Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

BÀI CA MỘT NỬA

Chu tiên sinh, tức Cụ Chu Công Phùng, đã sưu tầm và giới thiệu với bạn đọc Lều Văn Bài ca Một nửa cùng với lời bình hay, rất hay. Gọi là Cụ là để gọi cho vui, là gọi theo kiểu của mấy lão về hưu đang vui với nhau trong cái Câu lạc bộ tự phát Chơi đủ Vui đủ (CĐVĐ), còn thực ra phải gọi Chu tiên sinh là Ngài vì ông hiện đang là Sứ thần Việt Nam tại Myanma. 
Lều văn rất mong Tiên sinh, Cụ, Ngài kể cho bạn bè những chuyện thường ngày, tất nhiên là không dây gì đến báo cáo điện mật cả, ở đất nước đang có những thay đổi rất lạ lùng này.
Dưới đây xin giới thiệu bài ca Một nửa cùng lời bình mà Chu tiên sinh đã sưu tầm.

Bài ca “MỘT NỬA”
                               Lý Mật Am (học giả đời Thanh – Trung Quốc)
      Dịch ý như sau:
Ta đã thấu hiểu nửa kiếp phù sinh, một “nửa” đó vô biên đầy ý nghĩa,
Hưởng nửa kiếp đời vui nhàn nhã, giữa biển trời rộng rãi bao la.
Chốn quê nhà nửa tỉnh nửa quê, vườn tược thì nửa đồi nửa ngập,
Nửa sách đèn, nửa cày cấy, nửa tiểu thương; nửa bình dân, nửa mang danh kẻ sĩ.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

MỸ VỪA HỢP TÁC VỪA CHẾ NGỰ Ở KHU VỰC BIỂN ĐÔNG

Châu Giang dịch theo CNAS
Quyết định hồi mùa hè năm 2011 về việc đồn trú hai tàu chiến ven biển tại Singapore là một ví dụ điển hình. Chưa rõ hai tàu chiến và thủy thủ đoàn trên tàu này sẽ neo tại Singapore hay chỉ thường xuyên lui tới đây, nhưng mô hình hiện diện mềm dẻo này có thể được các nước ASEAN ủng hộ, kể cả Philippines và Việt Nam.
 
   Australia, nằm trong tầm ảnh hưởng của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có thể nổi lên như một đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong khối các nước nói tiếng Anh vì vị trí của họ. Mỹ gần đây đã tăng cường thỏa thuận quốc phòng của mình với Australia nhằm cho phép tiếp cận rộng hơn với các căn cứ quân sự của Australia mà không phải đồn trú thường trực lính Mỹ tại đây. Trong chuyến thăm Australia tháng 11/2011, Tổng thống Obama thông báo rằng trong vài năm nữa, sẽ có tới 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đồn trú luân phiên tại Lãnh thổ phương Bắc của Australia, nơi họ sẽ huấn luyện các lực lượng quốc phòng của Australia cũng như của các nước khác trong khu vực.

CHÙM THƠ LÊ TUẤN ĐẠT

Tuy Lê Tuấn Đạt không đồng ý nhưng tôi vẫn gọi anh là nhà thơ. Bởi vì sao, là bởi vì nhà thơ không phải cái danh tự mình muốn mà có, nó có được là nhờ ở những bài thơ của mình và ở những người đọc. Tôi đọc thơ anh thấy thơ anh hay, lang thang trên mạng gặp anh rồi quen, rồi thành bạn. Cuộc sống "ảo" ấy thật chẳng ảo tí nào ! Tuấn Đạt cho tôi biết anh sinh trưởng trong Nam, hiện đang dạy học ở Đồng Nai, thích viết, thích ghi lại cảm xúc của mình và chia sẻ cùng bạn bè. Thì nhà thơ chính là như thế !
Xin chúc Lê Tuấn Đạt viết được nhiều và xin giới thiệu chùm thơ lục bát gọn gàng, xinh xắn, luyến láy, lay động dưới đây của anh.
CHIẾC LÁ ĐA
Bạn tôi qua xứ Ca - na
Để tìm một chiếc lá đa gói trời
Lá đa không ở xứ người
Bạn tôi ngồi hát mấy lời vu vơ
Nhìn trời tuyết trắng, bạn mơ
Chiều hoang loang nắng rựng bờ cỏ tranh
Bên này tôi cũng buồn tênh
Lá đa rơi rắc đầy bên hiên nhà
Trâu nhà ăn cỏ đồng xa
Mơ gì tắm nước chảy ra từ nguồn?
Bạn tôi đâu biết tôi buồn
Niềm thương quấn quít theo hồn lá đa
Ước gì gom được trời xa
Lá khô đôi lá đưa qua tặng người.
Để khi hong với gió trời
Sẽ nghe cuống lá vọng lời cội xưa
Và khi tuyết đậm, mưa thưa
Đốt lên một lá, khói đưa mình về\

