Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Mắng dân và... cười ngạo nghễ!

Kỳ Duyên (Vnn)
Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, giễu cợt.
Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!
Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Tản mạn tháng 9 năm 2012

Tô Văn Trường
Phê phán sâu sắc là thuộc tính cơ bản của việc bảo vệ tính khoa học chân chính. Đối với bất cứ hệ thống vận động nào không dựa vào quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội đều trả giá đắt.
Trên mạng đang loạn các thông tin là những điều lâu nay dư luận vẫn tranh luận. Có những thông tin có thể kiểm chứng, một số thì chưa nhưng phần lớn các băn khoăn là có thật và ai cũng thấy là có căn cứ. Tình hình hiện nay đang như một  bài toán chưa có lời giải. Nhìn vào các ngóc ngách nào của bức tranh kinh tế xã hội hiện nay, những người có tâm với cuộc sống, con người và đất nước đều cảm thấy rất ưu tư, lo lắng.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Lạm bàn về Giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 4

Tô Văn Trường
"Chỉ có những kẻ đã mất chất cộng sản, phản bội các nguyên tắc điều lệ Đảng, đi ngược lại lý tưởng, gây thù chuốc oán cho dân, bị dân khinh thường mới sợ phải đối thoại với nhân dân. Chỉ có dựa vào dân mới phát hiện, giải quyết nhanh chóng những mặt còn tồn tại, những yếu kém, thực sự khắc phục những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về chỉnh đốn, tăng cường sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng, thiết thực đưa Nghị quyết đúng đắn và hợp lòng dân vào cuộc sống".

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Sao đến mức này, thưa Quốc hội!?

(Dân trí) -"Dân không bao giờ muốn bỏ tiền nhà đi đút lót, vì các ông đòi ăn nên dân mới phải đút… Không nên nhận định người dân tiếp tay cho tham nhũng, sẵn sàng bôi trơn. Chỉ vì các ông tham nhũng buộc người dân đưa hối lộ thì người dân mới đưa cho ông".

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Philipp Rösler: “Việt Nam là một phần của cuộc đời tôi”

Roland Nelles và Severin Weiland
Phan Ba dịch
Là một đứa trẻ bị bỏ rơi và được đặt nằm trước một trại mồ côi, bây giờ Philipp Rösler viếng thăm lần đầu tiên như là bộ trưởng đất nước mà ông ấy đã sinh ra ở đấy. Trong phỏng vấn, ông Phó Thủ tướng và lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ Đức nói về quá khứ của ông ấy, về việc đi tìm cội nguồn của mình và về liên hệ của ông ấy với đất nước châu Á đó.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Tổng thống A.Lincoln: Xin thầy hãy dạy con tôi...

Hôm nay là ngày 10/9/12, vừa đúng 5 hôm sau ngày khai giảng năm học mới. Các em các cháu học sinh từ mầm non mẫu giáo cho đến sinh viên, nghiên cứu sinh, thạc sĩ tiến sĩ đốc tờ...cùng các thầy cô giáo chắc chắn đã có thời gian đọc và quán triệt các lời dặn dò huấn thị của các vị lãnh đạo. Thế là tốt rồi, năm nào cũng thế, cứ nghe đấy mà học thì sẽ thành người. Nhưng đấy là của nội, đồ nội. Đã đành người Việt thì dùng hàng Việt nhưng đôi lúc cũng nên nhìn qua đồ ngoại chút xíu. Cũng là tốt, thời buổi hội nhập học hỏi lẫn nhau mà. Bởi vậy Lều văn xin giới thiệu lại một bài viết đã cũ rích, được cho là của A.Lincoln gửi cho thày hiệu trưởng nơi con ông theo học. Để đọc chơi thôi, mình đã có đủ mọi thứ từ hôm 5/9 rồi.(TS)


Bức thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.
Được viết ra từ gần 200 năm trước, lại là ở nước Mỹ, nhưng bức thư vẫn giữ nguyên tính “thời sự” và gợi nhiều suy nghĩ cho chúng ta.
Kính gửi thầy…

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Chùm thơ tình của Đinh Xuân Lưu

Dưới bút danh Hồng Mai Linh, Đại sứ Đinh Xuân Lưu còn là một nhà thơ trữ tình, điều này đúng như cụ Kinh Nghị nói, anh em trong ngành ngoại giao còn ít biết. Hôm nay Lều văn xin giới thiệu một chùm thơ tình của Đại sứ Đinh Xuân Lưu.


