Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

ĐÀN ÔNG LẠY VỢ

Tác giả Vũ Quốc Túy

(Cho ngày Phụ Nữ, 20 tháng 10-2011)

Tôi rất lười đọc thơ nhưng lại thích chơi thơ nên hay sưu tầm những bài ưa thích lưu vào máy tính mỗi khi tình cờ vớ được ở đâu đó.Tôi không sành thơ lắm nên có thể những bài tôi thích nhiều người không thích. Tất dĩ nhiên thôi!
 Xin kể một chuyện. Vào một buổi chiều giữa năm 2009, điện thoại tôi nhận được một tin nhắn từ một số điện thoại lạ hoắc. Nhắn lại hỏi ai đó? Trả lời Hợp tác xã thơ Hồn Rơm. Đích thị cha này hâm rồi, chập mạch rồi. Tôi gọi lại, lão  xưng tên Văn Thùy. À ra thế! Chả là tôi vừa mới có viết vài cảm nhận về thơ hắn trên một trang Web. Thế rồi lão đọc cho tôi nghe mấy câu thơ lằng ngoằng mới sáng tác. Tôi khen lấy lệ. Năm 2010, buổi tối trước ngày Lễ hội lục bát Canh Dần, trong bóng tối lờ mờ tại sân nhà số 2 Hoa Lư Hà Nội, tôi gặp Văn Thùy. Lão móc túi đưa tôi một tập giấy khổ nhỏ, cỡ A5. Hôm sau đem ra coi, hóa ra tập thơ viết tay. Chữ đẹp, mấy ông viết chữ huân huy chương phải gọi bằng cụ.  Xen kẽ các bài, các trang là các dòng thơ viết kiểu thư pháp. Đại loại “Bóng ta đổ dưới chân ta/ Cả đời không bước nổi qua bóng mình”, “Ngày giờ năm tháng đuổi nhau/ Lịch tơi tả rụng héo màu thời gian” hoặc “Người đi mắc chứng thong manh/ Chân sai cứ đổ vạ thành đường sai” v,v…

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ VỀ CHỐNG NGẬP LỤT ĐÔ THỊ

Tác giả Tô Văn Trường

Mảnh đất hình chữ S của chúng ta năm nào cũng bị bão lũ nhưng năm nay đồng thời cả miền Trung và các tỉnh Nam bộ đều chịu thiên tai khá khốc liệt. Đặc biệt là Thái Lan đang bị thảm họa lũ lụt lớn nhất nửa thế kỷ, đã diễn ra suốt ba tháng qua, gây ảnh hưởng tới ba phần tư diện tích nước này. Ít nhất 356 người đã thiệt mạng và gần 9 triệu người bị tác động trực tiếp tới đời sống. Thủ tướng Thái Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc. 4 quận ở thủ đô Bangkok đã bị ngập kể cả Viện kỹ thuật Á Châu (AIT) cơ ngơi khá hiện đại, nơi đã đào tạo hàng nghìn nhà khoa học Việt Nam cũng bị ngập hơn 1 m nước đã phải đóng cửa.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

GIẤY CHỨNG NHẬN "NGƯỜI"

Sưu tầm

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:
- Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

CÁC-VI-DÍT CÓ MÙI

Truyện vui của Vũ Đức Tâm


Chúng ta đang ở trong thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên ai muốn làm giám đốc cũng đều được cả. Thế là người ta đua nhau làm giám đốc. Giám đốc trung tâm, giám đốc công ti, giám đốc hãng này hãng nọ. Thậm chí có mỗi mình cũng là giám đốc. Các giám đốc đua nhau sắm những « con » xe thật « xịn », đua nhau tuyển các em thư kí trẻ măng, xinh như mộng. Và rồi để tiện quan hệ, các giám đốc đua nhau in các vi-dít sao cho thật ấn tượng, độc đáo : chữ  chìm, chữ nổi, chữ mạ vàng, một màu, nhiều màu, khổ to, khổ nhỏ, rồi một bên tiếng Việt, bên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) dành cho giao dịch quốc tế. Nổi trội và dễ gây ấn tượng nhất là các vi-dít có mùi. Và cũng chính vì cái mùi các vi-dít mà có lần tôi đã là nạn nhân của một cơn tam bành của bà xã, vốn gốc gác vùng Hà Đông.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

HOA MI-MÔ-DA

Truyện ngắn của Thăng Sắc

Tôi chắc chuyến xe của tôi là chuyến cuối cùng đổ khách từ Sài Gòn xuống Đà Lạt. Lúc ấy đã muộn, nhưng nắng cao nguyên vẫn toả trên những ngọn thông, lá thông còn óng ánh bởi những hạt mưa chiều chưa ráo. Tôi cài cúc cổ vì thấy lạnh, phảng phất cái lạnh đầu đông ngoài Hà Nội. Phải đi bộ khá xa mới gặp một chiếc xe ngựa tuềnh toàng, chủ xe vạm vỡ nhưng khuôn mặt trẻ măng, con ngựa hồng còm rom mắt nhìn lơ đãng và cam chịu.
- Chú về đâu, con đưa chú đi. Trông chú, con biết ngay chú mới ở ngoài vào.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

THƠ NGUYẾN VĨNH

VÔ ĐỀ

Nước chảy đá mòn
Lối cũ đã rêu phong
Da mồi tóc bạc
Tuổi xanh là quá khứ
Sướng khổ vui buồn
Cũng luật đời sinh tử
Một kiếp bụi trần
Trôi dạt cõi phù vân


Chỉ tình người
Như biển mông mênh
Sóng vỗ bờ
Cất thành lời hát
Ngàn năm xưa
Ngàn năm sau
Mãi mãi ngàn năm...........

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

PHẨM CHẤT ĐẦU TIÊN : SỐNG TỬ TẾ

Lều văn xin giới thiệu lại dưới đây cuộc trò chuyện rất lý thú của ông Vũ Khoan với báo Sài Gòn Tiếp thị,  chuyên mục Giá trị sống :

                       Phẩm chất đầu tiên: sống tử tế

Dù ở cương vị nào: chính khách, nhà ngoại giao, hay nhà kinh tế, Phó Thủ tướng Vũ Khoan lúc đương nhiệm vẫn luôn là người của công việc. Giờ, thời điểm mà ông có thể thảnh thơi sau khi đã rời chính sự, có thể bình tĩnh chiêm nghiệm cuộc đời, mở rộng cánh cửa và lắng nghe những ngọn gió thời cuộc thổi qua căn nhà yên tĩnh của gia đình, thì dường như không phải vậy… Có lẽ vì ông là người luôn thấy mình phải làm gì đó, và không thể quay lưng lại với cuộc sống .
Ông hầu như ít khi từ chối và luôn sẵn sàng cho những cuộc gặp mặt và giao lưu với thế hệ trẻ, thưa ông?

