4 tờ độc đắc, 6 tờ an ủi) anh Tuấn dặn mua buổi sáng cùng ngày, chưa trả tiền, chưa biết mặt số.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Ngoại giao Việt Nam - truyền thống và hiện tại

Vũ Khoan


(Tham luận tại Hội nghị Việt Nam học lần thứ IV tại Hà nội, 25-28/11/2012)


Thưa quý vị đại biểu,

          Tôi rất phấn khởi có cơ hội được gập mặt đông đảo các nhà nghiên cứu về Việt Nam từ khắp các châu lục tới thủ đô Hà nội để tham dự Hội nghị Việt Nam học lần thứ tư, thể hiện sự quan tâm sâu sắc và mối cảm tình nồng thắm của quý vị đối với đất nước chúng tôi. Đây chẳng những là niềm vinh dự mà còn là nguồn động viên to lớn đối với Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Tướng Trần Tử Bình xử án tham nhũng nguyên Đại tá Trần Dụ Châu

(Sưu tầm)
Thiếu tướng Trần Tử Bình, khi đó đang là Phó Tổng thanh tra quân đội, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, đã được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ điều tra vụ tham nhũng của Trần Dụ Châu.
 Ngày 5/9/1950, Trần Dụ Châu đã bị tuyên án tử hình.


 
Bức thư tố cáo của nhà thơ Đoàn Phú Tứ

Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình được triệu lên gặp Bác Hồ.Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác.Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng !”.
Rồi Bác giao cho Thiếu tướng khẩn trương điều tra vụ việc. Khi đó ông là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra quân đội.

Thầy giáo văn của tôi

Tôi có cái lỗi không nhỏ là không thực hiện được ý định chuyển tới bạn bè là nhà giáo lời chúc mừng nhân ngày 20/11 vừa qua, mải những việc linh tinh mà quên cả chúc bạn bè, thật không tha thứ được. May quá, vừa rồi vô tình đọc trên báo An Ninh Hải phòng có bài của tác giả Nhật Lam viết về thầy giáo Nguyễn Vĩnh-người bạn nối khố của tôi, thấy bài viết hay quá, đúng hình và hồn cái ông bạn thầy giáo của mình, vội lấy ngay đưa vào Lều văn, như thể mượn bài của Nhật Lam mà gửi đến  bạn một lời chúc muộn. Muộn còn hơn không ! (Thăng Sắc)

Nhật Lam, 
Kính gửi thầy giáo Nguyễn Văn Vĩnh, cựu giáo viên trường THPT Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn chưa hết ngạc nhiên về sự thay đổi bất ngờ của chính bản thân mình. Tại sao từ một cô bé học giỏi Toán lại trở thành một người làm chuyên môn thuộc ngành Văn như ngày hôm nay? Tình yêu với môn Văn của tôi bắt đầu từ khi nào tôi cũng không rõ nữa. Song một điều tôi chắc chắn rằng, người nâng cánh ước mơ văn chương trong tâm hồn tôi để tôi có như ngày hôm nay chính là thầy giáo dạy Văn những năm tôi còn học cấp Ba…

Cháu về quê

 Đinh Xuân Lưu
Lần đầu cháu về thăm quê
Nhà mình vui như mở hội
Cả xóm trẻ già kéo tới
Dòm xem thằng cháu phố về.

Cháu thì như con nai con
Mắt nhìn cái gì cũng lạ
Cây vườn vẫy nghìn tay lá
Mừng vui đón cháu thăm nhà.

Người mừng nhất là bà cố
Cứ ôm riết cháu vào lòng
Tay già lóng nga lóng ngóng
Miệng cười dấu ấn thời gian.

Rồi cố lần trong tay nải
Chiếc nhẫn vàng mười chỉ hai
Cố giữ như là gia bảo
Nay trao thằng chắt xa về.

Hiên nhà cố ngồi bế chắt
Mái đầu thế kỷ bạc phơ
Mắt nhìn trăm năm sâu lắng
Lòng vui có chắt trong nhà.

Lần đấu cháu về thăm quê
Nhà mình vui như hội mở
Cháu ơi, sau này cháu nhớ
Quê cha đất tổ đi về.
        ( Trò chuyện với bé Tôm)
              Hà nội, 14/11/2012

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Thà mất chức mà dân no !

18/11/2012 09:02
Kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

 Nhà thơ Nguyễn Duy: Chuyện nhỏ về một tầm vóc lớn.

 TT(Chủ nhật 18/11/12) - Trong tham luận mở đầu hội thảo "Đồng chí Võ Văn Kiệt với cách mạng VN", ông Lê Thanh Hải - ủy viên BCT, bí thư Thành ủy TP.HCM - nhắc 1 câu hỏi của chú Sáu Dân: "Một là để dân đói, các đồng chí giữ nguyên chức vụ. Hai là dân no, các đồng chí mất chức. Chọn cái nào?"...

Hội thảo tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (23-11-1922).
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500kv Pleiku ngày 3-11-1993 - Ảnh: Nguyễn công thành

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Giai nhân và danh tướng

Tác giả : Việt Long, Đình Nguyễn sưu tầm

Phụ nữ Á Đông thời « Gia Tĩnh triều Minh » và phụ nữ Hoa Kỳ ở thế kỷ 21 có điều chi chẳng khác gì nhau ? Mối tình « danh tướng - giai nhân » của nước Mỹ mới từ năm ngoái , tưởng đã âm thầm biến vào dĩ vãng , đột nhiên nổ tung giữa công luận , chỉ vì , như cụ Nguyễn Du đã viết rõ rành rành như một lời tiên tri : « Rằng tôi chút phận đàn bà , Ghen tuông thì cũng người ta thường tình » .
Cuộc tình đã lui vào quá khứ

Cựu Tư Lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Iraq và lực lượng đồng minh tại Afghanistan , vi danh tướng đã đem chiến thắng về cho Hoa Kỳ , ổn định tình hình nơi hai chiến trường sinh tử đó , và là Giám Đốc cơ quan CIA , Đại Tướng 4 Sao David Petraeus , đã phải nhận lỗi lầm và từ chức vì dính líu vào một cuộc ngoại tình nóng bỏng tưởng đã chôn vùi theo năm tháng .

