Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Ông Vũ Khoan đã “rửa tai”

Bùi Hoàng Tám  
Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ, bài “Làm dân mới được nghe thật lòng” ngày 9/7 đã có những dòng tâm sự rất hay: “Khi về “làm dân”, có thể tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nên nghe được tiếng nói thật lòng”.
Câu nói này là chiêm nghiệm của một cuộc đời quan chức cộng với 7 năm về hưu mà không tham gia bất cứ một công việc gì để được… làm dân, để được nghe những lời nói thật từ nhân dân.


Nói lên điều này, cũng là day dứt, trăn trở của một người rất nặng lòng với đất nước.

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Thơ Nguyễn Khánh Hòa nhân ngày thương binh liệt sĩ





CẬU TÔI
                           
          Tưởng nhớ hương hồn cậu Vũ Hữu Đức
                                  nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/07)


Cháu được nghe kể nhiều về cậu:
Anh tráng đinh vui khỏe nhất làng
Là đô vật những khi làng vào hội
Nhắc đến tên, nhiều thôn nữ xốn xang.

Ngày đầu quân, một chiều lộng gió
Lúa vụ chiêm đang độ dậy thì
Tiễn chân anh, bịn rịn người vợ trẻ
Mắt đỏ hoe, dõi theo mãi người đi.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Giơ-ne-vơ để lại bài học gì?

Vũ Khoan


Thấm thoắt đã 60 năm kể từ khi diễn ra hai sự kiện lịch sử của nước ta liên quan mật thiết với nhau. Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông dương. Về hai sự kiện này đã có cơ man bài viết, cuốn sách; bổ sung điều gì mới mẻ thật khó. Tuy nhiên mỗi người lại có thẻ rút ra điều gì đó có ích cho mình và tôi muốn chia xẻ vài suy ngẫm rất riêng tư về những bài học rút ra qua Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 qua một số tài liệu vừa đọc được.

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Quan chức Trung Quốc bất lịch sự từ lúc nào?

Bài đăng trên Một thế giới.
Bài viết China’s “new” language of diplomacy của tác giả Tuan V. Nguyen (Nguyễn Văn Tuấn), đăng trên Asia Sentinel phân tích ngọn ngành, gốc rễ của phong cách phát ngôn khiếm nhã, bất lịch sự, thậm chí thô lỗ có tính hệ thống của các quan chức chính trị, ngoại giao Trung Quốc (TQ) trong thời gian gần đây. Tại sao lại có như vậy? Một Thế Giới xin trích dịch.

Một tính cách đặc trưng đáng chú ý của giới quan chức TQ trong các hội nghị quốc tế là họ hay dùng ngôn ngữ khiếm nhã, thậm chí lỗ mãng một cách bất bình thường. Đây là thứ ngôn ngữ hoàn toàn không giúp được cho TQ trong nỗ lực được công nhận là một thành viên văn minh của cộng đồng ngoại giao quốc tế.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Chuyện ở nhà có hai bộ trưởng

Tô Lan Hương (Tuần Việt Nam)
Cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình từ con số 0 tròn trĩnh trước khi trở thành một nhà ngoại giao nổi tiếng thế giới với biệt danh "ông Bộ trưởng giải vây" của ngoại giao Việt Nam.
 LTS: Có một sự trùng hợp đặc biệt là không chỉ cùng nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở những giai đoạn khác nhau của đất nước, Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Phạm Bình Minh và cha ông - cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cùng là những người đại diện cho nền ngoại giao nước nhà ở những giai đoạn mà mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc ở trạng thái căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ.
TVN xin được giới thiệu loạt tư liệu về con đường trở thành nhà ngoại giao của cha con Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch - Phạm Bình Minh do bà Phan Thị Phúc - phu nhân cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và ông Phan Doãn Nam – trợ lý của ông cung cấp, để độc giả có thể hiểu hơn về gia đình rất đặc biệt này.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Thương mại Việt-Trung : "Xuất khẩu dùm, tiêu thụ hộ".

Đào Ngọc Lâm (Vneconomy)
Gần đây trên các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều ý kiến về quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam. Vậy có thể nhận diện như thế nào về mối quan hệ này?
Trong bài này, xin cung cấp một số thông tin về mối quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai nước.

Nhìn tổng quát, Việt Nam có biên giới dài, rộng với một đất nước quá lớn, gấp nhiều lần so với Việt Nam cả về diện tích (28,6 lần), dân số (15,2 lần), GDP (35,7 lần), GDP bình quân đầu người (2,3 lần), quy mô xuất khẩu (17,9 lần),... không chỉ là nước láng giềng lớn nhất, Trung Quốc cũng đứng hàng đầu trong các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch với Việt Nam.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Cứ 1m đường 'ăn' 1 tỉ đồng: Xây cung điện hoàng gia?

Cao Thoại Châu (Dân trí)

Tính ra cứ lát 1m đường đã hết 1 tỉ đồng! Vụ việc này vừa được đích thân ông Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tới 3 ông giám đốc các sở Xây dựng, Giao thông vận tải và Quy hoạch kiến trúc kiểm tra, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.


Cứ 1m đường 'ăn' 1 tỉ đồng: Xây cung điện hoàng gia?
Vỉa hè Kim Liên - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu thi công kém chất lượng - Ảnh: TL.


