Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

CHUYẾN ĐI NGOẠI GIAO NHÂN DÂN


Nguyễn Văn Vụ, Phó Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia

Năm 2013, trong một cuộc nói chuyện với cựu quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở Hà Nội, Thủ tướng Hun Sen nói : “Tôi muốn làm sao tổ chức cho các đồng chí cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia và các cháu con, em gia đình liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam sang thăm Campuchia để thấy nơi mà các đồng chí Việt Nam đã chiến đấu hy sinh giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng, ngày nay đã hồi sinh như thế nào”.
         
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Hun Sen và thể theo nguyện vọng của hàng vạn quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã chiến đấu công tác ở Campuchia, Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia do đồng chí Vũ Mão, nguyên UVTW đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội làm chủ tịch và Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam do bà Men Sam On, phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Quốc hội-Thượng viện và Thanh tra Chính phủ Campuchia làm chủ tịch đã chỉ đạo hai Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia và Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam thực hiện việc tổ chức đưa các cựu quân tình nguyện, chuyên gia, con em gia đình liệt sỹ Việt Nam ở Campuchia sang thăm lại đất nước chùa tháp.

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Cambodia, lá bài cũ và câu chuyện mới của người Trung Quốc

Bài này tìm trên mạng, có ký tên của tác giả Lang Anh.
Những ngày gần đây, báo chí thế giới và Việt Nam lác đác có những thông tin nhắc đến những mâu thuẫn lẻ tẻ nổ ra tại biên giới Việt Nam – Campuchia. Đây không phải là một câu chuyện mới mà đã bắt nguồn từ lâu trong quá khứ.
Những tranh cãi giữa Việt Nam và Campuchia về phần lãnh thổ ngày nay được gọi là đồng bằng sông Cửu Long (Lãnh thổ chính thức thuộc Việt Nam hiện đại) và Campuchia khmer krom (theo cách diễn giải của người Campuchia) từng kéo dài trong nhiều thế kỷ. Về mặt lịch sử, đây là vùng đất hoang vu gần như không người ở cho đến khi những đoàn khai hoang đầu tiên của người Việt và người Minh hương (người Trung Quốc bại trận dưới triều Minh chạy sang Việt Nam lánh nạn và xin thần phục triều đình nhà Nguyễn) khai phá. Bằng nỗ lực trong nhiều thế kỷ, họ biến một vùng đất hoang vu, sình lầy thành một khu vực đông đúc và giàu có. Vùng đất này, được gọi là Nam Kỳ theo cách định danh chính thức của vua Minh Mạng vào năm 1832. Với sự kiểm soát trên thực tế trong nhiều thế kỷ, đây là vùng lãnh thổ được công nhận thuộc về Việt Nam theo mọi hiệp ước và bản đồ quốc tế hiện đại.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Vài bệnh mãn tính của trí thức Việt

Nguyễn Quang Dy

Ngày nay, các bác sỹ thường khuyên chúng ta phải kiểm tra sức khỏe định kỳ nếu không muốn bị đột tử ( tim mạch) hay mắc các bệnh nan y (như ung thư). Trong “thế giới phẳng”, Tom Friedman cũng khuyên các doanh nghiệp phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nếu muốn tồn tại và phát triển. Không biết giới trí thức Việt có kiểm tra sức khỏe và khám bệnh thường xuyên không, và có thừa nhận bệnh tật của mình không?

Thứ trưởng Lê Mai: “Kiến trúc sư trưởng” quan hệ Việt - Mỹ

Lê Thọ Bình

20 năm trước, ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

 
71
Thứ trưởng Lê Mai (bên phải) và Thượng nghị sĩ John Kerry trả lời các nhà báo sau phiên họp tại Hà Nội tháng 11/1992 - Ảnh: AFP
20 năm trước, ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với nền ngoại giao Việt Nam nói chung và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng. Kết quả này là sự nỗ lực của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó không thể không nói đến vai trò của Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai, người được truyền thông Mỹ đánh giá là một trong những “kiến trúc sư” mối quan hệ Việt - Mỹ.

Người đi tiên phong trong bình thường hóa Việt - Mỹ

Nguyễn Hồng Thạch
(Hiện là Đại sứ Việt Nam tại Iran)

Những ngày này, Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang thực hiện chuyến thăm Mỹ lịch sử. Lần đầu tiên người đứng đầu Đảng CSVN thăm Mỹ. Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước có lẽ đến bây giờ mới có thể nói là hoàn thành khi Mỹ công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, thừa nhận vị trí của Đảng CSVN trong nền chính trị của Việt Nam.

Tổng thống Mỹ từ lâu đã đón Tổng Bí thư Đảng Cộng sản (ĐCS) Liên Xô hay Chủ tịch ĐCS Trung Quốc, nhưng Breznev là trường hợp đặc biệt, là đại diện của một siêu cường ngang hàng với Mỹ. Còn Chủ tịch Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, bên cạnh chức danh Chủ tịch Đảng, họ còn là Chủ tịch nước CHND Trung Hoa. Chỉ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo ĐCS duy nhất không có chức danh chính quyền được Tổng thống Mỹ tiếp tại Nhà Trắng. Nhưng phải 20 năm sau khi hai nước bình thường mới có sự thừa nhận này của Mỹ đối với hệ thống chính trị của Việt Nam. Mọi việc đều có lý do tồn tại của nó. Hoàn cảnh quốc tế và khu vực thay đổi là lý do để có sự kiện ngày hôm nay.