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Phở thiên biên ký sự

Ngộ Không, Thạc Dĩnh sưu tầm



Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống/
Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần.
Bác giáo lõ mắt dòm tôi với bát tái chín nạm giò vè mà tôi sắp sửa tỉ tê trên giấy trắng mực đen, bác ra ý muốn hỏi han câu mào đầu phở bò của miền Nam trên đây là của ai. Dạ, cũng xin thưa với bác rằng câu đối ấy là của Thầy Khóa Tư Trần Lam Giang, cũng là một hương sư Hán văn cùng thời với bác. Chuyện là hồi nhỏ thủ vai trà đồng, thầy khóa hóng chuyện các cụ. Nghe được thân phụ là quan đốc học tỉnh Hải Dương cám cảnh tuổi già hiu hắt lúc này của bác và tôi bây giờ nó hình thù cổ quái như thế này: “Trên thì móm mém nhai không vỡ – Dưới lại chun choăn nhét chẳng vào”.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Thưa bác Đinh La Thăng: Chúng cháu chịu thua bác rồi

Gửi bác Đinh La Thăng - Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải

Cháu là 1 sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng 1 chiếc xe máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học. Có lẽ sẽ không có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi cháu đọc được nghị định mới vào ngày hôm nay, đó là phải là chính chủ mới được phép lưu thông xe trên đường phố. Đây là 1 điều khá bất ngờ không chỉ riêng cháu, mà còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác ạ.

Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế

Đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy
SGTT – Nếu ai đã từng xem Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế, và mới đây nhất là Mạn đàm về người man di hiện đại, sẽ hiểu Trần Văn Thuỷ quay quắt như thế nào với từng số phận con người, với đời sống thực của những người cùng khổ, với những giá trị thực đang dần mất đi… Trong ánh chiều le lói, trước bàn thờ tổ tiên, anh kể về nỗi gian truân sau mỗi thước phim, nghe ly kỳ như chuyện cổ tích…
Điều gì đã ám ảnh anh khi chọn học giả Nguyễn Văn Vĩnh, chủ bút đầu tiên của báo chữ Quốc ngữ ở Bắc kỳ, một dịch giả xuất sắc, một nhà văn hóa mang nặng tinh thần dân tộc là nhân vật chính của Mạn đàm về người man di hiện đại?

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Diễn văn thắng cử của Obama (Bản đầy đủ)

Cảm ơn quý vị. Cảm ơn quý vị. Cảm ơn các bạn thật nhiều.

Đêm nay, hơn 200 năm sau khi thuộc địa cũ giành quyền định đoạt định mệnh của mình, nhiệm vụ hoàn thành một hợp quần của chúng ta tiếp tục tiến về phía trước.

Tiến về phía trước vì các bạn. Tiến về phía trước vì các bạn đã xác nhận một lần nữa tinh thần đã giúp chúng ta chiến thắng cả chiến tranh và suy thoái, tinh thần đã đưa đất nước này khỏi vực thẳm của tuyệt vọng tới đỉnh cao của niềm tin. Niềm tin rằng trong khi mỗi chúng ta sẽ theo đuổi một giấc mơ riêng, thì chúng ta vẫn là một gia đình Mỹ và chúng ta cùng đi lên hay thất bại với nhau trong tư cách một quốc gia, một dân tộc.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Thất kinh nghe đại gia 'chém gió' về rượu bổ

Trong những lần "trà dư, tửu hậu", các đại gia tự mãn cho rằng rượu ngâm xương cốt rắn, chắc và đặc biệt là làm "chuyện ấy" rất đều đặn, sung sức.

 
Hầm rượu của đại gia B. (ở khu đô thị Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) không có rượu ngoại mà toàn rượu ngâm.
Ngoài những bình thủy tinh lớn (chứa 50 lít rượu trở lên) thì trong hầm rượu này còn có cả những chum sành đựng rượu, loại chum vài trăm lít. Đang nhìn phía trước, tôi thấy con hổ mang chúa sau lưng (do kính phản chiếu lại) bành mang, lè lưỡi, tiến về phía mình, tôi hoảng hốt quay lại, hóa ra, đó là bình rượu thủy tinh ngâm rắn hổ mang chúa đang dựng đầu như còn sống thật.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Biệt thự cò mồi

Bùi Văn Bồng

Thời Pháp thuộc, cả làng tôi có cái nhà của lý trưởng được xây to nhất xã, kiến trúc kiểu Pháp, kết hợp cả hai kiểu kiến trúc Roman và Gothic, cả làng quen gọi là nhà Tây.
Một đất nước nghèo, lạc hậu, chiến tranh liên miên, cho nên, kiến trúc nhà cổ cao sang, hảo hạng ở ta không nhiều lắm. Các căn nhà cổ của địa chủ, tư sản tại Nam bộ còn lại hiện nay thì thời đó được coi là biệt thự. Họ xây để ở, cho thể hiện sự sang giàu, cho cả nhà, con-cháu gì cũng ở trong đó cả. Nhưng về giá trị đầu tư, chi phí, vật liệu, nhất là cái "chủ đích xây biệt thự  thì kém xa những ngôi biệt thự nguy nga, tráng  lệ hiện nay.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Dương Trung Quốc: Tôi tin Thủ tướng không gác chuyện tăng lương

(Đời sống) - "Nếu rà soát lại những khoản lãng phí hay không hợp lý và dừng một số công trình xây dựng chưa cần thiết thì con số 60.000 tỷ không phải là không thể kiếm được..." - Ông Dương Trung Quốc nhận định.



