Câu chuyện này sưu tầm được trên mạng, nó giống như một sáng tác, và nó cũng có ý tứ giống với một số câu chuyện về lòng bác ái. Tuy nhiên, khi mà lòng trắc ẩn còn ẩn sâu trong lòng mỗi người, tinh thần bác ái trở thành cái gì rất quý hiếm thì việc chia sẻ với nhau những mẩu chuyện như thế này cũng phần nào làm ấm lên mỗi lòng ta.
Anh
Lawrence DePrimo 25 tuổi chỉ là một nhân viên cảnh sát thuờng ở thành
phố vĩ đại New York City, vỉ đại đến nỗi người ta đặt cho nó cái hỗn
danh là Big Apple (quả táo bự.) Ai đã ghé qua thành phố này thì cũng
biết nó bự đến nỗi chẵng ai thèm đếm xiả đến ai cả, cuộc sống bon chen,
công việc dồn dập, mỗi người lo riêng cho cuộc sống cuả mình.
Do
đó một hành động
bác ái đột xuất cuả anh DePrimo đáng lẽ sẽ chẳng ai biết tới. Anh cũng
nghĩ như vậy và rất dỗi ngạc nhiên khi có người đề cập đến nó. "I had no
idea it was going to be such a big deal" ("Tôi đâu thể ngờ được nó to
tát đến thế") anh cho biết như vậy.
Số là hai
tuần trước khi anh đi tuần ở khu Time Square trong một đêm giá lạnh,
anh phải đi 2 đôi vớ mà vẫn thấy buốt, anh nhìn thấy một người đàn ông
vô gia cư không có giầy. Anh tả lại "Đôi chân cuả ông ta bị sưng lên
bằng cả cái bàn tay tôi như thế này. Tôi động lòng trắc ẩn. Chẳng nghĩ
gì sâu sa cả. Tôi dừng lại và hỏi nếu ông ta có muốn một đôi vớ cho ấm
không?"
Người đàn
ông bất hạnh trả lời không. Cảm ơn lòng tốt cuả anh và thêm vào "May God bless you" (Xin Chuá ban phước lành cho ông)
Thật
là bất ngờ, anh DePrimo nói tiếp "Này đây một người nghèo mạt đến nỗi
một đôi vớ cũng không có, thế mà lại có một tấm lòng vỉ đại để mà xin
Chuá ban phước lành cho tôi. Thật là một sự...vô cùng tận..tuyệt vời"
Anh DePrimo sau đó chạy tới tiêm bán giầy Sketchers
để mua một đôi giầy ủng, không biết số giầy là bao nhiêu cho nên anh
lại phải chạy ra chỗ người vô gia cư một lần nữa. Sự việc không lọt qua
mắt cuả ông quản lý tiệm giầy Jose Cano và ông ta đã giúp giảm giá đôi
giầy để anh
DePrimo chỉ phải trả như là giá cuả một nhân viên cuả tiệm. (Xin xem
ghi chú *)
"Bạn biết không, chúng tôi hiểu rằng ông cảnh sát này
đang vội giúp người khác, và ông ta không có nhiều thời giờ. Cho nên tự
nhiên chúng tôi phải cố giúp đỡ làm sao cho mọi việc được xuông xẻ thêm
lên" Ông Cano nói.
Anh DePrimo đã không
hỏi tên cuả người đàn ông khốn khổ là gì, nhưng anh không thể quên giây
phút kỳ diệu khi trao quà, anh tâm sự " Ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi và
cười toe toét, cái cười kéo dài từ tai này qua đến tai nọ. Và một lần
nữa ông ta xin Chuá ban phuớc lành cho tôi và cầu chúc cho tôi được an
toàn. Tôi thực tình không thể tin vào tai mình được. Các ông thấy không,
chỉ là một món quà nhỏ bé thôi, thế mà ông ta lại
cảm tạ nồng nhiệt đến như thế".
Anh
DePrimo cất giữ tấm biên lai cuả đôi giầy vào tuí áo chống đạn cuả anh
để nhắc nhở cho anh đến những người bạc phận. Sau đó anh vội vã tiếp tục
cuộc đi tuần cuả mình.
Nhưng hành đông
cuả anh DePrimo không khỏi lọt vào ống kính cuả một du khách từ xa đến.
Bà Jennifer Foster, ở thành phố Florence, tiểu bang Arizona đang đi chơi NYC và bà đã lấy máy điện thoại cuả mình để chụp cảnh người cảnh sát và người vô gia cư.
Bà đã gửi tấm hình và viết thư cho văn phòng cảnh sát NYPD rằng bà cũng đã nhìn thấy người đàn ông xấu xố không có giầy ấy:
"Ngay
khi tôi định đi tới ông ta, thì một nhân viên cảnh sát cuả quí sở đã
xuất hiện. Anh ta nói: 'Tôi đã có giầy đúng số 12 cho ông đây, đôi giầy
này là giầy cho mọi thời tiết. Nào mình thử xem nào.' Và anh ta đã cúi
xuống đất và giúp người đàn ông đi vớ và giầy vào. Anh cảnh sát ấy không
kỳ vọng một điều gì từ người đàn ông cả và anh cũng không hề biết là
tôi đang chứng kiến. Tôi đã làm việc trong ngành công lực từ 17 năm qua.
Tôi chưa bao giờ xúc động đến như thế. Tôi không biết tên của anh cảnh
sát. Nhưng quan trọng hơn, theo tôi nghĩ, là tất cả chúng ta cần được
nhắc nhở về những lý do thực sự của ngành công lực. Cho nên việc làm của
người cảnh sát này là một vinh dự cho nghề nghiệp của chúng ta và đồng
thời
cũng nhắc nhở cho tôi cũng như cho tất cả những nhân viên công lực ở
Arizona mà tôi đã chia sẻ câu chuyện rằng lòng tốt của con người vẫn
không bị mất."
Văn phòng Cảnh Sát NYPD đã đăng tấm hình và bức thư cuả bà Foster lên trang nhà trong Facebook.
Cho
đến thứ Ba vừa qua, số shares (gửi cho nhau) cuả bài viết Facebook đã
lên tới 77 ngàn, số người đánh dấu là 'thích' lên đến 322 ngàn và số
người viết bình luận thêm vào là 20 ngàn. Những lời khen ngợi đến từ
khắp nơi trên thế giới, kể cả những nơi xa xôi như Úc Châu và Malaysia.
Ghi chú * theo tin mới nhất thì đôi giầy trị giá $100. Quả là một món quà to lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét