Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Giải pháp “tiết kiệm” môi trường cho đường nông thôn

Bình Minh, VietnamNet-Khoa học, 28/5/2012
Trước bài toán giao thông nông thôn có nguồn kinh phí hạn chế trong khi khối lượng cần đầu tư lớn, vật liệu HRB đang được xem là giải pháp khả thi với ưu điểm không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn thân thiện với môi trường.
HRB - giải pháp vật liệu mới


Theo báo cáo của Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay đa số các con đường giao thông ở nông thôn sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như: cấp phối đá dăm, nhựa và bê tông xi măng với tỉ lệ đường cấp phối đá dăm chiếm 32,34%, đường nhựa chiếm 14,31% và đường bê tông xi măng chiếm 14,6%.

‘Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng đúng quy trình’


 "Không có quy định nào nói rằng một doanh nghiệp đang trong quá trình thanh tra thì không được bổ nhiệm, thuyên chuyển cán bộ", Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời báo chí, chiều 27/5.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TW gửi tới Bộ trưởng Thăng 4 thắc mắc

Thảo Lăng

Ông Hương cho rằng, cách ứng xử hợp lý nhất của Bộ GTVT trong thời điểm này là Bộ trưởng đăng đàn trả lời công luận về chuyện đề bạt ông Dương Chí Dũng.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TW cho biết, giữa ông và gia đình ông Dương Chí Dũng có mối quan hệ thân tình, do đó ông rất hiểu và quan tâm tới những vấn đề liên quan tới ông Dũng. 

"Đề nghị Bộ trưởng Thăng giải trình về sự thật quá phũ phàng, đau xót"

Thứ sáu 25/05/2012
(GDVN) - Bà Nguyễn Thị Hoài Thu – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói: “Nếu coi Vinalines là một bệnh nhân ung thư và Quốc hội không mổ xẻ vụ này thì sẽ còn nhiều bệnh nhân ung thư nữa”.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Dân muốn học “kinh nghiệm làm giàu” của quan chức

Thanh Hoa, báo Pháp Luật.
Phóng viên: Ông nói tham nhũng không còn tinh vi nữa mà là trắng trợn, ai cũng thấy. Nhưng tại sao chúng ta nói mãi vẫn không giải quyết được tình trạng đó?
+ ĐBQH Lê Nam: Đấy là vấn đề chúng ta đang bàn. Ý kiến của tôi cũng chưa phải là phản ánh đúng hết được những đánh giá về tình hình tham nhũng. Nhưng rồi đây các cơ quan có trách nhiệm phải có tổng kết đánh giá để trả lời câu hỏi vì sao. Phải trả lời rõ vì sao thì mới rõ các giải pháp cụ thể.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Đề xuất động trời của ông Dương Chí Dũng: Đổ bùn lấp biển Cát Bà

(Dân Việt) - Ông Dương Chí Dũng - người đang bị truy nã - ngay khi chân ướt chân ráo sang làm Cục trưởng Cục Hàng hải đã tham mưu cho cấp trên về phương án... đổ gần 40 triệu m3 bùn ra biển.

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có thông cáo báo chí đề ngày 15.5 thanh minh về ý định đổ gần 40 triệu m3 bùn ra biển.
Văn bản hỏa tốc

Ông Dương Chí Dũng đang trốn ở đâu?


 Lao động điện tử, 24/5/12


Như VTC News đã đưa tin, ngày 17/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an đã khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Hàng hải để điều tra hành vi Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian ông này làm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Tuy nhiên, tại thời điểm CQĐT ra quyết định khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc thì ông Dũng đã vắng mặt. CQĐT đã xác định bị can Dũng bỏ trốn và ngay lập tức ra quyết định truy nã.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Đề nghị Bộ trưởng Thăng đăng đàn trả lời về vụ Vinalines

Tô Sơn Nam
LTS: Sau những thông tin về những điểm bất thường trong việc đề bạt ông Dương Chí Dũng vào vị trí Cục trưởng Hàng hải khi (thời kỳ ông này làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines) khi Thanh tra Chính phủ đang điều tra về những thua lỗ của tập đoàn Vinalines, nhiều độc giả đã gửi ý kiến phản hồi về báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là bức thư của độc giả Tô Sơn Nam gửi cho Bộ trưởng Đinh La Thăng, bày tỏ mong muốn Bộ trưởng đăng đàn trả lời về vấn đề này. 
Tòa soạn xin đăng nguyên văn nội dung bức thư:
 
Xin chào Bộ trưởng Đinh La Thăng!
Kể từ ngày ông ngồi lên chiếc ghế nóng, chính thức làm Bộ trưởng Bộ GTVT, tôi cũng như nhiều triệu người dân trên đất nước Việt Nam này liên tục cập nhật thông tin về Bộ GTVT cũng như những động thái, đề án mới mà ông đưa ra.

Cần làm rõ “nghi án” bao che ông Dương Chí Dũng

Bên lề phiên họp Quốc hội, TS. Cao Sỹ Kiêm (đại biểu tỉnh Thái Bình) - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thẳng thắn trao đổi về vụ khởi tố, truy nã Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐQT TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Dương Chí Dũng.
Dư luận những ngày qua liên tục ngỡ ngàng với một loạt thông tin về sai phạm tại Vinalines, khởi tố Cục trưởng Cục Hàng hải, rồi tin ông Dũng bỏ trốn, bị truy nã quốc tế… Băn khoăn lớn nhất hiện nay là việc ông Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải chỉ 2 tháng trước khi vụ việc tại Vinalines vỡ lở, TCty đang bị thanh tra, thậm chí đã nhận được dự thảo kết luận về các sai phạm. Ông có cho rằng có nhiều “điểm mờ” trong việc bổ nhiệm cán bộ này của Bộ GTVT?

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Lời của người xưa trong thời hội nhập


Quan trọng hơn cả, là xây dựng xã hội dựa trên nền tảng luật pháp rõ ràng, Nhà nước minh bạch, mới mong một quốc gia vững mạnh như Cụ Hồ từng mong ước
Hè năm 2010, vừa từ Mỹ trở về, tôi đưa hai cậu con trai ra thăm Lăng Hồ Chủ Tịch. Cậu lớn hỏi về hai khẩu hiệu "Nước CHXHCN VN muôn năm" và phía bên kia là "Hồ Chủ Tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta".
Tôi dịch thì cu cậu gật gù, người nằm trong lăng giống như George Washington sinh ra nước Mỹ. Tôi bảo, đúng thế con ạ. Ông Hồ không sinh ra nước Việt Nam nhưng là người viết tên Việt Nam trên bản đồ thế giới sau 100 năm nô lệ thời Pháp và ngàn năm Bắc thuộc. Ông xứng đáng có một chỗ đứng ở thành phố này giống cái tháp bút Washington giữa thủ đô Hoa Kỳ.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Ông Dương Chí Dũng “biến mất” khi nào?

TT - Cơ quan điều tra đã truy nã bị can Dương Chí Dũng - cục trưởng Cục Hàng hải VN, nguyên chủ tịch HĐQT, nguyên tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines). Vậy ông Dũng bỏ trốn khi nào?
Ngày 3-5, ông Dương Chí Dũng còn phát biểu tại buổi gặp mặt kỷ niệm 47 năm ngày truyền thống ngành hàng hải VN - Ảnh www.vinalines.com.vn

Sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm cục trưởng

Tổng công ty hàng hải (Vinalines) dưới thời ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, nhưng cơ quan chủ quản là Bộ GTVT lại có quyết định bổ nhiệm ông này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN.

Sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm cục trưởng
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chúc mừng ông Dương Chí Dũng (phải) tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN - nguồn: Cục Hàng hải VN

Phố Hà Nội bây giờ

Thuở trước, khu 36 phố phường đất Long thành được gọi tên bằng các phố hàng để đánh dấu sự phát triển của các phường hội, làng nghề. Đến nay, qua hàng vạn sự biến thiên, Thăng Long – Hà Nội được mở rộng ra vùng ngoại thành, phố xá còn tên nhưng nghề còn nghề mất. Qua bao triều đại, bao cuộc binh biến, 36 phố phường giờ trở thành phố cổ. Những năm 80 của thế kỷ XX Hà Nội bước vào cuộc chiến thương trường giờ không còn nanh nọc, chua ngoa kiểu dân gian mà khôn khéo, sòng phẳng, quanh co kiểu kinh tế thị trường. Mọi người dân ai cũng bị cuốn vào guồng quay ấy.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Thuốc thịt người, một phá sản văn hóa?

Nguyễn Quang Thân
 


(TBKTSG) - Sự phá sản ấy được hải quan Hàn Quốc may mắn phát hiện ra khi họ tìm thấy món hàng đặc biệt có nguồn gốc Trung Quốc, với hàng ngàn viên thuốc được chế tạo một cách đơn giản bằng thịt người. Chuyện ăn thịt người không phải là cái gì mới xảy ra.

Người dân thích dùng hàng “fake”

(Petrotimes) - Hàng “fake” là tên gọi để chỉ các loại hàng nhái, bắt chước các thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, ngược lại với việc tránh mua phải hàng giả, người tiêu dùng hiện nay lại có trào lưu sử dụng các loại hàng này…
Giải quyết khâu… “oai”
Nhiều người yêu thích thời trang mê mẩn mẫu mã, kiểu dáng của hàng hiệu, nhưng lại không có đủ tiền khi bỏ cả đống tiền đổi lấy một chiếc túi, đồng hồ, hay một bộ váy, áo “mốt” nhất. “Giải pháp là mua hàng fake cao cấp hoặc fake 1, fake 2, 3 (hàng nhái nhiều cấp độ), vừa rẻ hơn hàng chục lần mà vẫn đẹp”, một tín đồ hàng fake khẳng định.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Nào ta cùng xoay

SGTT.VN - Tôi tình cờ đọc được blog của A.H., một cô gái trẻ đang làm việc tại một công ty PR tại TP.HCM. Qua blog của mình, A.H. kể về trải nghiệm của chính cô trong việc cố gắng thu xếp chi tiêu trong mức tối thiểu 2 triệu đồng trong vòng 20 ngày, hay là 100.000 đồng/ngày. Một chuyện tưởng chừng quá đơn giản, vậy mà cuối cùng A.H. đã phải thú nhận mình thất bại.

“Chặt chém” không thương tiếc

Anh Nguyễn Văn Hưng, hướng dẫn viên du lịch chia sẻ: “Du khách nước ngoài thường xuyên phải trả giá cắt cổ cho dịch vụ mà họ sử dụng. Một chuyến taxi từ phố Lò Sũ đến Ngô Quyền lẽ ra chỉ hơn 10.000 đồng nhưng lái xe chạy lòng vòng khắp nơi rồi lấy vài trăm nghìn là bình thường. Lập lờ giữa tiền đồng và USD cũng là cách các lái xe taxi qua mặt du khách nước ngoài để lấy tiền. Chẳng hạn, đồng hồ bấm cước hiện 50.000 đồng nhưng lái xe chỉ bấm số 50 nên du khách nghĩ cước phí cho chặng đường hết… 50 USD”. Và đương nhiên với cách “móc túi” khách du lịch như vậy, chắc chắn họ sẽ không quay trở lại Việt Nam.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Chấm mút, cắt xén quyền lợi của dân, dân ắt phẫn uất!

Khẳng định sở hữu toàn dân về đất đai có thể giải tỏa những điểm nóng hiện nay? Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc khuyến nghị.
Ông Nguyễn Đình Lộc (ảnh) nói:Trước hết chúng ta phải nhìn vấn đề đất đai trong bối cảnh chung của đất nước là đi lên từ nông nghiệp, 90% đất đai là đất nông nghiệp. Trong khi đó Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa, hiện đại hóa (HĐH) cần rất nhiều đất đai để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị. Vì vậy, đất đai đang trong tay nông dân sử dụng được thu hồi với số lượng lớn để phục vụ cho công cuộc phát triển này. Tất cả câu chuyện ấy tạo nên sự phức tạp rất lớn trong vấn đề đất đai.
Lợi ích nhóm làm lòng dân không yên

Thơ Nguyễn Vũ Thiện Anh

Nguyễn Vũ Thiện Anh năm nay 8 tuổi, là học sinh lớp 3A1 trường Tiểu học Việt-Úc Hà Nội. Những ngày hè đang về, sắp đến lúc chia tay bạn bè và thầy cô giáo, Thiện Anh đã viết bài thơ Hè về, tình cảm bồi hồi xúc động, lời thơ nhẹ nhàng và có nhiều cái nhìn bất ngờ lý thú của trẻ thơ.

HÈ VỀ


Hoa phượng nở đỏ thắm
Ve sầu hát râm ran
Nắng vàng trải khắp nơi
Hè về rồi, bạn ơi!

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Kể chuyện Myanmar - 12


Giáo dục ở Myanmar
1. Chất lượng giáo dục
Hệ thống giáo dục của Myanmar dựa trên hệ thống giáo dục của Vương quốc Anh áp dụng tại Myanmar gần một thế kỷ. Tiếng Anh được dạy như ngôn ngữ thứ hai từ cấp mẫu giáo.
Năm 1948 sau khi giành lại độc lập, chính phủ Myanmar rất coi trọng phát triển ngành giáo dục và tin tưởng kết quả đào tạo của ngành giáo dục sẽ góp phần đưa sớm Myanmar trở thành con rồng Châu Á như quốc gia này đã đề ra. Cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, chất lượng đào tạo của các trường đại học Myanmar thuộc nhóm đầu thế giới.[1]

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Ngành giao thông cần một bộ trưởng giỏi nhưng chắc chắn đó không phải là ông Đinh La Thăng

Mạnh Quân

Đã gần 9 tháng kể từ khi ông Đinh La Thăng được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng Giao thông vận tải. Sau những tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên của ông tại Quốc hội và một loạt tuyên ngôn và các hoạt động điều hành của ông trên cương vị người đứng đầu ngành giao thông, cũng đã đủ thời gian để dư luận có những đánh giá đầy đủ hơn về trình độ, năng lực và cả phẩm chất của vị bộ trưởng này.

‘DN chết rồi mới đem tiền đến viếng’?

Bùi Kiến Thành
Doanh nghiệp đang giãy chết mới cần cứu
- Theo đánh giá của ông thì gói giải pháp 29.000 tỷ đồng có giúp vực dậy được các doanh nghiệp?
TS. Bùi Kiến Thành: Hiện doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn: Không tiếp cận được nguồn vốn vay, lãi suất quá cao, hàng hóa đắp chiếu, máy móc ngừng hoạt động, công nhân thất nghiệp… Vấn đề là phải tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp phát triển vững vàng đi lên. Lúc này, chính sách tiền tệ phải đứng hàng đầu.

Vụ đánh nhà báo: Người trong cuộc lên tiếng

TT - Ngày 9-5, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm - trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) - đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về việc bị công an đánh khi đang tác nghiệp tại Văn Giang (Hưng Yên).
>> Vì sao dân Văn Giang quyết liệt bám giữ đất?
>> Cưỡng chế Văn Giang: Lời kể của nhà báo VOV bị đánh



Ông Nguyễn Ngọc Năm: “Tôi nhiều lần kêu to: Tôi là nhà báo” - Ảnh: H.ĐIỆP
Cũng hôm qua, ông Bùi Huy Thanh - chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên - xác nhận lãnh đạo tỉnh này đang yêu cầu làm rõ vụ việc.

VOV yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm vụ 2 nhà báo bị hành hung tại Văn Giang

(VOV) - Đài TNVN đã gửi công văn chính thức đến Ban Tuyên giáo TW, Bộ TT- TT, Hội nhà báo VN, UBND tỉnh Hưng Yên, đề nghị cùng phối hợp làm rõ và xử lý minh bạch, dứt điểm, thông báo công khai kết quả với công luận

Kể chuyện Myanmar-11

Chu Công Phùng
                    THÔNG TẤN VÀ BÁO CHÍ Ở MYANMAR

Do tình hình chính trị nội bộ phức tạp và bị bao vây cấm vận từ bên ngoài, đến cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Myanmar vẫn là một trong ít quốc gia Châu Á có nền công nghệ thông tin lạc hậu nhất và công tác thông tin tuyên truyền nghèo nàn nhất.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Giật mình với thu nhập của người Việt Nam

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.