PV:
- Chính phủ đã báo cáo ra UBTVQH năm 2013 chưa thể cân đối đủ nguồn để bố trí 60.000 tỷ đồng tăng lương tối thiểu lên 1,3 triệu đồng từ tháng  5 năm sau, do khả năng cân đối ngân sách khó khăn. Ý kiến của ông về điều này như thế nào?
Ông Dương Trung Quốc: - Vào thời điểm này, những khó khăn mà Chính phủ nêu lên như lý do chưa thể tăng lương tối thiểu theo lộ trình là một thực tế ai cũng có thể nhận thấy trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước đang gặp quá nhiều khó khăn.

Thiếu vốn sản xuất đi cùng với tồn kho và nợ đọng thì có được một khoản tiền 60.000 tỉ đúng là... khó kiếm. 

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Ở Huế có một nghĩa địa hoạn quan

Ngô Minh

 Về, Huế, đi theo  đường lên lăng Tự Đức,  đến làng Dương Xuân , là gặp chùa “ Từ Hiếu”. Đây là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của Huế. Ngôi chùa cổ kính này do nhà sư Nhật Định xây dựng 126 năm trước. Chùa nổi tiếng vì ở đây có khu  Nghĩa địa hoạn quan còn lại duy nhất ở Việt Nam!

          Nghĩa địa hoạn quan, nghe thật lạ . Trong tập san B.A.V.H ( (Những người bạn của Cố Đô Huế) 1918, A.Laborde  kể , thời vua Thành Thái thứ 5 ( 1893) , có 3 vị hoạn quan trong triều , lo nghĩ về hoàn cảnh cay đắng , không nơi nương tựa của mình sau này, nên đã vận động triều đình cúng tiền để xây dựng chùa Từ Hiếu lớn hơn, làm nơi ẩn dật cuối đời , cũng là nơi thờ cúng cho mình .

Giải mã tình yêu của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn

 

Nếu tính từ lúc Khánh Ly tái ngộ với Trịnh Công Sơn ở Sài Gòn sau cuộc gặp định mệnh ở hộp đêm Tulipe Rouge Đà Lạt thì khoảng cách thời gian đó là 3 năm.
Nhưng nếu tính từ đêm Khánh Ly hát trên sân cỏ quán Văn trên bãi đất trống phía sau lưng của Trường đại học Văn khoa Sài Gòn cho tới khi quán Văn đóng cửa làm hai người phải chia tay nhau thì sự gắn bó giữa Khánh Ly và nhạc sĩ họ Trịnh là 10 năm.Người sinh ra để hát nhạc Trịnh

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Vũ Trọng Phụng 'sống lại' trên văn đàn

Người đời nay lại nhắc đến nhà văn họ Vũ khi mà những hiện thực nhố nhăng ông viết ra cách đây gần một thế kỷ vẫn đang tồn tại trong xã hội ngày nay.
Sáng 22/10, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Vũ Trọng Phụng - người thuộc "thế hệ đầu nguồn" của văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930 - 1945 - theo giáo sư Phong Lê, và được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc cho tới nay.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Thơ Đinh Xuân Lưu

Cám ơn Đại sứ Đinh Xuân Lưu (bút danh Hồng Mai Linh) mới gửi cho Lều văn hai bài thơ rất hay, xin giới thiệu cùng bạn bè.



            Lục bát cho em

Mẹ bận học, bố đi xa
Cháu sang ở với ông bà lẻ  năm
Lại ru, lại nấu, lại băm
Khuya dậy pha sữa, sớm hầm cháo thơ 

Hãy nghĩ điều gì khác hơn là tiền

"Tôi thich bà này lắm vì bà ấy rất thông minh,dí dỏm,chân thực ,kg ich kỷ,kg cường điệu, kg hãnh tiến,kg đòi bình đẳng nhg cg kg hề thấy mình kém đàn ông:) happy Sống bên cạnh ng như thế này chắc vui vẻ,dễ chịu,học đc nhiều...8-> day dreaming" (BagiaLan)

 Tâm sự của người phụ nữ Việt được ‘Nobel’ Thiên Văn học 2012 

 
Ngọc Lan/Người Việt
 
WESTMINSTER (NV) - “Những khám phá đó không giúp đời được tí nào hết! Nhưng mà người nào cũng vậy, luôn luôn muốn tìm hiểu nhiều hơn về những thứ mình không biết. Người nào cũng muốn biết mình từ đâu tới, quả đất này từ đâu tới, tại sao lại có mặt trời, và tất cả những gì có trên quả đất này.”

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Thư Nguyễn Khoa Điềm về "Ma chiến hữu" của Mạc Ngôn.

Blog Nguyễn Trọng Tạo


Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (trái) và NTT, 2005
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (trái) và NTT, 2005
 
NTT: Một số trí thức Trung Quốc nói Mặc Ngôn “đứng về phía chính quyền”, và tiểu thuyết “Ma chiến hữu” của ông ta đã chứng minh điều đó, khi coi chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 là VN xâm lược (!). Điều này cũng khiến nhiều người Việt không mấy hài lòng khi Mạc Ngôn được trao giải Nobel. Các tin tức đưa về giải Nobel này cũng không thấy nêu rõ tên tác phẩm nào của Mạc Ngôn được giải. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có gửi cho tôi một bức thư bày tỏ nỗi băn khoăn của ông về câu chuyện này. Xin giới thiệu cùng bạn.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Nguồn gốc các cử chỉ bằng tay.

