Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

NGUYỄN ÁI QUỐC / HỒ CHÍ MINH VỚI NƯỚC ĐỨC

Trần Ngọc Quyên


Năm 2015 Việt Nam và nuốc Đức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước Nguyễn Ái Quốc đã từng đến nước Đức, gặp gỡ nhiều người Đức ở cả nước Đức lẫn ở nước ngoài như Paris, Mátxcơva; từ những người dân thường đến các Lãnh tụ nổi tiếng của Đáng Cộng sản lẫn phong trào công nhân Đức. Có thể nói Nguyễn Ái Quốc là người đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Đức và Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đức chúng tôi xin giới thiệu với Bạn đọc bài dưới đây của một người đã từng học tập và công tác trên 20 năm ở cả hai miền của nước Đức và đã dày công sưu tầm các tư liệu về Nguyễn Ái Quốc/Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Đức.
Như chúng ta đều biết, trong những năm bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến năm 1941 Nguyễn Ái Quốc / Hồ Chí Minh đã từng đến nước Đức để hoạt động cách mạng bí mật, đó là vào các năm 1923 và 1927/28. Năm 1957 với tư cách Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam - Chủ tịch nước VNDCCH Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang thăm chính thức CHDC Đức.


Hoạt động bí mật tại nước Đức trong những năm 20 của thế kỷ XX

Thật ra trước năm 1923 Người cũng đã 2 lần đến Đức: lần đầu khoảng cuối tháng 10 năm 1919 cùng với Luật sư Phan Văn Trường trong đó có việc liên hệ mua vật tư ngành ảnh của hãng AGFA cho hiệu ảnh Khánh Ký khi Người làm thuê cho hiệu ảnh này (AGFA là công ty con của tập đoàn Bayer AG ở Leverkusen ở Tây Đức). Lần thứ hai Nguyễn Ái Quốc đến Đức năm 1920 khi Người tham gia đoàn du lịch của Hội du lịch Pháp. Như vậy có thể nói lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đặt chân lên nước Đức là năm 1919 và những người Đức đầu tiên Người giao dịch khi làm thuê cho hiệu ảnh Khánh Ký là các nhân viên Đại diện cho công ty AGFA của Đức tại Paris.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Hệ quả chiến tranh.

Nguyễn Quang Dy
Nguyên cán bộ Ngoại giao, tốt nghiệp Harvard năm 1993
Bài đã đăng trên Viet-studies 30/4 (bản tiếng Việt, bản tiếng Anh cũng của tác giả).


 “Vì chiến tranh bắt đầu trong đầu óc con người, nên cơ chế bảo vệ hòa bình phải được xây
dựng ngay trong đầu óc con người.” (Lời nói đầu của Hiến chương UNESCO)
Câu chuyện hòa giải
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt cách đây 40 năm, nhưng lòng hận thù vẫn chưa chấm dứt. Về
tâm lý, cuộc chiến vẫn còn đang diễn ra trong đầu óc nhiều người, vì sự cực đoan và cuồng tín đã
làm cho họ trở thành “tù binh của quá khứ”. Chiến tranh và bạo lực thường song hành với cực
đoan và cuồng tín, với độc tài và tham nhũng.
Sau hơn hai thập kỷ, người Mỹ và người Việt Nam cũng đã hòa giải được với nhau, bình thường
hóa được quan hệ hai nước, và cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh, tuy bóng ma chiến tranh
Việt Nam vẫn còn ám ảnh đời sống chính trị và văn hóa của mỗi nước. Ngày nay, hai nước thậm
chí đang cố gắng trở thành đối tác chiến lượctoàn diện, trướcsự trỗi dậy đầy thách thức của
Trung Quốc như một đám mây đen ở Đông Á.
Nhưng sau bốn thập kỷ, người Việt vẫn chưa hòa giải, vẫn còn đối xử với nhau như “kẻ thù”. Có
lẽ vết thương nội chiến khó lành hơn nhiều. Các sử gia Mỹ nói rằng nước Mỹ phải mất 50 năm
mới thực sự hòa giải được cuộc nội chiến (kết thúctạiGettysburgnăm 1863). Liệu người Việt
phải mất bao nhiêu năm mới hòa giải được? Nếu không hòa giải được thì Việt Nam làm sao đủ
mạnh để bảo vệđộc lập và chủ quyền của mìnhkhỏi nguy cơ bắc thuộc?

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Những kỷ niệm không phai mờ

Nguyễn Đình Bin
Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII
Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm UBVNVNONN.



Trong hơn bốn mươi năm công tác tại ngành ngoại giao, một trong những vinh hạnh lớn nhất của tôi là đã được kề vai sát cánh với đội ngũ cán bộ, nhân viên UBVNVNONN, cơ quan tham mưu và quản lý của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài,  trên cương vị là người đứng đầu, trong giai đoạn rất đáng ghi nhớ: 4 năm mở màn thiên niên kỷ thứ ba (2000 - 2003).
Bốn năm là một quãng thời gian không dài trên chặng đường nửa thế kỷ từ khi ra đời đến nay của Ban VK TƯ, rồi UBVNVNONN  và nay là UBNNVNVNONN, nhưng đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm không thể phai mờ và bài học quý.  Đó là những năm tháng công cuộc đổi mới toàn diện của nhân dân ta, do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, được triển khai mạnh mẽ và toàn diện,  giữa một thế giới đang biến động sâu sắc, đan xen những thời cơ lớn với thách thức cũng lớn. Trên bình diện chủ quan thì UBVNVNONN, qua 40 năm  hoạt động và phát triển và sau 4 năm Thủ tướng Chính phủ quyết định sát nhập vào Bộ Ngọai giao, đã tích lũy được nhiều kinh  nghiệm quý báu và có thêm điều kiện để có những bước phát triển mới về chất.
Hôm nay, nhìn lại quãng thời gian ấy, tôi vui mừng là đã cùng tập thể cán bộ nhân viên UBVNVNONN tăng cường đoàn kết, không ngừng phấn đấu vươn lên, kế thừa và phát huy được những  kinh nghiêm quý báu của các lớp anh, chị đi trước, đồng thời đã tự đổi mới được mình, trước hết là đổi mới tư duy, phát huy mạnh mẽ bản lĩnh, tinh thần chủ động, tiến công, dám chịu trách nhiệm, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu và quản lý mà Đảng và Nhà nước giao phó trên lĩnh vực công tác này, có những đóng góp xứng đáng vào các thành tích đáng tự hào trong 50 năm phát triển của UBNNVNVNONN.