Một ngày không thể quên

Truyện ngắn của Phương Lan

Hôm nay là ngày quyết định sẽ đưa mẹ vào Viện dưỡng lão. Cả đêm qua thao thức không ngủ được, Phượng trằn trọc xuốt đêm, nghĩ ngợi lan man hết chuyện này sang chuyện khác, lòng rối như tơ vò. Gần sáng nàng mới mệt mỏi thiếp đi, nhưng vừa chợp mắt được một lát, Phượng bỗng choàng tỉnh dậy vì một mùi khét từ nhà bếp xông lên làm nàng tỉnh hẳn ngủ. “ Thôi chết rồi, mẹ lại quên tắt bếp ” Phượng nói thầm như vậy, rồi không kịp xỏ dép, nàng hốt hoảng chạy thật nhanh xuống nhà dưới. Căn bếp mù những khói, hơi khét từ cái nồi đang nấu trên bếp bay tỏa khắp căn phòng, lửa xanh vẫn liếm quanh đáy nồi. Phượng vội vàng tắt bếp gas, bê cái nồi đặt qua một bên, rồi mở tất cả các cửa cho khói bay ra, may quá, nàng xuống kịp, nếu không cả nhà lại bị một phen hoảng vía. Từ khi mẹ bị bệnh lú lẫn, Phượng phải khoá ống gas mỗi khi đi làm, nhưng hôm nay nàng ở nhà nên không khóa, vì có dè đâu bà cụ lò mò xuống bếp sớm thế. Phượng đứng im, định thần một lúc cho tim bớt đập, rồi mới chậm rãi bước ra cửa sau.

VOV lên tiếng về vụ 2 nhà báo bị hành hung ở Văn Giang

Vnexpress, 9/5/12

Trung tâm tin (Đài tiếng nói Việt Nam) vừa gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên công văn đề nghị làm rõ việc nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị hành hung. Hai nhà báo xác nhận, họ chính là người bị đánh trong clip được cho là ghi trong bối cảnh cưỡng chế tại Văn Giang.
> Lãnh đạo Hưng Yên báo cáo về vụ Văn Giang

Ngay trong ngày cưỡng chế thu hồi đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan, Văn Giang (24/4), trên mạng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Dù phải nhận các đòn đánh tới tấp nhưng hai người đàn ông mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm không có động tác phản kháng.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang


Sáng 24.4.2012, UBND H.Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) đã huy động lực lượng thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan.
Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang
Sau khi vụ việc kết thúc, trên một số trang mạng điện tử đã xuất hiện đoạn video được cho là ghi lại vụ cưỡng chế, trong đó có hình ảnh một số người dân bị lực lượng cưỡng chế (có công an mặc sắc phục) hành hung.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Cái Ngáp Của Nền Kinh Tế

Đào Tuấn
Năm 2009, khi nhận danh hiệu “Người giàu nhất Việt Nam” với tổng tài sản lên tới hơn 12.000 tỷ , doanh nhân Đoàn Nguyên Đức “khiêm tốn”: “Dù khủng hoảng có qua hay không qua thì chắc chắn tôi sẽ trở thành tỷ phú đô la trong năm 2010”. Và “Nếu tài sản của tôi là 1 tỷ USD thì tài sản của Công ty sẽ là 2 tỷ USD”. Bấy giờ, không ai nghi ngờ sự “khiêm tốn” của ông cả. Chí ít, ông cũng là người “chơi” máy bay đầu tiên ở Việt Nam, từng tuyên bố mua lại cổ phần của CLB Asenal…Nhưng đến năm ngoái, giấc mơ tỷ phú đô la của ông Đức bị một cú nốc ao khi số tiền “trong két” chỉ còn lại 4.348 tỷ đồng, mất trắng 70% trong chỉ 1 năm do giá cổ phiếu HAG giảm thảm hại. Đến hôm qua, những thông tin chính thức cho thấy Hoàng Anh Gia Lai nợ tới 15.493 tỷ đồng, tương đương với 63% tổng tài sản. (Để tiện so sánh, xin nhắc lại là khoản nợ khiến đại gia thủy sản Bình An phải “đi nước ngoài chữa bệnh” chỉ 1.200 tỷ).