1. Bắt tay

Bắt tay là ngôn ngữ cử chỉ có từ lâu đời và mang tính biểu tượng khi chào gặp mặt. Một cái bắt tay coi như cử chỉ chào hỏi hay thống nhất giao ước đã được sử dụng phổ biến ít nhất là từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Trong lịch sử có quan niệm cho rằng, điều đó thể hiện sự thiện chí và tình bằng hữu bởi trong tay không có vũ khí, còn trong thể thao thì đó là biểu tượng của sự công bằng và tôn trọng đối thủ.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Hé lộ tác giả bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn”

Nhiều người tưởng bài thơ trên là thơ… dân gian, khuyết danh. Kỳ thực, tác giả của bài thơ nổi tiếng này là nhạc sĩ, nhà giáo Hà Giang.
 
Bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:

“Không đi, không biết Đồ Sơn,

Đi thì mới thấy không hơn...  đồ nhà!

Đồ nhà tuy có hơi già,

Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Học sinh viết "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây cô giáo Văn cho 8 điểm

Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8. 

Chia sẻ với VnExpress, một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món "canh gà Thọ Xương". Anh hoảng hốt hỏi "ai nói với con có món này?", thì được trả lời là "cô giáo dạy Văn".

Giả dối: khuyết tật của nền giáo dục

TT - Tham gia diễn đàn Nói không với giả dối, Tuổi Trẻ phỏng vấn GS Hoàng Tụy và nhà thơ Võ Quê.
Bàn về căn bệnh giả dối trong giáo dục - đào tạo, GS Hoàng Tụy nói:
GS Hoàng Tụy - Ảnh: VIỆT DŨNG

- Kể tên những thứ giả dối trong giáo dục thì rất nhiều. Thầy giáo đổi tình, đổi tiền lấy điểm, tiếp tay cho việc chạy trường, chạy lớp, chạy bằng giả, chạy chức vụ, học hàm, học vị. Học sinh, sinh viên học hành đối phó, gian lận, đạo luận án, đạo nghiên cứu khoa học. Nhà quản lý lập dự án gian dối để kiếm tiền, báo cáo thành tích không trung thực để xếp hạng cao trong thi đua, gian lận trong sử dụng tài chính. Cả xã hội có vô số học sinh giỏi, toàn người học đại học, nhiều tiến sĩ, thạc sĩ nhưng một bộ phận lớn trong đó trình độ lại thấp kém, không đáp ứng được yêu cầu nhân lực. Những thứ giả dối này là biểu hiện cụ thể của sự khuyết tật trong hệ thống giáo dục.

Trả lại chân giá trị cho giáo dục

Tô Văn Trường
Một trong các chủ đề  tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XI của Đảng là  thảo luận về giáo dục đào tạo.  Nhiều người quan tâm đến giáo dục đại học và việc có bằng cấp khi ra trường để đi làm việc nhưng lại quên đi , cái gốc của giáo dục lại hình thành từ những bậc học thấp nhất (mầm non, phổ thông). Sau việc sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trước đây thì dường như xu hướng nhấn mạnh hơn đến giáo dục bậc Đại học hơn là bậc học phổ thông càng rõ nét.

Hãy để chồng được làm… đàn ông!

Gia đình và xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu phụ nữ là phụ nữ, đàn ông là đàn ông. Vì mỗi giới có đặc điểm riêng của họ. Nhưng tiếc rằng trong thực tế, không hiếm trường hợp có những đàn ông không được làm đàn ông. Vậy họ là gì?
 
Thực ra, người đàn ông có phải là đàn ông không, chẳng phải do anh ta tự nhận mà do người vợ nhìn anh ta như thế nào. Nếu vợ coi chồng là người đàn ông đích thực thì anh ta là đàn ông. Trái lại nếu coi chồng là đàn bà thì anh ta là đàn bà. Thậm chí coi là trẻ con thì anh ta là trẻ con.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

ĐÀ NẴNG và Nguyễn Bá Thanh

Khiếu Quang Bảo
Cầu trên sông Hàn
Rồi tôi cũng thu xếp công việc về lại Đà Nẵng thêm một lần vào dịp Quốc khánh vừa rồi sau nhiều năm xa. Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố trách tôi lười đi.
Trong bữa ăn tối khoản đãi, ông Thái Thanh Hùng cho biết đôi điều về Đà Nẵng với toát yếu như sau: Đà Nẵng quy hoạch đã và đang xây dựng thành phố thành Trung tâm kinh tế, một trong những Trung tâm văn hóa, giáo dục và công nghệ miền Trung và Tây Nguyên. Đà Nẵng đã sớm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, biết chọn lọc sử dụng và đào tạo thế hệ trẻ và nhân tài. Biết dân vận để lập lại trật tự kỷ cương trước nhất là bài chống nhũng nhiễu. “Cán bộ phải là công bộc của dân”, “tìm và diệt” tiêu cực.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Những kẻ giăng bẫy “hút máu” khách chơi

Ngoài lực lượng chủ sòng, casino còn có một loại người "hút máu" khách chơi bài. Đó là các "chủ sổ". Casino nào cũng có ít nhất 5 chủ sổ. Lúc cụm casino mới thành lập, các chủ sổ không dám hoạt động công khai trong sòng bài. Chủ sổ nào bị "áo đen" bắt gặp là bị dính đòn. Nhưng kể từ năm 2002, sòng bài mới mọc lên san sát dọc biên giới khiến các trùm sòng nhận ra, chủ sổ là lực lượng ký sinh có lợi cho sòng. Thế là một số chủ sổ được trùm sòng mời hợp tác theo phương châm, đôi bên cùng có lợi. Tất nhiên, phần trùm sòng lợi nhiều hơn.

Bóc trần bộ mặt “nghiệp đoàn mại dâm” lớn nhất Hà thành (P1)

(GDVN) - “Ngã ba sung sướng” là tên các “dân chơi” thường gọi đoạn phố cắt các đường Nguyễn Chí Thanh, Láng, Láng Hạ (Hà Nội). Trong bán kính chưa đầy 2km nhưng ở đây có tới cả trăm cô gái hoạt động mại dâm. Gần 1 tháng lăn lộn trong vai một nhân viên chuyên chở gái mại dâm tới các quán karaoke “tay vịn” tại đây, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã “mục sở thị” những phương thức hoạt động kì dị của "nghiệp đoàn mại dâm" lớn nhất Hà thành này.

Không giống như Quất Lâm - Nam Định, Đồ Sơn - Hải Phòng, Cố Thổ - Xuân Mai, khu vực đường Láng -  Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) là “trung tâm ăn chơi nhảy múa” của các dân chơi Hà thành. Với hàng loạt nhà nghỉ, quán karaoke cao cấp, “ngã ba sung sướng” này đã trở thành nơi kinh doanh “xác thịt”, mang lại nguồn thu nhập khổng lồ cho cả “ông trùm”  lẫn đám “ đệ tử ” ăn theo.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Thời của… “chui”!

(Thanh tra) - Thịt bẩn tuồn vào thành phố, một tờ báo vừa chạy tít lớn như vậy. Tuy nhiên không đọc tiếp thì cũng biết nội dung, nghĩa là người tiêu dùng phải chọn, vừa ăn vừa lo, hoặc ăn chay!
Nhà nào cũng có hàng rào, lĩnh vực nào cũng có hành lang rõ ràng. Nhưng bọn gian tế thì luôn chọn cách “chui”. Từ đầu tháng 9/2012 đến nay, riêng ở chợ gia cầm Hà Vỹ, Hà Nội, theo ghi nhận mỗi ngày bình quân có 3 - 4 ô tô tải cỡ 20 tấn chở gà thải loại nhập lậu vào chợ này. Chuyện “chui” cũng tái xuất ở Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Tuyên Quang và Thái Bình, Đồng Nai và nhiều tỉnh khác.. Người ngăn “chui” là cơ quan thú y đang lo ngại nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm những tháng cuối năm là rất cao và đang loay hoay tìm… vacxin chống H5N1, tức là đi trước đón đầu! Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các đơn vị rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhằm nâng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu gia cầm, bảo vệ chăn nuôi trong nước. Tức là hàng rào còn xập xệ quá dễ chui, cần một thời gian dài để gia cố trong khi đó gian tế vẫn đang tiếp tục!

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân"

Tương Lai
Nhân kỷ niệm 575 năm ngày mất Nguyễn Trãi

Chưa lúc nào tư tưởng và nhân cách của Nguyễn Trãi lại có ý nghĩa thời sự như lúc này. Kỷ niệm 570 năm ngày " ngôi sao Khuê "[ Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo] bị chìm vào bóng tối của bầu trời u ám buổi đau thương ấy là một dịp để làm sống động lại một bi kịch lịch sử nhằm khặc họa rõ nét hơn tư tưởng vĩ đại và nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi và hệ lụy thảm khốc của chính tư tưởng và nhân cách ấy, "bui một tấc lòng ưu ái cũ, đêm ngày cuồn cuộn nước chầu đông"*!

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Giáo sư Đặng Hữu: Với dân, không gì che giấu được

(Tuổi trẻ) - GS Đặng Hữu - nguyên trưởng Ban Khoa giáo trung ương, nguyên bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ và môi trường - khẳng định: "Giả dối trong khoa học chỉ là một phần rất nhỏ và nó là hệ quả của một xã hội mà giả dối đã thành nếp".

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Người Việt đã 'đứt dây thần kinh xấu hổ'


Blog Nguyễn Vĩnh
 




Những lời bàn về tính cách người Việt đã có khá nhiều. Đương nhiên có niềm tự hào là một dân tộc giàu lòng yêu nước và tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm. Đó chính là nét đặc trưng được ghi dấu vàng trong lịch sử dựng nước và giữ nước... Nhưng khách quan công bằng mà nói, tính cách Việt cũng lắm chuyện đáng bàn. Nhất là vài chục năm lại đây có vô khối sự việc sự kiện khiến dân tình suy tư và lo lắng...

Bốn câu chuyện "ngược đời" của giáo dục Mỹ

Ở Mỹ, chương trình học của các trường phổ thông không chỉ khác nhau tuỳ theo các bang mà còn khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng quận, thậm chí tuỳ theo từng trường. Rất nhiều người không biết rằng rất nhiều học sinh Mỹ không hề biết gì về thuyết Darwin.

Những con số gây choáng về người Việt

So với thế giới, người Việt Nam cũng có những “thành tích” khiến người người ngỡ ngàng…
 
Người Việt uống bia nhiều nhất Đông Nam Á

Theo thống kê của Euromonitor International, người Việt Nam uống bia nhiều nhất Đông Nam Á, khoảng 2,6 tỷ lít bia trong năm 2011, vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Ngược lại, Myanmar là quốc gia tiêu thụ bia ít nhất trong khu vực là Myanmar, chỉ 30,4 triệu lít. 