Đợi

Đợi em một nụ hôn thôi
Mà sao em nỡ từ tôi phũ phàng
Em đâu vướng gánh ngưu lang
Buộc tôi ngậm ngọt bồ hòn làm khuây…
Dù ai chê dại chê ngây,
Thì tôi vẫn đợi một ngày có em.

Tiến sỹ Frank Werkmeister, người viết luận văn tiến sĩ về phong trào đoàn kết với Việt Nam ở Tây Đức


Trần Ngọc Quyên,
Nguyên Tham tán công sứ Đại sứ quán VN tại CHLB Đức

TS Frank Werkmeister sinh ngày 24.3.1941.
Ông là một trong những người sáng lập ra Hội Hữu nghị giữa nhân dân CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam, gọi tắt là Hội Hữu nghị với Việt Nam
(FG) năm 1976, khi Việt Nam vừa thống nhất đất nước và trực tiếp làm Tổng thư ký của Hội trong khoảng 15 năm. Đến năm 1990, sau khi thống nhất nước Đức, ông là người tham gia chuẩn bị và là thành viên sáng lập của Hội Đức - Việt (DVG) năm 1990, liên tục là Phó Chủ tịch thường trực của Hội này từ đầu đến cuối năm 2002, do sức khỏe suy giảm nhiều ông không thể tiếp tục đảm nhiệm cương vị này, nhưng tấm lòng và tình cảm của ông với Việt Nam vẫn sâu nặng.

Quan hệ ngoại giao nhân dân Việt Nam – Braxin: Ngày càng đơm hoa kết trái

Nguyễn Thạc Dĩnh, Nguyên Đại sứ Việt nam tại Brasin.    
Lễ ra mắt và Đại hội lần thứ I của Hội hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Braxin.
Vào những ngày đầu của tháng 9 năm nay, nhân dân Việt Nam và Braxin tưng bừng kỷ niệm ngày lễ quốc khánh của mình. Cùng với sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Viêt Nam và Braxin trong khuôn khổ đối tác toàn diện cùng có lợi, quan hệ ngoại giao nhân dân giữa hai nước trong năm qua tiếp tục phát triển và ngày càng đơm hoa kết trái.

Ông Bồng, chiến sĩ & nhà ngoại giao

 Blog Nguyễn Vĩnh
Ông Bồng, chiến sĩ & nhà ngoại giao
Đại sứ Vũ Hắc Bồng đến chào Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng trước khi lên đường nhận nhiệm vụ tại Guinea (cuối năm 1969). Ảnh từ Album của gia đình Đại sứ
Ông Vũ Hắc Bồng tên thật là Đậu Đình Phức, sinh năm 1927 (Đinh Mão), tại Nghệ An. Ông Bồng bắt đầu công việc ngoại giao ngay từ năm 1954 khi được trưng dụng vào Phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ban thi hành Hiệp định Geneva tại Phụng Hiệp, Cần Thơ.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Mừng thọ nhà văn hóa Nguyên Ngọc 80 năm không "chệch hướng".

Tô Văn Trường
 
 
 
 
Nhà văn,  nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng  Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, Nguyên Ngọc đi bộ đội chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Lợi ích quốc gia, dân tộc là bất biến

TP - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, hơn lúc nào hết chúng ta cần tỉnh táo, kiên định phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, cái bất biến là lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói, với các tranh chấp, phải dựa vào luật pháp quốc tế để đối thoại
Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói, với các tranh chấp, phải dựa vào luật pháp quốc tế để đối thoại.
“Thuận lợi và khó khăn, thách thức luôn luôn là 2 mặt đối lập nhưng không bao giờ tách rời nhau của bất kỳ một quá trình phát triển nào, như một cái cây có đất tốt sẽ phát triển, nhưng lá non quả ngọt của nó sẽ là miếng mồi hấp dẫn cho sâu bọ và chim thú”- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ cùng Tiền Phong
Khi nói về tình hình hiện nay, ông cho rằng, hơn lúc nào hết chúng ta cần tỉnh táo, thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và kiên định phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cái bất biến là lợi ích quốc gia, dân tộc - trong đó độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là bộ phận cốt yếu…