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

NGUY CƠ VỤ PMU 18 TRỞ LẠI

Tô Văn Trường

Ngay sau khi bài báo “Bí thư Hải Phòng không nói trái với kết luận của Thủ tướng” đăng trên một vài tờ báo, nhiều ngưòi báo động các nhà báo phải thận trọng, đừng để nguy cơ vụ PMU 18 trở lại. Hy vọng các tờ báo đó khi đăng tin là tôn trọng thông tin đa chiều chứ không phải chịu tác động của các chuyến viếng thăm của đoàn công tác Hải Phòng hay chỉ thị của cấp nào đó để  “tự kiểm duyệt”!  

THAM VỌNG BÁ QUYỀN KHÔNG DỄ THẮNG Ở BIỂN ĐÔNG

Cho rằng những bài viết chung quanh Biển Đông có rất nhiều và đã được đăng tải rộng rãi nên từ lâu nay Lều văn gần như bỏ chuyên mục CHUNG QUANH BIỂN ĐÔNG.  Nay một số bạn đọc là sinh viên lại gợi ý rằng vấn đề Biển Đông còn là chuyện dài dài, cứ giữ chuyên mục này, chọn một số bài phục vụ cho sinh viên nghiên cứu thôi, rồi post lên để họ dễ tìm dễ đọc. Lều văn rất vui làm theo gợi ý này, từ nay sẽ lựa chon và cóp nhặt rồi cất vào chuyên mục CHUNG QUANH BIỂN ĐÔNG.
Dù một số người sẽ thấy hiện đại hóa và hợp tác quân sự là phi lý đối với một hệ thống hòa bình, thịnh vượng và thương mại mở, những năng lực quân sự như vậy chỉ quan trọng trong việc ngăn ngừa xung đột để thương mại và hợp tác phát triển.
Hợp tác trên cơ sở tính ưu việt
Mỹ nên hợp tác trên cơ sở một vị trí mạnh nhằm bảo vệ một trật tự khu vực mở và dựa trên luật pháp. Một sự kết hợp giữa củng cố sự hiện diện của Hải quân Mỹ, tăng cường các quan hệ an ninh mới giữa các nước châu Á ngoài các liên minh truyền thống của Mỹ, huy động hợp tác đa phương dựa trên các nguyên tắc đi lại đã nhất trí, xây dựng một hệ thống thương mại khu vực mở, và thúc đẩy một quan hệ thực dụng với Trung Quốc có thể duy trì một trạng thái cân bằng thuận lợi cho hợp tác

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

ĐỘC CHIÊU NGÔN NGỮ HẢI PHÒNG

Nhà báo Đại tá Bùi Văn Bồng

Có lần, tôi hỏi nhà thơ Hải Như, rằng những gì gợi ra cảm xúc để ông viết bài thơ “Thành phố hoa phượng đỏ”? Ông nói, khi đó đang chiến tranh, bỗng nhiên tôi thấy màu hoa phượng đỏ rực cả khoảng trời, màu cờ, màu đỏ chiến công, hoa phượng xen với màu băng, cờ, khẩu hiệu rực rỡ tiễn chân thanh niên lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Cái màu hoa phượng thắm cứ bừng lên như hào khí chiến thắng của thành phố cảng. Và tôi đã viết bài thơ này, sau đó nhạc sĩ Lương Vĩnh phổ nhạc. “Những cái tên nghe chẳng thơ đâu / Nhưng với ta vô cùng oanh liệt / Ôi, thân thiết tự hào quê hương!... Hải Phòng đó, hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu”…

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN :"KHÔNG ĐỂ VỤ TIÊN LÃNG CHÌM XUỒNG"

 Nhà văn Nguyễn Quang Vinh thực hiện.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết "Bộ Công an đặc biệt quan tâm vụ việc ở Tiên Lãng, và nhân dân hãy yên tâm, không có chuyện vụ Tiên Lãng chìm xuồng, không bao giờ. Một khi có dấu hiệu ở Hải Phòng không khách quan, Bộ Công an vào cuộc ngay, và chỉ có cách đó mới lấy lại niềm tin của nhân dân".
 Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, ủy viên Trung ương Đảng, người được Bộ trưởng Công an giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng, chính là người năm 1997, với tư cách giám đốc Sở Công an tỉnh Thái Bình đã hoàn thành xuất sắc việc xử lý những biến động tại Thái Bình năm đó, được Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt rất khen ngợi.

Và lần này, với vụ Tiên Lãng, Trung tướng Phạm Quý Ngọ lại thay mặt Bộ Công an chỉ huy toàn cục những xử lý pháp luật về vụ việc trái pháp luật tại địa phương này.

BÒ NÀO MÀ CHẲNG CÓ U!

Tô Văn Trường

Người dân cả nước, đặc biệt dân Thái Bình vẫn chăm chú theo dõi cách xử lý của Trung ương về vụ Tiên Lãng. Sự kiện Thái Bình năm 1997 chủ yếu là quan liêu, xa lánh dân, cấp xã có người “xà xẻo” quỹ công chỉ có 5 triệu đồng cũng bị kỷ luật. Không nghiêm trọng như vụ Tiên Lãng nhưng hơn 2000 người ở Thái Bình bị kỷ luật từ bí thư, chủ tịch tỉnh phải thôi chức,(ra khỏi trung ương ủy viên) 2/3 thường vụ tỉnh ủy chịu kỷ luật nặng. Có cán bộ xã phải bỏ quê hương vào Tây Nguyên làm lại cuộc đời mới. Hồi ấy, Bộ Chính trị cử ông Pham Thế Duyệt làm tổ trưởng quyết liệt vào cuộc để yên dân, thế mà bài học đắt giá năm xưa, ngày nay các vị ở TW lại không thuộc, cứ để Hải Phòng tự xử, kiểm điểm theo trách nhiệm tập thể!?.

NÓI LẠI CHO RÕ

Tô Văn Trường
Ngay sau khi báo chí đưa tin trong buổi nói  chuyện tại câu lạc bộ Bạch Đằng của bí thư thành ủy Hải Phòng, nhiều ý kiến thắc mắc không hiểu vì sao lại có mặt nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan?.

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO- VIII

                                MỘT “TÍN HIỆU NGOẠI GIAO”.

Một người đàn ông da trắng, to cao, tiến đến chủ động bắt tay tôi. Việc này diễn ra ngay tại hành lang dinh Tổng thống Mexico vào tháng 1 năm 1990, trong buổi Tổng thống tiếp đoàn ngoại giao hàng năm để chúc mừng năm mới. Anh ta tự giới thiệu là Đại sứ Mỹ và tên là Negroponte (nói bằng tiếng Việt). Tôi đáp lại một cách lịch sự và thân tình. Rồi anh ta chủ động đề nghị nói chuyện với nhau bằng tiếng Tây-ban-nha vì khi nghe thì hiểu tôi nhưng nói tiếng Việt còn gặp khó khăn.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

ÔNG THÀNH ĐÃ SAI LẦM CÓ HỆ THỐNG

Nhà báo Đại tá Bùi Văn Bồng

Ông Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1957, quê ở Hoa Lư (Ninh Bình), có gốc từ ngành công an, là tiến sĩ  kinh tế, cử nhân luật (không biết học ở đâu, học kiểu gì?), đi lên từ chức vụ chánh Văn phòng Quận ủy Hồng Bằng, sau đó làm Phó Chủ tịc UBND thành phố Hải Phòng. Ngày 9-12-2009, tại kỳ họp thứ 17, Hội đồng ND thành phố Hải Phòng khóa XIII đã bầu ông Thành làm Chủ tịch UBND thành phố. Ngày 1-12-2010, Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV đã bầu ông Nguyễn Văn Thành làm Bí thư Thành ủy (Bà Nguyễn Thị Nghĩa và ông Dương Anh Điền được bầu là Phó Bí thư Thành ủy).

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

CÒN GÌ NGU HƠN !

Tô Văn Trường
Trong dân gian có câu đồng dao:
“Làm sao thì có làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi thì có làm chi
Dẫu có ra gì cũng chẳng làm sao”
Dù chẳng làm sao hay dẫu có ra gì thì một trong những phẩm chất để một người được cộng đồng và xã hội tôn trọng đó là nhân cách. Một người bình thường đã vậy. Làm quan càng phải vậy. Quan không có nhân cách thì chả thuyết phục được nhân tâm. Một trong những điểm quan trọng của nhân cách là làm người phải biết liêm sỉ.

TƯỚNG THƯỚC KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG VỀ TIÊN LÃNG GIÁM SÁT CÔNG VIỆC

Tuần Viêtnam, 20/2/12

"Đích thân Thủ tướng, thanh tra Chính phủ, UB giám sát kiểm tra Đảng phải về Tiên Lãng giám sát công việc. Nếu không, cứ để tình trạng 'trên bảo dưới không chấp hành' thế này sẽ vô cùng nguy hiểm. Kết luận của Thủ tướng sẽ bị vô hiệu hóa và uy tín của Thủ tướng sẽ bị ảnh hưởng." - Tướng Nguyễn Quốc Thước.