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Làng ăn… thịt sống

(Đất Việt) Bữa cỗ giỗ tổ của ông Cử làng Hống tên mới của làng là Vị Thủy (Thái Dương, Thái Thụy, Thái Bình) có mấy vị khách Hà Nội. Cúng xong, mâm dọn ra mời khách. Mấy đứa bạn con ông Cử vốn dân thành thị nhìn mâm cơm mà muốn té ngửa: Tất cả các món đều là thịt sống, chưa món nào qua lửa kể cả món xương!
 
Ông Cử thấy khách phát hoảng thì trấn an: Các cậu cứ ăn vô tư không có sao mà rất ngon miệng! Ở làng Hống này các đám quan trọng như ma chay, cưới, giỗ hay cả mừng tân gia…đều không thể thiếu món thịt lợn sống.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Mắng dân và... cười ngạo nghễ!

Kỳ Duyên (Vnn)
Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, giễu cợt.
Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!
Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Tản mạn tháng 9 năm 2012

Tô Văn Trường
Phê phán sâu sắc là thuộc tính cơ bản của việc bảo vệ tính khoa học chân chính. Đối với bất cứ hệ thống vận động nào không dựa vào quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội đều trả giá đắt.
Trên mạng đang loạn các thông tin là những điều lâu nay dư luận vẫn tranh luận. Có những thông tin có thể kiểm chứng, một số thì chưa nhưng phần lớn các băn khoăn là có thật và ai cũng thấy là có căn cứ. Tình hình hiện nay đang như một  bài toán chưa có lời giải. Nhìn vào các ngóc ngách nào của bức tranh kinh tế xã hội hiện nay, những người có tâm với cuộc sống, con người và đất nước đều cảm thấy rất ưu tư, lo lắng.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Lạm bàn về Giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

Tô Văn Trường
"Chỉ có những kẻ đã mất chất cộng sản, phản bội các nguyên tắc điều lệ Đảng, đi ngược lại lý tưởng, gây thù chuốc oán cho dân, bị dân khinh thường mới sợ phải đối thoại với nhân dân. Chỉ có dựa vào dân mới phát hiện, giải quyết nhanh chóng những mặt còn tồn tại, những yếu kém, thực sự khắc phục những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về chỉnh đốn, tăng cường sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng, thiết thực đưa Nghị quyết đúng đắn và hợp lòng dân vào cuộc sống".

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Sao đến mức này, thưa Quốc hội!?

(Dân trí) -"Dân không bao giờ muốn bỏ tiền nhà đi đút lót, vì các ông đòi ăn nên dân mới phải đút… Không nên nhận định người dân tiếp tay cho tham nhũng, sẵn sàng bôi trơn. Chỉ vì các ông tham nhũng buộc người dân đưa hối lộ thì người dân mới đưa cho ông".

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Philipp Rösler: “Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi”

Roland Nelles và Severin Weiland
Phan Ba dịch
Là một đứa trẻ bị bỏ rơi và được đặt nằm trước một trại mồ côi, bây giờ Philipp Rösler viếng thăm lần đầu tiên như là bộ trưởng đất nước mà ông ấy đã sinh ra ở đấy. Trong phỏng vấn, ông Phó Thủ tướng và lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ Đức nói về quá khứ của ông ấy, về việc đi tìm cội nguồn của mình và về liên hệ của ông ấy với đất nước châu Á đó.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Tổng thống A.Lincoln: Xin thầy hãy dạy con tôi...

Hôm nay là ngày 10/9/12, vừa đúng 5 hôm sau ngày khai giảng năm học mới. Các em các cháu học sinh từ mầm non mẫu giáo cho đến sinh viên, nghiên cứu sinh, thạc sĩ tiến sĩ đốc tờ...cùng các thầy cô giáo chắc chắn đã có thời gian đọc và quán triệt các lời dặn dò huấn thị của các vị lãnh đạo. Thế là tốt rồi, năm nào cũng thế, cứ nghe đấy mà học thì sẽ thành người. Nhưng đấy là của nội, đồ nội. Đã đành người Việt thì dùng hàng Việt nhưng đôi lúc cũng nên nhìn qua đồ ngoại chút xíu. Cũng là tốt, thời buổi hội nhập học hỏi lẫn nhau mà. Bởi vậy Lều văn xin giới thiệu lại một bài viết đã cũ rích, được cho là của A.Lincoln gửi cho thày hiệu trưởng nơi con ông theo học. Để đọc chơi thôi, mình đã có đủ mọi thứ từ hôm 5/9 rồi.(TS)


Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.
Được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là ở nước Mỹ, nhưng bức thư vẫn giữ nguyên tính “thời sự” và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta.
Kính gửi thầy…

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Chùm thơ tình của Đinh Xuân Lưu

Dưới bút danh Hồng Mai Linh, Đại sứ Đinh Xuân Lưu còn là một nhà thơ trữ tình, điều này đúng như cụ Kinh Nghị nói, anh em trong ngành ngoại giao còn ít biết. Hôm nay Lều văn xin giới thiệu một chùm thơ tình của Đại sứ Đinh Xuân Lưu.


Đợi

Đợi em một nụ hôn thôi
Mà sao em nỡ từ tôi phũ phàng
Em đâu vướng gánh ngưu lang
Buộc tôi ngậm ngọt bồ hòn làm khuây…
Dù ai chê dại chê ngây,
Thì tôi vẫn đợi một ngày có em.