"Ngược dòng thời gian" : tự truyện của ông Trần Quang Cơ


 5 NĂM TRONG ĐOÀN ĐÀM PHÁN VỚI MỸ
 Ở PARI
(5/1968 -1/1973 )

Ngày 7 tháng 5 năm 1968, tôi từ biệt gia đình lên đường sang Pháp.
Ngày nay thật khó tin rằng lại có một đoàn cán bộ ngoại giao đi công tác nước ngoài lại ra sân bay bằng xe tải. Nhưng đúng là như vậy! Sáng hôm ấy, hơn hai chục người chúng tôi leo lên chiếc xe tải không mui để ra sân ban Gia Lâm. Xe phải đi qua sông Hồng bằng cầu phao vì chiếc cầu duy nhất qua sông Hồng là cầu Long Biên vừa bị bom Mỹ đánh gẫy một nhịp. Đến sân bay Gia Lâm, cả đoàn hợp lại vừa đúng 37 người, kể cả trưởng đoàn, Bộ trưởng Xuân Thuỷ, lẫn cấp dưỡng. Vì thế bí hiệu đầu tiên của đoàn đàm phán Pa-ri là "đoàn ba-bẩy".

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

"Ngược dòng thời gian" : tự truyện của ông Trần Quang Cơ


Tôi vừa được ông Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao tặng cho cuốn “Ngược dòng thời gian” là cuốn tự truyện của ông. Bìa sách đẹp giản dị, có in ảnh của ông chắc là đang phát biểu ở diễn đàn Liên hợp quốc. Sách đẹp nhưng in ít, chỉ đủ để tặng cho con cháu trong nhà và bạn bè thân quen. Ông bảo : Tập tự truyện này viết ra coi như để ghi lại cuộc đời ông, những mẩu chuyện trong đó toàn là sự thật, cũng như các suy nghĩ và tình cảm trong sách cho đến nay ông vẫn  suy nghĩ như vậy.
Tôi đã cùng tác giả lội “Ngược dòng thời gian” để trở về miền kỷ niệm, đã bắt gặp một Trần Quang Cơ thời thơ dại, cậu bé Trần Quang Cơ sớm mồ côi cha mẹ nhưng được sống đùm bọc trong tình yêu thương chăm bẵm của các anh, các chị; một Trần Quan Cơ thời niên thiếu, nghịch ngợm nhưng thông minh, hay quan sát, suy ngẫm và lý giải; một Trần Quang Cơ thanh niên lăn lộn với những chuyển biến của thời cuộc để cuối cùng đã gặp gỡ cách mạng tháng Tám và sớm “nhập cuộc” với bầu máu nóng của trái tim tuổi 20, một Trần Quang Cơ yêu đương với chiếc khăn của vợ tặng có thêu ghép hai chữ C V(Cơ Vượng)  thành hình trái tim. Và cuối cùng là một Trần Quang Cơ-nhà ngoại giao, với những người làm việc cùng thời với ông thì đấy là một Trần Quang Cơ thủ trưởng-đồng nghiệp-anh em hòa lẫn với nhau làm một, cùng với một đời “chinh chiến” đối ngoại tạo nên một khuôn mặt không thể phai mờ của ngành ngoại giao Việt Nam.
Hình như để lý giải phần nào cái lý do, cái lẽ ông viết cuốn tự thuật, trong lời mở đầu ông viết :”Người già thường hay sống với quá khứ, nghĩ về quá khứ”. Tôi nghĩ, trong lý luận văn chương thì cái “sống với quá khứ, nghĩ về quá khứ” của người già chính là cái trở về nguồn, trở về nguồn theo nghĩa nhân văn. Đấy là cái cách sống của người già để “đi tìm lại thời đã qua” ( A la recherche du temps perdu), và trong cái cuộc tìm kiếm lại chính mình này, người ta mong tìm thấy và có thể tìm thấy những viên kim cương lấp lánh của trí tuệ, nói quá lên một chút thì  những viên kim cương này chính là những xá lỵ tinh thần đã được gạn lọc tinh kết của cả một đời từng sống. Cho dù là lối viết có văn chương hay đơn giản thì cũng vẫn lồ lộ lên những trải nghiệm, lồ lộ những sự việc mà cuối cùng chỉ còn trần trụi là sự thật (transparence). Ông viết “Vì quá khứ dù đã theo dòng chảy của thời gian đã qua đi rồi nhưng đó là sự thật. Sự thật sống động, với những hình ảnh cụ thể, khác với tương lai”. Đấy chính là cái giá trị của Tự truyện ông muốn để lại cho đời.
Đúng như ông nói, người già thì hay nghĩ về quá khứ. Từ khi tôi về hưu, mỗi khi đi ngang qua Bộ Ngoại giao, tôi cứ thấy có một tình cảm bâng khuâng, cứ nghĩ như là mình có thể gặp đâu đó trước cổng Bộ những anh em đồng nghiệp một thời. Khi tôi đọc Ngược dòng thời gian thì tôi cũng có cái tình cảm ấy, đọc cuốn sách mà như mình đứng trước cổng Bộ là nơi gắn bó cả đời làm việc của mình. Quả thật là ẩn hiện  trong những dòng chữ, những con số về ngày tháng, tôi đều có thể gặp một cái tên quen thuộc, một  sự kiện quan trọng có ảnh hưởng tới những bước ngoặt của đất nước mà còn ít được nói đến, và, ở một góc một phần nào đấy của từng sự việc sự kiện thì đều có thể thấy được dáng dấp của một thời mình từng sống. Có thể chính là điều đó đã đem đến cho tôi tình cảm xúc động thật sự khi đọc Ngược dòng thời gian.