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

CÁI HẸN MÙA RƯƠI

Thăng Sắc

Như đến hẹn lại lên, cứ vào cuối thu hàng năm là mùa rươi đến. Vậy nên ông cha ta có câu tháng Chín đôi mươi tháng Mười mồng năm là để nhắc cái hẹn này. Là để nhắc những ngày có nước rươi.
          Chẳng cứ gì người xa sứ, người trong nước mà đã mắc vào cái hẹn mùa rươi thì cũng không sao lỗi được. Không có mùa rươi, tiết trời tháng Chín tháng Mười âm lịch cũng đã làm cho lòng người bâng khuâng xao xuyến lắm rồi. Âm dương lúc này hát điệu giao hoan mùa thu, không sôi nổi ào ạt như xuân như hạ mà lắng đọng sâu đậm, đến cái nắng cái gió cũng như được gạn lọc cô đặc, hanh hanh hiu hiu nhớ nhung. Tôi đã đi nhiều nơi, thấy tiết trời hanh hiu làm nao lòng người ấy khó có đâu bì được với sứ mình. Lúc này cũng là lúc đất trời cho con người hạt thóc hạt gạo tháng mười. Có dịp đi trên đồng quê, ta sẽ tha hồ hít mùi thơm lúa mới, cái mùi thơm dám chắc có thể làm chuyển đổi cả nguyên khí trong ta. Và cũng nên sắn quần, bỏ giầy dép ra mà đi đất, để cho bàn chân áp chặt lấy đất ruộng đã gặt, đè lên những gốc rạ mới cắt, dính lấy một chút bùn quê, ta sẽ cảm nhận được những thay đổi giao thời. Khi ấy đã sắp nước rươi.
          Cứ sắp nước rươi, trời đất bao giờ cũng sầm sì khó tả, như là báo trước cho con người. Những đám mây bạc vần vũ, gió thổi quẩn trên cánh đồng thênh thang. Đang như sắp mưa bỗng lại bật nắng. Vào những ngày này, cha tôi thường hay vặn mình kêu răng rắc. Cha tôi bảo kẻ ăn rươi người chịu bão. Vậy là giữa nước rươi với con người cũng sẵn có một mối liên hệ nào rồi. Cha tôi là người thưởng thức món mắm rươi sành điệu. Người thường dùng món đặc sản này vào dịp tết, một tàu rau xà lách tươi xanh gói miếng thịt ba chỉ luộc thái mỏng có kèm nửa củ hành trắng, rau húng rau mùi với lát khế chua mỏng, lát chuối chát mỏng và một một lát gừng cay rất mỏng. Thêm một ít bún rồi cuộn lại cầm tay chấm vào bát mắm. Bố tôi bảo cần nhất là sự thong thả. Để thấy được hết cả hương cả vị cả màu sắc mới gọi là thưởng thức mắm rươi.
Một năm chỉ có hai ngày chính là nước rươi, đó là ngày hai mươi tháng Chín và mồng năm tháng Mười âm lịch, có du di cũng là vào khoảng ấy, chẳng sai bao giờ. Đối với lũ trẻ nhỏ, những ngày có nước rươi là những ngày sung sướng vì chúng được theo người lớn ra đồng ra sông xăm vớt rươi. Cơ man nào là rươi, không ai trông thấy chúng từ lòng đất ngoi lên thế nào, chỉ thấy chúng quấn vào nhau thành búi bơi trôi theo dòng nước lợ màu đục trắng. Rươi cứ thế bơi cả đêm, bơi rất nhanh. Trẻ con người lớn cứ thế xăm vớt cả đêm, không biết mệt, đến sáng các thúng rươi ăm ắp đã được đưa đến chợ gần chợ xa, kể cả các chợ Hôm, chợ Hàng Bè ở Hà Nội. Những người đã thưởng thức rươi một lần thì về sau cứ ngong ngóng đến ngày nước rươi. Mua nhiều một vài cân, ít cũng dăm ba lạng, chẳng thiếu được.
          Chẳng thiếu được là bởi vì nó giống như một cái hẹn của trời của đất, trời đất hẹn để ban thưởng cho con người món ăn tuy bình dân nhưng quí hiếm, để con người lại lấy nó mời tặng nhau. Bạn bè chúng tôi hẹn nhau trước đấy hàng bao nhiêu tháng để đến đúng ngày nước rươi họp nhau chia nhau miếng chả rươi thơm phức nóng hổi. Nó là cái thú gặp gỡ, là cái cớ để con người gần gụi, gắn bó nhau.
          Với tôi, chẳng thiếu được còn bởi vì nó là kỷ niêm. Khi còn là học trò, vào những ngày tiết rươi, tụi tôi tuy ngồi trong lớp nhưng đều chun mũi hít mùi chả rươi thơm lừng. Nhà ai cũng đang rán chả rươi cho bữa chiều mà. Mùi thơm chả rươi đặc biệt lắm, nó không thể lẫn với mùi thơm của bất kỳ loại chả nào khác. Nó là mùi thơm của thì là, vỏ quýt quấn quện với rươi. Trống tan trường vừa điểm, chúng tôi đã ào ra trong cái se lạnh giữa thu, cái u ám trời chiều với một cái bụng lép kẹp nữa chứ. Tôi chạy thật nhanh về nhà vì biết chắc mẹ tôi cũng đang rán rươi. Tôi nhớ rõ lắm bóng bà in đậm trên nền bếp lửa bập bùng đỏ, tôi sà vào thấy mùi chả rươi bám cả lên tóc bà.



Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

THƠ NGUYỄN QUANG KHUÊ

VÔ DANH


Cả ngàn người nằm lại ở Điện Biên
Chỉ bốn người có tên trên mộ
Các anh ở đâu giữa bạt ngàn cây cỏ
Có nhớ mình từng mang một tên riêng

ĐIỀU MAY MẮN BẤT HẠNH

Điều may mắn bất hạnh nhất của con người
Là cái gì rồi cũng có thể quen
Quen đứng thẳng và quen quỳ gối
Bởi quỳ lâu không còn biết mình quỳ
Sự khiếp nhược như đã ngầm vào trong máu
Sợ nắng sợ mưa rồi sợ chính mình
Treo chữ nhẫn lên tường đắc chí nhâm nhi
Ai nghẹn cổ tủi hờn vì biết mình yếu đuối
Ai sót sa ai quen phận gửi nhờ
Thảng thôt thấy ai kêu trời bất lực
Xin đừng quay lưng ngoảnh mặt làm ngơ

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

CHÚ TƯ CON LÀ AI - Chương 14

Tôi cơm nước trông nom chú Tư, chẳng mấy lúc trông chú đã lại người, vết thẹo trên má chú đã hồng hào trở lại. Một buổi sớm hai chú cháu đang ngồi nói chuyện tào lao thì có người nhảy ào vô ghe nghe tiếng huỵch. Chú Tư nhìn lên không giấu được vui mừng :
- Mụ Chiêm đấy à ? Về tới khi nào ? Nghe nhảy cái huỵch tôi biết ngay là mụ.
Tôi cũng ngước lên nhìn, người đàn bà mà chú Tư kêu là mụ Chiêm coi thiệt lực lưỡng, đội chiếc nón vải của bộ đội nên chỉ thấy có mấy sợi tóc lơ thơ lọt ra, hai má dô cao, da đen nâu như suốt ngày phơi nắng. Bả ngồi thụp ngay xuống cạnh chú Tư, cười lên ha ha rồi oang oang nói :
- Mới vừa tới đây nè anh Tư, tôi tới thăm anh ngay coi anh thế nào. Coi anh khoẻ mạnh lại mau ghê ha, lại đi được một chuyến nữa rồi ha !
- Anh em mình trong đó ra sao mụ Chiêm ?
- Bốn thiệt mạng, mười ba bị thương, tôi mới đưa về Bát-đom-boong rồi nhân thể dong thẳng vô vũng thăm nhà ít bữa.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

''LÃO LÝ'' (Lý Quang Diệu)

Bài này thấy trên mạng, không rõ tác giả, chỉ thấy chữ AP.
Tuy vậy, sau những gì mà Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng vừa cho thấy, Lều văn vẫn đem về trích đăng lên để cùng đọc cùng suy ngẫm.

Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 47 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

MEALS READY - An Excellent Short Film

Thấy đoạn phim này hay (tất nhiên hay theo kiểu nghĩ của tôi) nên mới rinh về Lều, mời mọi người cùng xem nhé.

Life could be so tough, but still it has green patches of true love and care.Yes, It did bring tears!
A short film from Nithuna Nevil Dinesh


Xin nhấp vào đường dẫn dưới đây và chở một chút :
 

__._,_.___

NGHỀ NỘI TRỢ

Truyện ngắn của IHSAN ABDEL QUDDUSS   (Ai Cập)

Dịch và giới thiệu : VŨ ĐỨC TÂM





Ihsan Abdel Qudduss là nhà văn Ai Cập, sinh năm 1920, tác giả của nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của ông thường đề cập tới những chủ đề bình dị, những điều xảy ra thường ngày trong cuộc sống. Ông miêu tả tình huống rất tài tình và lột tả tính cách bằng một vài nét chính xác. Một trong những vấn đề quan tâm của ông là cuộc sống gia đình, đồng thời cũng là vấn đề xã hội. Văn ông viết có giọng hài hước, đôi lúc chua cay. 

Truyện « Nghề nội trợ » phản ánh một thực trạng xã hội từng xảy ra ở Ai Cập và hiện cũng đang len lỏi vào các gia đình ở Việt Nam trong thời buổi kinh tế thị trường, khi người vợ giỏi giang hơn, bươn chải làm lụng nuôi gia đình, còn người chồng thất nghiệp suốt ngày quẩn quanh ở nhà. Lúc đầu thì cũng xuôi chèo mát mái thôi, nhưng nếu mãi như vậy thì tình huống « có vẻ trái khoáy » ấy rất dễ dẫn đến kết cục đáng buồn nếu thiếu vắng sự cảm thông, nhân ái cần có trong quan hệ vợ chồng.

Bạn hãy đọc và thử xem mình có tí nào giông giống trong truyện này không nhé !



VĐT



Những ai bảo rằng tôi không có việc làm là những kẻ dở hơi và thậm chí còn ngu ngốc nữa. Rõ ràng tôi không hề là kẻ vô công rồi nghề. Ngược lại, tôi là người làm một công việc nặng nhọc và hao tổn sức lực vì nó đòi hỏi sự nỗ lực của cơ bắp, nó làm người ta bận bịu suốt cả ngày, nó huy động tối đa tất cả năng lực của tôi.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

AI GIẢI QUYẾT ???