Tiến sỹ Frank Werkmeister, người viết luận văn tiến sĩ về phong trào đoàn kết với Việt Nam ở Tây Đức


Trần Ngọc Quyên,
Nguyên Tham tán công sứ Đại sứ quán VN tại CHLB Đức

TS Frank Werkmeister sinh ngày 24.3.1941.
Ông là một trong những người sáng lập ra Hội Hữu nghị giữa nhân dân CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam, gọi tắt là Hội Hữu nghị với Việt Nam
(FG) năm 1976, khi Việt Nam vừa thống nhất đất nước và trực tiếp làm Tổng thư ký của Hội trong khoảng 15 năm. Đến năm 1990, sau khi thống nhất nước Đức, ông là người tham gia chuẩn bị và là thành viên sáng lập của Hội Đức - Việt (DVG) năm 1990, liên tục là Phó Chủ tịch thường trực của Hội này từ đầu đến cuối năm 2002, do sức khỏe suy giảm nhiều ông không thể tiếp tục đảm nhiệm cương vị này, nhưng tấm lòng và tình cảm của ông với Việt Nam vẫn sâu nặng.

Quan hệ ngoại giao nhân dân Việt Nam – Braxin: Ngày càng đơm hoa kết trái

Nguyễn Thạc Dĩnh, Nguyên Đại sứ Việt nam tại Brasin.    
Lễ ra mắt và Đại hội lần thứ I của Hội hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Braxin.
Vào những ngày đầu của tháng 9 năm nay, nhân dân Việt Nam và Braxin tưng bừng kỷ niệm ngày lễ quốc khánh của mình. Cùng với sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Viêt Nam và Braxin trong khuôn khổ đối tác toàn diện cùng có lợi, quan hệ ngoại giao nhân dân giữa hai nước trong năm qua tiếp tục phát triển và ngày càng đơm hoa kết trái.

Ông Bồng, chiến sĩ & nhà ngoại giao

 Blog Nguyễn Vĩnh
Ông Bồng, chiến sĩ & nhà ngoại giao
Đại sứ Vũ Hắc Bồng đến chào Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng trước khi lên đường nhận nhiệm vụ tại Guinea (cuối năm 1969). Ảnh từ Album của gia đình Đại sứ
Ông Vũ Hắc Bồng tên thật là Đậu Đình Phức, sinh năm 1927 (Đinh Mão), tại Nghệ An. Ông Bồng bắt đầu công việc ngoại giao ngay từ năm 1954 khi được trưng dụng vào Phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ban thi hành Hiệp định Geneva tại Phụng Hiệp, Cần Thơ.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Mừng thọ nhà văn hóa Nguyên Ngọc 80 năm không "chệch hướng".

Tô Văn Trường
 
 
 
 
Nhà văn,  nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng  Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, Nguyên Ngọc đi bộ đội chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Lợi ích quốc gia, dân tộc là bất biến

TP - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, hơn lúc nào hết chúng ta cần tỉnh táo, kiên định phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, cái bất biến là lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói, với các tranh chấp, phải dựa vào luật pháp quốc tế để đối thoại
Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói, với các tranh chấp, phải dựa vào luật pháp quốc tế để đối thoại.
“Thuận lợi và khó khăn, thách thức luôn luôn là 2 mặt đối lập nhưng không bao giờ tách rời nhau của bất kỳ một quá trình phát triển nào, như một cái cây có đất tốt sẽ phát triển, nhưng lá non quả ngọt của nó sẽ là miếng mồi hấp dẫn cho sâu bọ và chim thú”- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ cùng Tiền Phong
Khi nói về tình hình hiện nay, ông cho rằng, hơn lúc nào hết chúng ta cần tỉnh táo, thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và kiên định phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến là lợi ích quốc gia, dân tộc - trong đó độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là bộ phận cốt yếu…

"Ngược dòng thời gian" : tự truyện của ông Trần Quang Cơ


 5 NĂM TRONG ĐOÀN ĐÀM PHÁN VỚI MỸ
 Ở PARI
(5/1968 -1/1973 )

Ngày 7 tháng 5 năm 1968, tôi từ biệt gia đình lên đường sang Pháp.
Ngày nay thật khó tin rằng lại có một đoàn cán bộ ngoại giao đi công tác nước ngoài lại ra sân bay bằng xe tải. Nhưng đúng là như vậy! Sáng hôm ấy, hơn hai chục người chúng tôi leo lên chiếc xe tải không mui để ra sân ban Gia Lâm. Xe phải đi qua sông Hồng bằng cầu phao vì chiếc cầu duy nhất qua sông Hồng là cầu Long Biên vừa bị bom Mỹ đánh gẫy một nhịp. Đến sân bay Gia Lâm, cả đoàn hợp lại vừa đúng 37 người, kể cả trưởng đoàn, Bộ trưởng Xuân Thuỷ, lẫn cấp dưỡng. Vì thế bí hiệu đầu tiên của đoàn đàm phán Pa-ri là "đoàn ba-bẩy".

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

"Ngược dòng thời gian" : tự truyện của ông Trần Quang Cơ


Tôi vừa được ông Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao tặng cho cuốn “Ngược dòng thời gian” là cuốn tự truyện của ông. Bìa sách đẹp giản dị, có in ảnh của ông chắc là đang phát biểu ở diễn đàn Liên hợp quốc. Sách đẹp nhưng in ít, chỉ đủ để tặng cho con cháu trong nhà và bạn bè thân quen. Ông bảo : Tập tự truyện này viết ra coi như để ghi lại cuộc đời ông, những mẩu chuyện trong đó toàn là sự thật, cũng như các suy nghĩ và tình cảm trong sách cho đến nay ông vẫn  suy nghĩ như vậy.
Tôi đã cùng tác giả lội “Ngược dòng thời gian” để trở về miền kỷ niệm, đã bắt gặp một Trần Quang Cơ thời thơ dại, cậu bé Trần Quang Cơ sớm mồ côi cha mẹ nhưng được sống đùm bọc trong tình yêu thương chăm bẵm của các anh, các chị; một Trần Quan Cơ thời niên thiếu, nghịch ngợm nhưng thông minh, hay quan sát, suy ngẫm và lý giải; một Trần Quang Cơ thanh niên lăn lộn với những chuyển biến của thời cuộc để cuối cùng đã gặp gỡ cách mạng tháng Tám và sớm “nhập cuộc” với bầu máu nóng của trái tim tuổi 20, một Trần Quang Cơ yêu đương với chiếc khăn của vợ tặng có thêu ghép hai chữ C V(Cơ Vượng)  thành hình trái tim. Và cuối cùng là một Trần Quang Cơ-nhà ngoại giao, với những người làm việc cùng thời với ông thì đấy là một Trần Quang Cơ thủ trưởng-đồng nghiệp-anh em hòa lẫn với nhau làm một, cùng với một đời “chinh chiến” đối ngoại tạo nên một khuôn mặt không thể phai mờ của ngành ngoại giao Việt Nam.
Hình như để lý giải phần nào cái lý do, cái lẽ ông viết cuốn tự thuật, trong lời mở đầu ông viết :”Người già thường hay sống với quá khứ, nghĩ về quá khứ”. Tôi nghĩ, trong lý luận văn chương thì cái “sống với quá khứ, nghĩ về quá khứ” của người già chính là cái trở về nguồn, trở về nguồn theo nghĩa nhân văn. Đấy là cái cách sống của người già để “đi tìm lại thời đã qua” ( A la recherche du temps perdu), và trong cái cuộc tìm kiếm lại chính mình này, người ta mong tìm thấy và có thể tìm thấy những viên kim cương lấp lánh của trí tuệ, nói quá lên một chút thì  những viên kim cương này chính là những xá lỵ tinh thần đã được gạn lọc tinh kết của cả một đời từng sống. Cho dù là lối viết có văn chương hay đơn giản thì cũng vẫn lồ lộ lên những trải nghiệm, lồ lộ những sự việc mà cuối cùng chỉ còn trần trụi là sự thật (transparence). Ông viết “Vì quá khứ dù đã theo dòng chảy của thời gian đã qua đi rồi nhưng đó là sự thật. Sự thật sống động, với những hình ảnh cụ thể, khác với tương lai”. Đấy chính là cái giá trị của Tự truyện ông muốn để lại cho đời.
Đúng như ông nói, người già thì hay nghĩ về quá khứ. Từ khi tôi về hưu, mỗi khi đi ngang qua Bộ Ngoại giao, tôi cứ thấy có một tình cảm bâng khuâng, cứ nghĩ như là mình có thể gặp đâu đó trước cổng Bộ những anh em đồng nghiệp một thời. Khi tôi đọc Ngược dòng thời gian thì tôi cũng có cái tình cảm ấy, đọc cuốn sách mà như mình đứng trước cổng Bộ là nơi gắn bó cả đời làm việc của mình. Quả thật là ẩn hiện  trong những dòng chữ, những con số về ngày tháng, tôi đều có thể gặp một cái tên quen thuộc, một  sự kiện quan trọng có ảnh hưởng tới những bước ngoặt của đất nước mà còn ít được nói đến, và, ở một góc một phần nào đấy của từng sự việc sự kiện thì đều có thể thấy được dáng dấp của một thời mình từng sống. Có thể chính là điều đó đã đem đến cho tôi tình cảm xúc động thật sự khi đọc Ngược dòng thời gian.

Tôi cứ tự hỏi làm sao ông có thể hoàn thành được cuốn sách trong điều kiện sức khỏe của ông “đã già lại bệnh tật” ! Làm sao ông có thể vượt lên trên tuổi tác và ốm đau để viết ra những trang đau đáu sự đời và nồng nàn một tình yêu thương gia đình và bạn hữu đồng nghiệp như vậy ! Câu trả lời chỉ có thể là sự dâng hiến, con tằm đang cố gắng nhả hết tơ. Cho đời là những suy ngẫm và tâm sự thời cuộc. Cho các thế hệ hậu duệ của Bộ Ngoại giao là những tình cảm nghề nghiệp nồng nàn và những bài học nghiệp vụ quý giá. Và ông làm được việc đó cũng còn nhờ ở người “chống lưng” cho ông (chống lưng là nói theo cách nói bây giờ) mà trong suốt cuốn sách ông chỉ viết vỏn vẹn bằng độc một từ : Vượng. Một từ nhưng mà đủ hết cả. Ông viết trong lời kết : “Nhất là nhờ có sự thông cảm và chăm sóc tận tình của vợ tôi, vì thế tôi mới hoàn thành được tập tự truyện này”.
          Tôi đã xin phép ông được giới thiệu cuốn sách. Ông bảo sách đã tặng cho tôi thì tùy tôi sử dụng. Được lời ấy, tôi xin giới thiệu với bạn bè Lều văn, nhất là các bạn sinh viên trẻ trong Học viện Ngoại giao, hai chương là “VÀO NGÀNH NGOẠI GIAO” và “5 NĂM TRONG ĐOÀN ĐÀM PHÁN VỚI MỸ TẠI PARIS”.
                                                              Thăng Sắc

              VÀO NGÀNH NGOẠI GIAO (1954-1997).

          Tháng 10 năm 1954, tôi trút bộ quân phục - bộ đại cán 4 túi – sau  khi nằm chờ duyệt quy chế chuyển ngành tại Tạm trú xá của quân đội đặt ở Tu viện Liễu Giai (nay thành một khách sạn tại phố Đội Cấn, Hà Nội) hơn tuần lễ.