Thật sự là cho đến phút này vẫn mong sao đó là lỗi của người đánh máy trên tờ báo vừa đọc! Mong vậy bởi nó kinh khủng quá, 500m vỉa hè tuyến Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu ở Hà Nội ngân sách nhà nước đã phải chi… 500 tỉ đồng chỉ để lát gạch.
Tính ra cứ lát 1m vỉa hè đã hết 1 tỉ đồng! Vụ việc này vừa được đích thân ông Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tới 3 ông giám đốc các sở Xây dựng, Giao thông vận tải và Quy hoạch kiến trúc kiểm tra, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.
Đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu trong những ngày còn thi công.
Lát cái vỉa hè không phải là siêu kỹ thuật, siêu công nghệ, chẳng cần phải lập đoàn chuyên gia… đi nước ngoài tham quan mở rộng tầm nhìn kết hợp học kinh nghiệm. Một nhóm thợ cũng đủ sức làm, vật liệu lại là gạch chứ không phải vàng hay bạc hoặc đá thiên thạch mà sao cứ 1cm tốn hết… 10 triệu đồng? Và cũng không sao hiểu nổi chuyện khá đơn giản mà phải tới 3 sở vịn tay vào cùng… quăng tiền ra cửa sổ.
Ngư dân các tỉnh miền Trung chỉ mong sao vay được 100 tỉ đồng đóng tàu ra khơi, họ mà đọc được tin này thì chắc sẽ hiểu ra sức quăng tiền quá hung hăng của các quan chức mạnh còn hơn cả những cái tàu của Trung Quốc hung hăng lao vào tàu của ta.
Lãng phí không còn là chuyện mới mẻ gì nhưng con số 500 tỉ đồng/ 500m vỉa hè thì đúng là phải chuyển sang cơ quan điều tra làm rõ xem tay ai quăng mạnh nhất.
Chuyện 34.000 tỉ đồng mà thứ trưởng Bộ GD-ĐT đệ trình Quốc hội về đề án viết lại sách giáo khoa cuối cùng lại là chuyện… đùa giỡn! Ông bộ trưởng thì bảo thời điểm ấy ông đang công du hải ngoại nên không biết con số kia. Ông thứ trưởng đương sự thì lại nói con số 34.000 tỉ đồng đó không có ghi trong đề án, lúc đệ trình thì một chuyên gia ngồi sau lưng chuyển cho ông mảnh giấy ghi con số đó và ông đệ trình luôn. Cuối cùng là chả có ai bị chút gì, cái gọi là đề án kia được lặng lẽ cho vào ngăn kéo! E rằng vụ lát vỉa hè nói trên rồi lại cũng học theo bên giáo dục mà quy trách cho nhân viên, chắc chỉ có nhân viên đánh máy gõ lầm thôi! Trăm dâu cứ… đổ lên đầu cô đánh máy là ổn vì cái cô hẳn là xinh đẹp kia sẽ không hà tiện một nụ cười. 500 tỉ đồng tính ra hơn 1.000 cây vàng, nụ cười im lặng của cô đúng là “nhất tiếu thiên kim”! Đất nước chưa ra khỏi cảnh nghèo, trẻ em nhiều nơi thiếu trường học, đường đô thị kể cả tại Hà Nội còn bị ngập nghẹt mỗi khi mưa, đường nông thôn lầy lội ai cũng biết... Vậy mà chi 500 tỉ đồng - hơn 1.000 cây vàng - xây “cung điện hoàng gia” thì khủng còn hơn mọi thứ khủng.
Tiền của Nhà nước đâu phải miếng xôi chùa mà mang ra cho bá tánh, đâu phải tiền âm phủ trong đám ma? Lãng phí quá mạng đồng nghĩa với tham nhũng, cuộc kiểm điểm tại 3 sở nói trên liệu có tìm ra chân lý đó?
Ngày 24.6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đi kiểm tra tình hình thi công, sử dụng hè phố trên địa bàn TP, cụ thể là việc thi công vỉa hè đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (quận Đống Đa). Chỉ ra hàng loạt sai sót, bất cập trong thi công vỉa hè ở tuyến phố này, Bí thư Thành ủy yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Theo Dân trí

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Phụ thuộc Trung Quốc do lợi ích nhóm chi phối?

Tư Giang (TBKTSG Online) 

Các chuyên gia kinh tế tại hội thảo "Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau" tỏ ra lo ngại nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nặng nề vào Trung Quốc.

                   Chuyên gia lo ngại kinh tế phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc. Ảnh TG

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, Việt Nam đã trao quá nhiều công trình cho nhà thầu Trung Quốc theo hình thức EPC: 23/24 nhà máy xi măng; 15/20 dự án nhiệt điện đốt than, giao thông, khai khoáng (bauxite), cho thuê rừng và đất rừng ở vùng biên giới.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Lời chia sẻ trước khi ra đi của một bác sĩ bị ung thư

Vi Tâm
Richard Teo Keng Siang, sinh năm 1972, là một bác sĩ giải phẫu thm mỹ, rt ham sống, ham làm việc và... ham làm giàu. Năm 40 tuổi, anh đã thành một nhà triu phú. Một ngày, anh khám phá ra mình bị ung thư phi đã ti thi k 4. Buổi nói chuyện này diễn ra ngày 19/1/2012, 8 tháng sau khi anh biết mình đã bị ung thư.
Richard Teo qua đời ngày 18/10/2012. Những chia sẻ của anh khi đưa lên mạng đã gây một súc động rất lớn. Trang lưu niệm về anh có tới 4100 likes FB, 313 tweets, 175 shares, 122 G+.

“Chào tất cả các em. Giọng tôi hơi bị khàn một chút, mong các em chịu khó nghe. Tôi xin tự giới thiêu, tôi tên là Richard và là một bác sĩ. Tôi sẽ chia sẻ vài suy nghĩ về cuộc sống của mình và rất hài lòng khi được các giáo sư mời đến đây. Hy vọng sẽ giúp các em cách suy nghĩ khi bắt đầu theo ngành để trở thành nha sĩ giải phẫu cũng như suy nghĩ về những việc chung quanh.