Kể chuyện Myanmar-10

Chu Công Phùng

          VĂN HỌC NGHỆ THUẬT MYANMAR

Myanmar có nền văn hóa lúa nước lâu đời mang đậm màu sắc Phật giáo dòng Tiểu thừa và tiếp thu nhiều tình hoa của văn hóa Ấn Độ và văn hóa Thái Lan. Văn hóa Phương Tây cũng xâm nhập vào Myanmar trong gần một thế kỷ thuộc Anh.

Khác với những nước có chung biên giới với Trung Quốc và tuy cộng đồng người Hoa ở Myanmar khá đông đúc, nhưng Myanmar hầu như không tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Myanmar có Lịch nông nghiệp (Âm lịch) và 7 con Giáp khác hẳn 12 con Giáp của Trung Quốc, các ngày lễ tết trong năm cũng khác Trung Quốc. Tư tưởng Khổng giáo, Nho giáo, chữ viết, văn học cổ điển, âm nhạc, phong tục tập quán văn hóa của Trung Quốc hầu như không tồn tại ở Myanmar [1].

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Rùng mình theo chân quý bà vượt biên đánh bạc

Hải Nam 
(Nguoiduatin.vn) - Nhiều quý bà tìm đủ trăm phương nghìn kế, đổ xô theo cánh đàn ông cầm bạc tỷ đi “du lịch” ở casino. Và cũng từ các casino vùng biên, không ít người đàn bà đã trở thành trắng tay, phải bán đất, bán nhà, thậm chí là gán con.
    Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hàng trăm người Việt lại vượt biên sang Campuchia đánh bạc lại rầm rộ như đi hội.

    Lê Nguyễn kể chuyện ngoại giao-15


                                  MỘT BẤT NGỜ THÚ VỊ

    Sau sự cố ở Abudabi (đã kể trong bài trước), tôi tiếp tục có chuyến công tác tới khu vực Bắc Phi và ở đây tôi lại gặp một bất ngờ thú vị. Chuyện này xẩy ra ở Algeria năm 1999.
    Hầu như trong suốt thập kỷ 90, tình hình Algeria vô cùng phức tạp. Các hành động bạo lực, khủng bố liên tục diễn ra trên phạm vi toàn quốc làm cho an ninh, trật tự xã hội rối loạn, kinh tế khó khăn và đối ngoại bị ảnh hưởng. Từ năm 1999, ông Bouteflika trúng cử Tổng thống lên nắm quyền, bắt đầu thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, tình hình trong nước bắt đầu có chuyển biến theo hướng tích cực : an ninh từng bước được cải thiện, hoạt động chính trị, kinh tế dần dần ấm lên. Bạn cũng rất chú ý triển khai hoạt động đối ngoại nhằm khôi phục hình ảnh, vị trí của Algeria ở châu Phi.

    Từ bún cháo "chửi" nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội

    Vnn, 5/512
    Người Hà Nội bây giờ “dễ tính” và “cam chịu” quá nên mới đến mức đi ăn phải chịu nhục vì chửi, sáng ra đi chợ bị chửi, vào cơ quan không được việc bị chửi, đến cơ quan y tế, công quyền cũng bị chửi, đi trên đường bị chửi té tát thậm chí có thể gây chiến tại chỗ…



    Muôn kiểu chửi
    Anh Nguyễn Văn An (lập trình viên máy tính của công ty phần mềm CNC, Hà Nội) có kể lại việc làm gây bất bình của chủ quán họ “vô học”. Anh bức xúc “chúng hành xử với thượng đế như là bọn du côn, bất cần đời ấy”. Sự việc bắt đầu từ cô gái người Sài Gòn ra Hà Nội công tác khi rẽ vào một quán bún chả ven hồ Trúc Bạch ăn khi tính tiền thì cô này bị “lấy đắt gấp đôi” vì trót để lộ mình là người Sài Gòn.