Xin giới thiệu dưới đây những ý kiến của BÀ GIÀ LAN sau khi đọc bài “Bệnh vô cảm lỗi tại ai ?” của tác giả Tô Văn Trường.

Vô cảm đã thành "dịch" chưa?
Cũng thật tội nghiệp cho những người như anh và tôi và triệu triệu người hiền lành khác mà quen được gọi là "dân chúng" hoặc "nhân dân" (trong diễn văn ) và đôi khi là "bà con"...Những người này người ta không mong muốn gì nhiều lắm đâu : một cuộc sống yên lành để làm ăn ngày một khấm khá, con cái được hoc hành đến nơi đến chốn, ốm đau được chữa trị hẳn hoi, ra đường được tôn trọng, không bị xỉ nhục! Tôi nói thế vì chỉ trong ngày hôm qua tôi ra chợ mua hoa quả , lên xe buyt ngồi cạnh một bà đứng tuổi đên đám giỗ gặp rât đông anh chị em và các cháu...đủ ngành nghề, đang chức, về hưu, công chức, doanh nghiệp..., chỉ thấy một câu hỏi "xã hội ta sẽ đi đến đâu nếu cứ thế này?"!     
Tôi thấy những ngày vừa qua báo chí và người dân bình thường (vì tôi cg chỉ găp trong lúc đi bộ thể dục và ngoài chợ...) vui mừng với cách làm việc mới của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huê, mong rằng ông ấy đủ dũng khí kiên trì không bỏ cuộc, được ủng hộ và những người khác sẽ làm theo : Minh bach vì lợi ich nhân dân và đât nước!
 Tôi cũngg thây ngay những ngày nay thôi, một tâm trạng buồn  và có phần..." ngơ ngác"   : lại lễ hội tưng bừng kỷ niệm "...thành lập tỉnh, tách tỉnh, đón nhận huân chương..."(mặc dù đã có chỉ thị thôi khg tổ chức lễ lạc nữa) , tất nhiên là để có lễ hội (mà lễ  hội nào cũng vô cùng giống nhau và hoành tráng!) thì phải chi ti tỉ đồng chứ. Nếu không  buồn mới là vô cảm !!!           
Còn biết bao diều tôi muốn nói để "bênh vực" những người không vô cảm !
Vo cảm và không vô cảm...lần sau tiếp tục nhé !
 Ai giải quyết?!

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

THÓI VÔ CẢM : CĂN BỆNH ĐÃ NẶNG VÀ NGUY HIỂM

Thăng Sắc


Tôi thấy bài viết “Bệnh vô cảm lỗi tại ai ?” của tác giả Tô Văn Trường rất hay, những ý kiến nêu ra đều xác đáng, gợi mở ra nhiều hướng suy nghĩ, đặc biệt tôi rất đồng ý với thái độ lựa chọn tích cực của anh là cần “Nói thẳng, nói thật, nói trên tinh thần khoa học và xây dựng về những căn bệnh xã hội đang có ở nước ta như bệnh vô cảm là điều rất cần làm để lành mạnh hóa một xã hội đã tự nêu ra cho mình những tiêu chí văn minh, tiến bộ nhất để mà phấn đấu.”

Vì vậy, tôi xin phụ họa theo một số ý sau :

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

BỆNH VÔ CẢM LỖI TẠI AI ?

Tác giả :  Tô Văn Trường

Hàng ngày, báo chí, truyền hình của chúng ta đưa quá nhiều thông tin về các vụ phạm pháp, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng làm xôn xao dư luận, gây xốc cho tất cả mọi người. Xem và đọc những tin ấy, người ta căm phẫn đòi trừng phạt nghiêm khắc kẻ gây ra tội ác, có người còn muốn tự tay băm vằm kẻ thủ ác cho hả giận. Rồi người ta phàn nàn rằng: ”Luật pháp của chúng ta chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Cần phải bổ sung, tăng khung hình phạt…!” Nhưng cũng có những kẻ không gây ra tội ác, không thể bị pháp luật trừng phạt, nhưng hành vi của họ vẫn bị mọi người chê trách và lên án. Đó là những kẻ mắc bệnh “vô cảm”.