Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Cô nhân viên ngân hàng và cái máy đếm tiền

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Để chuẩn bị thêm tiền cho cháu ngoại tôi học tiếp cao học, sáng ngày 27.02.2014 tôi ra ngân hàng X rút tiền tiết kiệm.
8 giờ 30 phút tôi đến ngân hàng cách nhà tôi 1 km. Đến nơi thấy cơ quan sắp xếp lại bàn làm việc khang trang hơn. Từ cửa đi vào, nhìn bên trái tôi thấy có 4 bàn, bàn trong cùng có ghi biển “không tiếp khách hàng”. Tôi hỏi một cô ngồi bàn giữa:
-       Bà rút tiền ở đây được chứ cháu?
-       Được, bà rút bao nhiêu tiền ạ.
-       Bà rút 20 triệu đồng.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Mảnh đất màu mỡ cuối cùng của Châu Á

Chu Công Phùng


'Việt Nam hiện đứng thứ 9 trong tổng số 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư trực tiếp vào Myanmar, chiếm khoảng 1,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài'

Sau những nhận định về sự vận động về chính trị, xã hội của Myanmar, trước thời điểm quốc gia này đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014. Cựu đại sứ Việt Nam tại Myanmar Chu Công Phùng tiếp tục chia sẻ những đổi thay, tiềm năng và các cơ hội hợp tác kinh tế của Myanmar và Việt Nam, cũng như với cộng đồng quốc tế.
Ngoài những sự thay đổi về chính trị - xã hội, theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar thu hút các dòng đầu tư mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy trong thời gian gần đây?

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Chọn láng giềng hay phương Tây?

Chu Công Phùng

 
'Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà'
Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự...  một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Việt Nam học gì từ láng giềng Myanmar: Sự kiện 8888 và 'vết nhọ' quốc gia

Chu Công Phùng  

LTS: Trong khi các diễn đàn quốc tế đang nóng cùng những biến động bất ổn tại Bắc Phi, vấn đề Sirya, Ai Cập... thì một quốc gia Châu Á khác cũng đang được nhắc đến từng ngày từng giờ theo chiều hướng ngược lại: một ví dụ cho sự thay đổi thể chế chính trị - xã hội diễn ra khá êm thấm, được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế;  không chỉ trở thành điểm đến nóng nhất Châu Á hiện nay của các nhà đầu tư kinh tế, các học giả, quan sát viên... quốc tế; mà còn là đối tượng 'giằng co' ảnh hưởng của các nước lớn.

Điều gì đang thực sự xảy ra ở Myanmar, đất nước của ngôi Chùa Vàng nổi tiếng. Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012.k

Sự kiện 8888 và 'vết nhọ' quốc gia

Myanmar công khai nói về sự kiện 8888, điều này có thể hiện tinh thần mạnh mẽ, thẳng thắn và tự do ngôn luận; chân thành mong muốn thay đổi đất nước của người Myanmar hay đây là động thái dưới sức ép của phương Tây, theo ông?

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Chả lẽ đạo đức xã hội đã đến mức này sao?

Bùi Hoàng Tám (Dân trí)
(Dân trí) - Nếu như không ngăn chặn và làm tốt công tác giáo dục thì khi có người mua, liệu có xảy ra tình trạng bán hài cốt cha ông không nhỉ? Và chả lẽ đạo đức xã hội đã bi đát đến mức này sao?
Việc dỡ đình lấy gỗ sưa bán tại thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội đang gây sự phẫn nộ không chỉ của những người dân trong làng mà của cả dư luận xã hội.

Theo phản ánh từ báo chí, tối 2/3, một phần ngôi đình thờ lục vị Đại Vương có lịch sử lâu đời này bị tháo dỡ một số thanh gỗ sưa trọng lượng 127,5kg để bán cho thương lái với giá 10 triệu đồng/kg.
Đây là sự việc nghiêm trọng không chỉ bởi giá trị vật chất mà hơn thế, nó biểu hiện sự suy thoái của đạo đức xã hội trước ma lực của đồng tiền.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Ba lãnh đạo khiến người dân ‘thù ghét’ ‘kính nể’ ‘ngỡ ngàng’

Chu Công Phùng

Nhiều người dự đoán Thống tướng Than Shwe sẽ hành xử như lãnh tụ một số nước Châu Á là "được bầu làm Cố vấn" cho đảng cầm quyền hoặc cho chính phủ mới theo kiểu "buông rèm nhiếp chính". Nhưng ông chọn nghỉ hưu. Nhiều người chuyển thái độ từ "thù ghét" sang "kính nể". Dư luận quốc tế ngỡ ngàng.

LTS (VNnet): Gần đây, những thay đổi chóng mặt đã diễn ra tại Myanmar, từ cải cách chính trị, tổ chức Seagame 27 và giờ là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014.
Từng là đại sứ VN tại Myanmar trong một thời kỳ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, ông Chu Công Phùng đã có những phân tích kỹ lưỡng về đất nước này. Hiện, ông vẫn theo dõi những diễn biễn mới, và  nhìn nhận sự phát triển của Myanmar trong tương quan thế giới. Xin trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông.
Thống tướng Than Shwe và lộ trình 7 bước
Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự thay đổi sâu sắc và toàn diện tại Myanmar suốt 3 năm qua là yếu tố con người bao gồm vai trò cá nhân lãnh tụ và vai trò tập thể nhân dân. Về vai trò cá nhân, bài viết này sẽ điểm lại 3 nhân vật góp phần tạo ra thay đổi "ngoạn mục" tại Myanmar.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

“Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển.

Giáo sư Song Thành
Sự ra đời của thuyết “sức mạnh mềm”
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới đã có những thay đột biến. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới từ đối đầu chuyển sang đối thoại hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trong một thế giới toàn cầu hóa,…do đó mọi ứng xử quốc tế cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp.
Tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á 1997-98 làm cho kinh tế thế giới bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài, kéo theo sự suy sụp của các nền kinh tế “bong bóng” ở một số nước, như Nhật Bản, Hàn Quốc,…buộc những nước này cũng phải đi tìm con đường mới để phát triển.

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

8/3 sớm : Bí quyết để không xung đột vợ chồng của anh chị tôi

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung

          Mấy chị em chơi thân với nhau từ ngày còn học phổ thông, nay ai nấy trên dưới 70 tuổi rồi, cũng đều có gia đình, có con, có cháu. Song mỗi khi lớp tổ chức họp mặt, chúng tôi lại hẹn hò nhau tại trường để hàn huyên, chia sẻ với nhau mọi chuyện trong cuộc sống.
            Hôm ấy, bà Minh có vẻ hơi buồn, bà tâm sự và hỏi ý kiến chúng tôi: “Thằng T, con trai tôi, vợ chồng chúng nó mới ly hôn. Cách đây 3 năm các bà cũng đến dự cưới nó đấy! Vợ chồng nó sinh được một cháu trai gần 2 tuổi. Chúng tôi cứ băn khoăn không biết để cháu ở với ai? Ở với mẹ nó thì sợ cháu không hợp với bố dượng, sẽ khổ. Ở với bố thì e “dì ghẻ con chồng”. Mà ở với ông bà thì ông bà đều già yếu cả rồi, lương hưu có hạn chẳng biết có nuôi dạy được cháu ăn học trưởng thành không, nhiều lúc tôi cũng thấy buồn quá các bà ạ!”. Thời buổi bây giờ, thanh niên chúng nó được tự do tìm hiểu nhau hẳn hoi mà ở với nhau được vài năm đã ly hôn, chẳng được như lớp già chúng mình có mấy ai ly hôn đâu.”