UB kiểm tra TW Đảng phải về làm việc ngay với CLB Bạch Đằng
- Phóng viên: Một số cán bộ lão thành của Hải Phòng vừa có báo cáo - kiến nghị gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất bình của các thành viên CLB đối với phát biểu của ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải hôm 17/2 về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng tại buổi nói chuyện với CLB Bạch Đằng. Ông nhìn nhận thế nào về sự việc này?
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Tôi cho rằng việc ngay bây giờ phải làm là UB giám sát kiểm tra TW Đảng, Thanh tra Chính phủ cần về ngay CLB Bạch Đằng tìm hiểu sự việc cụ thể. Nếu đúng mọi việc diễn ra như trong đơn thư của mấy vị lão thành cách mạng này thì sự việc thật sự nghiêm trọng, thậm chí sẽ có chấn động hơn việc ông Đoàn Văn Vươn. Hậu quả sẽ lớn hơn nhiều.

ẤN TƯỢNG PHILIPPIN SAU 10 NĂM XA CÁCH

                                            Nguyễn Thạc Dĩnh
                            Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Philipin

Tôi rời Philippin năm 2002 sau khi kết thúc nhiệm kỳ làm Đại sứ nước ta tại đảo quốc này. Đúng là số phận của tôi còn nhiều duyên nợ với PLP và do vậy tôi mới có dịp thăm lại Philippin sau mười năm xa cách. Số là con gái tôi luôn muốn nối nghiệp cha, nên đã theo ngành ngoai giao và hiện nay là  Bí thư thứ hai Đại Sứ quán Việt Nam tại Philippin. Do vậy nhân dip Tết Nhâm Thìn vừa qua , tôi đi Philippin để ăn Tết cùng gia đình con gái.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

DẤU GẠCH NGANG

Bài thơ Dấu gạch ngang của tác giả Lê Tuấn Đạt là do một người bạn có tên là David Chomsky gửi cho Lều văn Thăng Sắc : "Kinh chuyen LEU VAN THANG SAC bai tho Dau Gach Ngang cua Le Tuan Dat noi ve nhung suy nghiem ve le sinh - tu trong doi nguoi". Quả thật thơ Lê Tuấn Đạt giản dị mà nhiều ý, giống như bài Đôi giày mà Lều văn đã có dịp giới thiệu. Xin cám ơn David Chomsky và xin giới thiệu lại bài thơ cùng bạn bè. 

Chỉ là một dấu gạch ngang
Dù ngày dài hay là ngắn
Ồn ào hay là phẳng lặng
Cuối cùng - chỉ dấu gạch ngang

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

VUI CUỐI TUẦN : DẠO PHỐ HÀ THÀNH

Bài Dạo phố Hà Thành dưới đây là của cụ Chu Công Phùng, Đại sứ ta tại Miến Điện sưu tầm và gửi về cho cụ Vũ Quang Diệm, nguyên Đại sứ ta tại Ấn độ. Các cụ dí dỏm thật đấy ! Em xin phép hai cụ post lên Lều để mọi người cùng vui vào cuối tuần nhá !


           Hình như cán bộ đang chức ở Thủ đô bây giờ họ rất ngại và thường chẳng mấy ai dám lảng vảng quanh phố Lê Văn HƯU hay Nguyễn Văn TỐ, Đội CẤN, Lý , Láng HẠ… chỉ chăm chăm dạo trên các phố Hùng VƯƠNG, Lý Nam ĐẾ, Ngô QUYỀN, Bà huyện Thanh QUAN, Lê Văn LƯƠNG, Lê Hồng PHONG.., hay nhỏ hơn là phố QUAN NHÂN cũng được.

VUI CUỐI TUẦN : TIẾNG NGHỆ AN PHẢI CHĂNG CẦN PHIÊN DỊCH !?