Tôi cứ tự hỏi làm sao ông có thể hoàn thành được cuốn sách trong điều kiện sức khỏe của ông “đã già lại bệnh tật” ! Làm sao ông có thể vượt lên trên tuổi tác và ốm đau để viết ra những trang đau đáu sự đời và nồng nàn một tình yêu thương gia đình và bạn hữu đồng nghiệp như vậy ! Câu trả lời chỉ có thể là sự dâng hiến, con tằm đang cố gắng nhả hết tơ. Cho đời là những suy ngẫm và tâm sự thời cuộc. Cho các thế hệ hậu duệ của Bộ Ngoại giao là những tình cảm nghề nghiệp nồng nàn và những bài học nghiệp vụ quý giá. Và ông làm được việc đó cũng còn nhờ ở người “chống lưng” cho ông (chống lưng là nói theo cách nói bây giờ) mà trong suốt cuốn sách ông chỉ viết vỏn vẹn bằng độc một từ : Vượng. Một từ nhưng mà đủ hết cả. Ông viết trong lời kết : “Nhất là nhờ có sự thông cảm và chăm sóc tận tình của vợ tôi, vì thế tôi mới hoàn thành được tập tự truyện này”.
          Tôi đã xin phép ông được giới thiệu cuốn sách. Ông bảo sách đã tặng cho tôi thì tùy tôi sử dụng. Được lời ấy, tôi xin giới thiệu với bạn bè Lều văn, nhất là các bạn sinh viên trẻ trong Học viện Ngoại giao, hai chương là “VÀO NGÀNH NGOẠI GIAO” và “5 NĂM TRONG ĐOÀN ĐÀM PHÁN VỚI MỸ TẠI PARIS”.
                                                              Thăng Sắc

              VÀO NGÀNH NGOẠI GIAO (1954-1997).

          Tháng 10 năm 1954, tôi trút bộ quân phục - bộ đại cán 4 túi – sau  khi nằm chờ duyệt quy chế chuyển ngành tại Tạm trú xá của quân đội đặt ở Tu viện Liễu Giai (nay thành một khách sạn tại phố Đội Cấn, Hà Nội) hơn tuần lễ.

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Người lên như nước vỡ bờ.

Tương Lai
Muợn câu thơ Nguyễn Đình Thi trong bài "Đất Nước" nhằm điễn đạt những suy tư.
Những ngày tháng Tám giữa thành phố Sài Gòn khó để cảm được bầu trời ấy, mùi hương ấy của một thuở để mà thấm vào tận trong sâu thẳm cái cảm giác "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may" với  "Gió thổi mùa thu hương cốm mới  để mà "nhớ những ngày thu đã xa".
Thế nhưng lại xốn xang cái tứ thơ, day dứt với hình ảnh
              Súng nổ rung trời giận dữ
              Người lên như nước vỡ bờ
              Nước Việt Nam từ máu lửa
              Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!