    Tên Việt trên đất Mỹ

    Bài này dí dỏm, đậm nỗi chua xót rất thực của những người xa xứ. Rất tiếc không biết tên tác giả, nguồn lấy từ ngocdx81@yahoo.com
    Cũng như đêm cuối cùng của Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được, chờ ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Cụ Phúc đêm nay cũng vậy ! Ngày mai cụ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ. Cụ nằm trăn trở nghĩ đến cả mười năm trời dằng dẵng, từ khi đủ năm để hợp lệ nạp đơn đến những đêm đứa con trai đi làm về chở cụ đi học lớp luyện thi vào quốc tịch ở văn phòng USCC . Cụ nghĩ nó như con thoi giữa 2 thế hệ. Trong tuần đưa cụ đi học tiếng Anh, bắt cụ phải trả lời điện thoại " hello " chứ nói " tôi nghe đây " làm sao Mỹ hiểu được . Cuối tuần đưa con đi học tiếng Việt, mắng con gọi xe " fire truck" là " xe lửa " , phải nói là " xe cứu hỏa " hay " xe chữa lửa " chứ. Nhiều lúc cụ thấy phải chi mà thằng chắt đi học tiếng Anh, còn cụ đi học tiếng Việt thì mới đúng theo lý tự nhiên của trời đất.

    Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

    Lại nói về tài và những sáng kiến của Đinh Bộ trưởng

    Thành Trung (Dân làm báo) 

    .Báo chí mạng thời gian gần đây đã quá “ưu ái” với bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng (xin phép viết tắt theo kiểu xưng hô trong phim chưởng của Tàu là “ĐBT” – tức là Đinh Bộ trưởng), bởi tần suất xuất hiện tên ĐBT trên báo chí in và mạng lề đảng có lẽ nhiều nhất Việt Nam. Nhưng khác với thời gian đầu khi ĐBT mới nhậm chức và “nổ” lốp bốp, những ý kiến của cánh báo chí cũng như độc giả, kể cả một số quan chức và nhân vật nổi tiếng hiện nay là những tiếng than thất vọng, phẫn nộ. Có bạn đọc thốt lên: “mỗi khi bộ trưởng có “sáng kiến” là người dân lại giật thót cả mình”. Gần đây nhất, khi phản ứng về “sáng kiến” bắt nhân dân đóng hụi (họ) chết cho số tiền nộp phạt mà họ “sẽ” vi phạm luật giao thông (tức là người dân chưa vi phạm luật giao thông, nhưng vẫn phải đóng trước tiền nộp phạt cho sự kiện “dự kiến xảy ra ở thời tương lai”), rất nhiều chuyên gia và không ít quan chức phải thốt lên: “lại thêm một “sáng kiến” mới lóe lên trong đầu ĐBT….”

    Thế nào là những giá trị Trung Hoa ?


    Tác giả Joschka Fischer nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức từ 1998 tới 2005.
     Phạm Gia Minh dịch từ Project-Cyndicate 

    Có thể đang tồn tại một nỗi nghi ngại nhỏ nhưng  không phải là thiếu căn cứ rằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ thống trị thể giới trong thế kỷ 21. Bằng chứng cho nhận định  này là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân cao, tiềm năng chiến lược, thị trường nội địa khổng lồ , đầu tư rất lớn vào hạ tầng, giáo dục, nghiên cứu & phát triển đồng thời với việc tăng cường đáng kể lực lượng vũ trang. Điều đó có nghĩa là,  đứng về phương diện chính trị và kinh tế,  chúng ta đang bước vào một thế kỷ của Đông Á và Đông-Nam Á.

    Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

    Kể chuyện Myanmar

    Chu Công Phùng


    Tiềm năng kinh tế Myanmar

    Myanmar là một trong rất ít quốc gia trên thế giới được thiên nhiên ban tặng nhiều nguồn tài nguyên phong phú, hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu "Golden Land" (miền đất vàng) mà người dân Myanmar luôn tự hào với bè bạn quốc tế. Tuy nhiên, hơn nửa thế kỷ qua, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, kinh tế Myanmar được xếp vào loại chậm phát triển so với các nước trong khu vực.
    1. Nông nghiệp:
                Myanmar có 19,39 triệu hecta đất đai nông nghiệp mầu mỡ có thể trồng hơn 60 loại cây nông nghiệp khác nhau từ những loại cây nhiệt đới đến ôn đới, nhưng hiện mới khai thác được 13,15  triệu hecta, diện tích đất còn bỏ hoang hóa tới 6,24 triệu hecta. Cây nông nghiệp chủ yêú của Myanmar là lúa nước, lúa mì, ngô, đậu các loại, lạc, vừng, bông, mía, hoa hướng dương (lấy dầu), thuốc lá...