Tác giả : Tô Văn Trường
Xin kể câu chuyện có thật. Có lần tôi đuợc nghe Anh Sáu Dân kể chuyện hồi anh Trương Đình Tuyển mới từ Nghệ An ra Hà Nội mỗi khi họp Chính phủ, nghe anh Tuyển phát biểu giọng xứ Nghệ đặc sệt,  anh Phan Văn Khải than trời không hiểu, nói nửa đùa, nửa thật chắc phải có phiên dịch!?
Hôm nay, tôi nhận mail của người bạn  Hoàng Lê Tiến (giảng viên ở Viện kỹ thuật Á Châu AIT Bangkok)  kể câu truyện truyền khẩu (chưa đuợc kiểm chứng)  "Nhiều khi, dân gian nói rằng, chúng ta phần lớn không phải người Nghệ An hay miền Trung nên nhiều khi nghe không rõ hay hiểu không đúng cụ Hồ nói. Ví dụ, cụ Hồ nói: đi lên CNXH “bò” qua giai đoạn phát triển TBCN. Thì chúng ta lại hiểu là “bỏ” qua giai đoạn phát triển TBCN. Rất khác nhau giữa “bò” qua và “bỏ”qua.
Tô Văn Trường

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO- VII

 ANH NG ƠI, LÀM SAO ĐỦ ĂN ?

Tôi đi nước ngoài khá nhiều, lúc phục vụ các đoàn, lúc tự mình dẫn đầu đoàn. Tuy đi nhiều như vậy mà vẫn có một sai lầm là chỉ biết mình mà không bao giờ hỏi phía nước ngoài về chế độ tài chính chi tiêu cho đoàn của họ khi đi ra nước ngoài thế nào. Cho đến bây giờ vẫn cứ mù tịt chuyện đó. Nhưng có điều chắc chắn là chi tiêu của họ hoàn toàn khác ta.
Phía ta thì quá đơn giản. Mọi thứ đi lại, ăn ở lúc công tác theo đoàn ở nước ngoài đều do Nhà nước lo cả. Cá nhân chỉ được phát một khoản tiền rất khiêm tốn gọi là tiền tiêu vặt hàng ngày. Với chế độ tài chính như vậy thì người đi công tác khỏi lo lắng chuyện cơm nước, chỉ quan tâm kiếm tí quà nhỏ cho con cháu khi về nước. Đúng là được bao cấp thì cũng có cái sướng của nó !

TẶNG VẬT CỦA TÌNH YÊU

Câu chuyện dưới đây không rõ của tác giả nào đã được anh Tô Văn Trường gửi cho mọi người vào sáng ngày 14/2, ngày của tình yêu (theo tục lệ người Tây). Thật thú vị vì đúng ngày yêu đương mật ngọt như sô-cô-la lại nhận được một câu chuyện tình cảm động và đầy những chi tiết bất ngờ, còn thú vị hơn vì qua đó phát hiện ra rằng người gửi, anh Tô Văn Trường, không chỉ là một chuyên gia đầu ngành về thủy lợi, một nhà báo "nghiệp dư" sắc sảo đầy nhiệt huyết với thời cuộc mà còn là một người cũng rất lãng mạn, bề bộn công việc mà vẫn nhớ tới bạn hữu trong ngày tình yêu này.



a blind woman
Những người khách trên xe buýt nhìn với vẻ thương cảm khi người phụ nữ trẻ
xinh đẹp lần dò lên chiếc xe buýt bằng cây gậy màu trắng. Cô trả tiền cho bác tài,
và dùng tay dò dẫm từng chiếc ghế ngồi, từ từ đi xuống theo lối đi giữa xe
và tìm được ghế trống bác tài đã nói. Rồi cô ngồi vào chỗ, đặt chiếc cặp lên lòng
 và chiếc gậy dựa vào chân.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

VỤ TIÊN LÃNG : ANH EM HỌ ĐOÀN CÓ CÔNG HAY TỘI ?

Tác giả : Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

"Chống người thi hành công vụ", về hình thức thì rõ ràng là có tội, nhưng về bản chất thì là chống người làm sai, cướp phá tài sản của công dân thì lại là có công.

Luật pháp được đặt ra để bảo vệ quyền lợi công dân và trật tự xã hội. Luật pháp quy định những việc nhà nước phải làm và công dân không được làm.

Xét theo tinh thần này thì chính quyền nhà nước huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng đều sai. Từ cái sai có tính mở đường dẫn đến cái sai của anh em ông Đoàn Văn Vươn: "Chống người thi hành công vụ".

Sự việc đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận tại buổi làm việc chiều ngày 10-2. Bây giờ dư luận chờ xem chính quyền Hải Phòng xử sai và sửa sai cán bộ công chức của mình như thế nào và tòa sẽ xử anh Vươn vào tội danh nào?

ÁN LỆ!

Tác giả : Tô Văn Trường

Có thể nói chưa bao giờ người dân lại háo hức chờ đón kết luận của Thủ tướng về vụ án Tiên Lãng như trong những ngày vừa qua. Đọc toàn văn kết luận của Thủ tướng và theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhìn chung người dân hài lòng dù niềm vui chưa trọn vẹn!
Đa số mọi người cảm thấy vui mừng khi Thủ tướng trực tiếp ra tay vụ Tiên Lãng nhưng điều đó cũng chứng tỏ một sự thất bại của hệ thống pháp luật nước ta ! Chẳng lẽ việc gì xảy ra không đúng ở hàng trăm quận huyện, hàng ngàn phường xã đều phải có Thủ tướng mới giải quyết được? Hệ thống Tòa án của nước ta hiện đứng ở đâu? Ngành Tư pháp đang làm gì? Cơ quan nào có trách nhiệm bảo vệ người dân khi bị các quan chức chèn ép? Mặt trận Tổ quốc, các hội đoàn tất cả đều  hưởng thuế của dân để làm gì? Nếu chỉ trông chờ vào lòng tốt, ban ơn của cá nhân các quan chức, quan trên thì khi các cá nhân các quan này, chính họ không còn tốt nữa, chính họ tham nhũng, chèn ép người dân thì có cơ chế nào để phế truất họ? Người dân có quyền phúc quyết Hiến pháp, xây dựng pháp luật để bảo vệ mình? Người dân có quyền biểu tình phản đối chính quyền nếu có sai trái một cách đàng hoàng, chính thức?

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

THẾ NÀO LÀ CƯỠNG CHẾ VÀ...

Nguồn : From email of Nguyễn Quang Khai

Ban toi la Dai su Yemen o Canada vua gui cho toi buc hinh duoi day.
Co the modify cai khau hieu cua nguoi nong dan dang cam la: When the rich rob the poor, it called "CUONG CHE", when the poor fight back it called "VU AN GIET NGUOI THI HANH CONG VU".









--
 
Nguyen Quang Khai 
Vietnam - Middle East & Africa Business
Development Assistance Office
Off       :    +84 - 4 - 385 - 12331
Mob    :   +84 - 913 - 203 - 607
  
Skype  :   quangkhai258
Email  :    quangkhai258@gmail.com
Hanoi - Vietnam
 

CẦN PHẢI HẠ SAO CỦA ÔNG CA

Tác giả : Nhà báo, Đại tá Bùi Văn Bồng
Kính gửi anh Tô Văn Trường.
              Tôi đang băn khoăn mấy hôm nay là vụ việc Tiên Lãng mà để cho ông Ca dính vào thì có khách quan không? Có bênh che không? Có tìm cách biến dạng văn bản để khỏa lấp và tránh khuyết điểm hay không?
               Mới là qua thông tin trên mạng (có thể còn chủ quan vì ở xa xôi chưa có điều kiện xác minh) tôi thấy trong vụ này ông Đại tá Ca phải chịu trách nhiệm người đứng đàu ngành công an Hải Phòng, và nếu thông tin báo chí là chính xác thì không tin ông ta được.
          Tôi gửi đến hộp thư của anh bài này, hoàn toàn không phải Đại tá Quân đội "đánh" Đại tá công an, nhưng rất mong là thông tin chân thực của một nhà báo Quân đội, động cơ xây dựng, góp ý, đế xuất này đến được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam và những vị có trọng trách giải quyết thấu đáo vấn đề bức xúc này.
Kính anh!
Đại tá Bùi Văn Bồng

Lâu nay, ít ai biết đến ông Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đôc Công an Hải Phòng. Nhưng từ khi xảy ra vụ Tiên Lãng, “vinh hạnh” cho ông Ca là được cả nước, và cả thế giới biết đến. Và cũng thật đau lòng cho dân cả nước khi phải biết đến ông. Biết đến ông qua cái chuyện vô trách nhiệm, vô cảm, cà chớn, rất ngang ngược của ông. Trong vụ này, Đại tá Ca đã làm người ta nghĩ đến những mặt tiêu cực của những ông công an khác vẫn xảy ra đây đó trong thực trạng xã hội hiện nay.

THƯỜNG DÂN

Không rõ ai đã gán cho phần lớn cánh về hưu chúng mình danh hiệu/chức "Phó Thường dân", nhưng khi đọc bài thơ dưới đây của Nguyễn Long trên mạng, mình thấy có lẽ như vậy vì để thành "Thường dân" như nói trong bài thơ thì phải "Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân". Xin gởi mọi người đọc cùng chiêm nghiệm.
Vũ Quang Diệm

                                Đông thì chật, ít thì thưa
                  Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
                          Quanh năm chân đất đầu trần
                  Tác tao sau những vũ vần bão giông
                          Khi làm cây mác cây chông
                  Khi thành biển cả khi không là gì
                          Thấp cao đâu có làm chi
                  Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi
                          Ăn của đất, uống của trời
                  Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
                          Ồn ào mà vẫn lặng im
                 Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
                          Chỉ mong ấm áo no cơm
                 Chăt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành
                          Hòa  vào trời đất mà xanh
                 Vô tư mấy kiếp mới thành Thường dân"              
  

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

VÀI ĐIỀU RÚT RA TỪ VỤ TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG)

Tác giả : Vũ Khoan

Đã hơn một tháng nay dư luận cả nước xôn xao về vụ cưỡng chế thu hồi đất diễn ra tại xã Vinh quang, huyện Tiên lãng (Hải phòng). Xem ra vụ việc tuy chưa đến hồi kết song cũng đã rõ ra nhiều điều. Cuối cùng thì Thành ủy Hải Phòng cũng đã họp báo bẩy tỏ thái độ của mình; Thủ tướng Chính phủ hôm nay họp với các ban ngành hữu quan để xem xét; đã khởi tố vụ án hủy hoại tài sản của ông Đoàn văn Vươn.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

VÀI ĐIỀU ƯỚC VỀ TÁI CẤU TRÚC

Tác giả : Vũ Khoan

Chín ngày nghỉ Tết dài dằng dặc đã qua, đã đến lúc bắt tay vào làm việc, làm việc cật lực vì nhắm mắt cũng thấy năm nay không dễ dàng chút nào. Mà việc quan trọng nhất, khó khăn nhất là “tái cấu trúc nền kinh tế” - một cụm từ được sử dụng với tần suất cao nhất hiện nay.
        Vì sao phải tái cấu trúc ? thế nào là “tái cấu trúc” ? để tái cấu trúc thì phải làm gì, làm thế nào?..- đó là những vấn đề được bàn thào sôi nổi trong suốt năm qua và cho tới nay vẫn chưa có hồi kết. Nhưng dù sao đi nữa chủ trương tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình phát triển đã được khẳng định trong các văn kiện của Đại hội Đảng cũng như của Quốc hội và Chính phủ khóa mới, hơn thế nữa ba khâu chủ yếu đã được chỉ rõ là tái cấu trúc đầu tư, trước hết là đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các tổng công ty và tập đoàn, tái cấu trúc ngân hàng và các tổ chức tài chính, trước hết là các ngân hàng thương mại; mỗi việc đã được giao cho một Bộ chủ trì xây dựng đề án. Như vậy guồng máy tái cấu trúc đã bắt đầu khởi động và năm nay chắc sẽ tăng tốc.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2012

MÁT MẶT VỀ HƯU


Thăng Sắc
Một số người nói đùa thái quá, cho rằng về hưu là chết rồi mà chưa chôn.
Một số khác, ôn hoà hơn, lại cho rằng về hưu là sống khoẻ, sống vui, sống vô ích.
Tóm lại cứ như là về hưu rồi là vô tích sự.
Té ra không phải như thế. Những người về hưu vẫn nhập thế, tham gia vào nhiều mặt của  cuộc sống sôi động, điển hình là trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ công lý trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải phòng. Này nhé :
Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là một trong những người đầu tiên đã lên tiếng phê phán vụ cưỡng chế, đã theo dõi rất sát vụ việc và đã phát biểu ý kiến chỉ đạo.  Tiếp theo là Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên đại biểu quốc hội khóa X, rồi đến nguyên Thứ trưởng Đằng Hùng Võ, chuyên gia đầu ngành về luật đất đai,  nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão ...đã phát biểu chính kiến của mình về vụ cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên lãng.
Mới đây nhất có lá thư của ông Nguyễn Đăng Quang, Đại tá công an đã về hưu, gửi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an xem xét điều tra trực tiếp vụ án giết người, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại tài sản công sân tại huyện Tiên lãng, không để cho Giám đốc Công an Hải phòng Đỗ Hữu Ca chỉ đạo điều tra vì ông này đã tham gia vào vụ cưỡng chế.
Ý kiến của các vị nêu trên đều là chỗ dựa  cho cuộc đấu tranh chống tiêu cực, giành công lý, thúc đẩy chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, được nhân dân hoan nghênh và ủng hộ
Đấy là những người tiêu biểu, tất nhiên còn nhiều người về hưu khác nữa cũng đã lên tiếng, kịp thời và xác đáng.
Thật mát mặt về hưu !!!


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

TIN VUI

Tô Văn Trường
Tin vui:  “Đúng là cái gì đến đã đến”
Cách đây khoảng 2 tuần, tôi viết bài “Bẫy chết người” phần kết luận nêu rõ để công tác điều tra được khách quan phải tạm đình chỉ ngay chức vụ của chủ tịch huyện và chủ tịch xã chờ xử lý khi làm rõ trách nhiệm các bên liên quan.
Chiều hôm nay, đã có tin chính thức thường vụ thành uỷ Hải Phòng quyết định đình chỉ công tác phó bí thư chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh. Kiểm điểm trưởng công an huyện Lê Văn Mai, bí thư đảng uỷ xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan, chủ tịch UBND xã Lê Văn Liêm sẽ xử lý nghiêm khi có kết luận chịu trách nhiệm cá nhân. Theo tôi nghĩ còn một loạt các quan khác ở cấp thành phố Hải Phòng vừa qua phát biểu hồ đồ, bao che thể hiện ấu trĩ cả về chính trị, nghiệp vụ, làm mất uy tín Đảng và nhà nước cũng phải xử lý vì họ không còn xứng đáng là công bộc của dân.
Xử vụ anh Vươn theo pháp luật  nhưng phải xét đến  yếu tố giảm nhẹ vì nguyên nhân đã đẩy người lính, người nông dân đến bước đường cùng.  Ngay việc đây có phải là chống người thi hành công vụ hay không cũng phải xem lại? Có ý kiến cho rằng thi hành công vụ phải có đủ 2 yếu tố (1) Lệnh quyét định từ cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và (2) Lệnh đó phải đúng pháp luật. Thực chất qua các nguồn thông tin chứng cứ thì mới chỉ có điểm 1 nói trên là đúng thì không thể nói anh Vươn chống người thi hành công vụ mà chỉ chống lại đám tay sai của đám cường hào mới  cố tình làm sai pháp luật!   
Tin rằng Thủ tướng trực tiếp ra tay, với sự phối hợp khách quan của các cơ quan trung ương (thực sự dân không còn tin vào lãnh đạo địa phương cả về tâm và tầm)  sẽ trả lại công lý cho người nông dân. Hay nói cách khác đó là một cái kết có hậu không những cho người nông dân mà còn là hồng  phúc của đất nước nhờ tiếng súng hoa cải của anh Vươn! 

MẤT GÌ, ĐƯỢC GÌ TỪ VỤ CƯỠNG CHẾ Ở TIÊN LÃNG ?

Thăng Sắc

Vụ cưỡng chế ông Đoàn Văn Vươn ở cống Rộc, huyện Tiên Lãng, Hải phòng, tuy chưa có kết luận ai đúng ai sai thì cũng đã bộc lộ ngay ra mấy cái mất (nếu không gọi là thất bại) và mấy cái được sau :
Mất gì ?

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

ĐẠO LÝ ĐẰNG SAU CÁC QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Tác giả :  Hồ Vũ


Mấy hôm nay dư luận Hà nội bàn tán nhiều về việc đổi giờ học và giờ làm. Việc này mới thực hiện có vài ba ngày làm sao có thể đánh giá chuẩn xác được, nhất là lại tiến hành sau Tết, sinh hoạt xã hội chưa trở lại bình thường: các trường đại học chưa học lại, lao động ngoại tỉnh chưa trở lại, nhiều cửa hàng chưa mở lại. Do đó nên đợi thêm để có cái nhìn sát thực.
          Tuy nhiên qua các luồng dư luận trái chiều nhau, nhất là xung quanh sự đảo lộn đối với các cháu học sinh và phụ huynh và các thầy cô giáo có một điều đáng suy ngầm; đó là đạo lý đằng sau quyết định hành chính này.

TẢN MẠN XUÂN NHÂM THÌN 2012 - V


Mỗi lần hô “linh tình … phộc!”, người đàn ông sẽ cầm biểu tượng dương vật bằng gỗ đâm vào biểu tượng âm vật cũng bằng gỗ mà người phụ nữ đang cầm trong bóng tối. Nếu trúng, đó là điềm may mắn cho cả làng trong năm.

Đêm 11 tháng Giêng âm lịch, hàng nghìn người dân xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) và các vùng lân cận đã đội mưa, chịu rét để xem lễ hội Trò Trám, còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc” – lễ hội độc đáo có một không hai của người dân xóm Trám, xã Tứ Xã.

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

TẢN MẠN XUÂN NHÂM THÌN 2012 - IV

                                  ĐẠI HẠ GIÁ

Truyện ngắn, không rõ tác giả.
Sưu tầm từ mail Hai Lê


Thời  buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử  v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc  làm,  cũng  nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Lev  Tolstoy,  Tagore,  Dostoievski...  đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị “hạ” nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm  nhìn xuống các tên tuổi từng “vang bóng một thời”, tôi thầm hỏi :    
 -  Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị ?