Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Hệ quả chiến tranh.

Nguyễn Quang Dy
Nguyên cán bộ Ngoại giao, tốt nghiệp Harvard năm 1993
Bài đã đăng trên Viet-studies 30/4 (bản tiếng Việt, bản tiếng Anh cũng của tác giả).


 “Vì chiến tranh bắt đầu trong đầu óc con người, nên cơ chế bảo vệ hòa bình phải được xây
dựng ngay trong đầu óc con người.” (Lời nói đầu của Hiến chương UNESCO)
Câu chuyện hòa giải
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt cách đây 40 năm, nhưng lòng hận thù vẫn chưa chấm dứt. Về
tâm lý, cuộc chiến vẫn còn đang diễn ra trong đầu óc nhiều người, vì sự cực đoan và cuồng tín đã
làm cho họ trở thành “tù binh của quá khứ”. Chiến tranh và bạo lực thường song hành với cực
đoan và cuồng tín, với độc tài và tham nhũng.
Sau hơn hai thập kỷ, người Mỹ và người Việt Nam cũng đã hòa giải được với nhau, bình thường
hóa được quan hệ hai nước, và cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh, tuy bóng ma chiến tranh
Việt Nam vẫn còn ám ảnh đời sống chính trị và văn hóa của mỗi nước. Ngày nay, hai nước thậm
chí đang cố gắng trở thành đối tác chiến lượctoàn diện, trướcsự trỗi dậy đầy thách thức của
Trung Quốc như một đám mây đen ở Đông Á.
Nhưng sau bốn thập kỷ, người Việt vẫn chưa hòa giải, vẫn còn đối xử với nhau như “kẻ thù”. Có
lẽ vết thương nội chiến khó lành hơn nhiều. Các sử gia Mỹ nói rằng nước Mỹ phải mất 50 năm
mới thực sự hòa giải được cuộc nội chiến (kết thúctạiGettysburgnăm 1863). Liệu người Việt
phải mất bao nhiêu năm mới hòa giải được? Nếu không hòa giải được thì Việt Nam làm sao đủ
mạnh để bảo vệđộc lập và chủ quyền của mìnhkhỏi nguy cơ bắc thuộc?


Cực đoan và cuồng tín
Có một số bài học cần tham khảo. Sau Thế chiến thứ II, người Mỹ và đồng minh thắng trận có
đủ lý do để trừng trị người Đức vàngười Nhật bại trận. Nhưng họ chỉ xét xử các tội phạm chiến
tranh tại tòa án quốc tế, chứ không trả thù hàng loạt. Người Đức và người Nhật đã đầu hàng và
hợp tác với người Mỹ (như đồng minh mới) để tái thiết đất nước của mình, vì họ đã quá hiểu cái
giá phải trả cho chủ nghĩa cực đoan và cuồng tín.
Khi nước Đức thống nhất (1990), người Tây Đức đã không phân biệt đối xử và miệt thị người
Đông Đức, tuy Đông Đức theo hệ tư tưởng và chế độ chính trị khác. Quá trình hòa giải và thống
nhất đã diễn ra khá êm thấm và mau chóng. Người Đức thậm chí đã bỏ phiếu bầu bà Angela
Markel làm thủ tướng, tuybà là người Đông Đức. Nay nướcĐức đã thống nhất và mạnh hơnvì
người Đức đã biết hòa giải và từ bỏ chủ nghĩa cực đoan.
Ở Việt Nam, những người cộng sản cực đoan và những người chống cộng cực đoan thực ra
chẳng khác gì nhau. Hầu hết bọn họ đều cuồng tín và độc tài, coi những ai khác quan điểm với
mình đều là “thù địch”. Sự cực đoan nàylà hệ quả của lịch sử lâu dài và phức tạpđầy nghi kỵ và
bạo lực, cộng thêm ảnh hưởng cực đoan và cuồng tín từ Liên Xô và Trung Quốc tràn vào, đã xô
đẩy đất nước vào một cuộc chiến tranh sai lầm không đáng có.
Phạm Xuân Ẩn, (“Điệp viên Hoàn hảo”) có kể với tôi một câu chuyện thú vị là một lần đến gặp
Giám đốc CIA mới tới Sài Gòn đã khuyên ông Ẩn phải cẩn thận với Ngô Đình Nhu. Ông Ẩn hỏi
“tại sao?” thì được bật mí rằng ông Nhu có thể là cộng sản. Ông Ẩn về kể lại câu chuyện đó với
Ngô Đình Nhu và ông Nhu phá ra cười. Ông Ẩn hỏi “tại sao toi lại cười?” và ông Nhu trả lời “có
lẽ nó nói đúng đấy… trước đây moi học bọn Viêt Minh”.  
Trong một lần kỷ niêm 30/4 tại Sài Gòn gần đây, một nhà báo già khi bình luận về kết cục không
định trước hiện nay, gần 4 thập kỷ sau cuộc chiến sai lầm và đẫm máu, đã chua chát thốt lên, “tại
sao họ không nói mẹ nó ra ngay lúc đó là họ thích tất cả những thứ này nhỉ?”
Cái giá của chiến tranh
Trong khi bóng ma chiến tranh Việt Nam vẫn còn ám ảnh đời sống chính trị và văn hóa mỗi
nước, nó vừa là trở ngại vừa là lợi thế cho quan hệ hai nước. Dù muốn hay không, nhiều người
Mỹ vẫn bị ám ảnh và không quên được Viêt Nam (như một “hệ quả không định trước”).
Trong khi bom mìn chưa nổ vẫn gây ra thương vong bất ngờ cho những người dân vô tội tại
nhiều nơi ở Viêt Nam, chất độc Da Cam đã để lại những hậu quả lâu dài và kinh khủng cho
nhiều thế hệ người Việt, như một nghiệp chướng của chiến tranh.
Sự hủy diệt về vật chất là hệ quả trực tiếp của chiến tranh. Số lượng bom đạn khổng lồ đổ xuống
Việt Nam trong chiến tranh (cả Miền Bắc và Miền Nam) đủ để đưa đất nước này “trở về thời kỳ
đồ đá”. Trong khi Curtis LeMay và những người khác mù quáng vì cực đoan, thì George Ball đã
sáng suốt thấy trước một cuộc chiến sai lầm, vì ông ấy không cực đoan.   
Nhưng tư duy thời chiến mới là hậu quảkhó thay đổi, nhất là đối với những người Việt đã quen
với chiến tranh liên miên gần suốt cuộc đời. Chiến tranh đã để lại một gánh nặng cực đoan trong
lòng họ rất khó rũ bỏ (như “tù binh của quá khứ”). Đây là bi kịch của đất nước.
Cuộc chiến còn tiếp diễn
Hình ảnh giao thông lộn xộn ở Việt Nam là tái hiện hình ảnh giao thông thời chiến. Mọi người
vội vã như đi “sơ tán”. Không ai nhường ai, như trong cuộc tranh đấu một mất một còn. Đó là do
não trạng và tâm thức chiến tranh. Thương vong do tai nạn giao thông hiện nay không kém hơn
thương vong trong chiến tranh. Theo báo cáo Bộ Y Tế, trong 7 ngày nghỉ Tết 2015, có 246 người
đã chết dotai nạn giao thông, và 6.200 người đã điều trị vết thương tại bệnh viêndo đánh nhau,
trong đó có 15 người chết. Đối với nhiều gia đình, Tết là một thảm họa
Hình ảnh nhà cửa bị phá hủy trên đường Bưởi ở Hà Nội hiện nay (để làm đường mới) lặp lại
những gì đã diễn ra trên đường Yên Phụ trước đây (để bảo vệ đê), như tái hiện hình ảnh tàn phá
trong chiến tranh (như bị ném bom). Và hình ảnh phản cảm về Hà Nội hàngnăm đào xới vỉa hè
lên để lát lại và đặt đường ống là một biểu hiện của não trạng thời chiến. Họ xây để phá, chứ
không phải để tồn tại. Vì vậy “khoan phá bê tông” có lẽ là nghề phổ biến nhất Hà Nội, được
quảng cáo khắp mọi nơi, như một biểu tượng của xây dựng thời hậu chiến.
Tại sao tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội? Đi đâu cũng thấy bạo lực, từ nông
thôn đến thành thị, từ người dân đến cảnh sát, từ đường phố đến trường học và công viên. Não
trạng bạo lực là một di chứng của chiến tranh, như một bệnh tâm thần.
Việc Hà Nội quyết định chặt hạ 6700 cây xanh, gây phản kháng trong dư luận gần đây, cũng là
một biểu hiệncủa não trạng thời chiến. Hành độngbạo lực vàcực đoankhông phải chỉ đối với
con người, mà còn đối với cả thiên nhiên và môi trường sống. Thói quen phá hủy vô tội vạ không
đếm xỉa đến tương lai, là một thói quen xấu thời chiến. 
Muốn loại bỏ não trạng chiến tranh và bạo lực để hòa giải và phát triển, phải từ bỏ sự cực đoan
và cuồng tín, phải thức tỉnh lòng nhân ái và tử tế của con người.

The Legacy of War
“Since wars begin in the minds of men, it is in the minds of men that the defenses of peace
must be constructed.” (Preamble to UNESCO Constitution)
The saga of reconciliation
The Vietnam War ended 40 years ago, but the animosity and hatred did not. Psychologically, the
war still rages on in the minds of many people, as extremism and fanaticism have turned them
into “prisoners of the past”. War and violence often go hand in hand with extremism and
fanaticism, with dictatorship and corruption.
After two decadesor so, the Americans and Vietnamese have managed to reconcile and
normalize relations with each other and tried to heal the wounds of war, though the ghost of the
Vietnam War still haunts the political and cultural life of each nation. Today the two nations are
even trying to become comprehensive strategic partners, in face of the challenging rise of China
as a long and dark shadow over East Asia.
Yet, after 4 decades the Vietnamese have failed to reconcile and still treated each other as “the
enemy”. Perhaps, the wounds of a civil war are much harder to heal. American historians said it
had taken America 50 years to reconcile the civil war (ended at Gettysburg in 1863). How many
years do the Vietnamese need to reconcile? Without reconciliation, how could Vietnam be strong
enough to protect its independence and sovereignty from the danger of northern domination?
Extremism and fanaticism
There are a few lessons to learn from. After the Second World War, the Americans and allies had
good reasons to punish the defeated Germans and Japanese. But they only tried war criminals at
the International Tribunal, and did not take revenge en masse. The Germans and the Japanese
surrendered and cooperated with the Americans (as new allies) for their national reconstruction,
as they have known too well the prices of extremism and fanaticism.
When Germany was reunited (1990) the West Germans did not discriminate and insult the East
Germans, though East Germany had followed a different ideology and political system. The
process of reconciliation and unification took place smoothly and quickly. The Germans even
voted for Angela Markel as their Chancellor though she was an East German. Now Germany is
reunited and stronger because the Germans have reconciled and given up extremism.
In Vietnam, both the communist extremists and anti-communist extremists are almost the same.
Most of them are fanatics and dictators who would consider anyone having a different point of
view as “the enemy”. This extremism is the outcome of a long and complex history of mistrust
and violence, doubled up by extremist and fanatic influence from the USSRand China, driving
the country into a wrong war that shouldn’t have taken place.
Phạm Xuân Ẩn (the “Perfect Spy”) told me an interesting story that he once talked to the new
CIA station chief in Saigon, who advised him to be careful with Ngô Đinh Nhu. Ẩn asked
“why?” and was confided that Nhu might be a commie. Ẩn then told Ngô Đình Nhu of the story
and Nhu burst into laughter. Ẩn asked “why do you laugh?” and Nhu replied “he might be
right…I used to learn it from the Viet Minh”.
During an April 30 celebration in Saigon recently, one old-hand journalist commenting on the
unintended outcome today, nearly 4 decades after the bloody and wrong war, asked sarcastically
“why the hell didn’t they tell us back then they loved all this?”
The prices of war
While the ghost of the Vietnam War still hunts the political and cultural life of each nation, this
is both a liability and an asset for the relationship. Like it or not, many Americans have been
obsessed with and could not forget Vietnam (as an “unintended consequence”).
While unexploded ordnance still causes unexpected casualties to innocent civilians in many parts
of Vietnam, Agent Orange has left prolonged and terrible consequences to several generations of
Vietnamese, as the karma of war.
The physical destruction was a direct consequence of the war. The huge tonnage of bombs
dropped in Vietnam during the war (both the North and the South) was enough to turn this
country “back to the Stone Age”. While Curtis LeMay and others were blind with extremism,
George Ball was visionary enough to foresee the wrong war, as he was not an extremist. 
Yet, the mindset of war is the hardest to change, especially for those Vietnamese who have been
exposed to repeated wars, for most of their life. The war has left a baggage of extremism in their
heart, very difficult to drop (as “prisoners of the past”). This is a national tragedy.
The war goes on
The image of confusing traffic in Vietnam is the re-imaging of war-time traffic. Everyone is in a
hurry like an “evacuation”. Nobody gives way like in a life and death struggle. This comes from
a war-time state of mind and psychology. The casualty of traffic accidents now is no less than
that of war. The Ministry of Health reported that during 7 days of Tết (Lunar New Year) 2015,
246 people died from traffic accidents and 6.200 were treated at hospitals for wounds from
fights, including 15 deaths. For many families, Tết is a disaster.
The image of destroyed shops and homes along Bưởi road in Hanoi right now (for a new road
project), which repeats what had happened along Yên Phụ road earlier (for dyke protection), is
the re-imaging of war-time destruction (like bombing). And the repugnant image of sidewalks in
Hanoi being turned upside-down every year for re-pavement and piping is an expression of a
war-time state of mind. They build to destroy, not to last. That’s why “demolishing reinforced
concrete” is perhaps the most common job in Hanoi that street adverts can be seen everywhere,
as a symbol of post-war reconstruction.
Why has violence been rising in our society? Violence is seen everywhere, from the city to the
countryside, from citizens to the police, from the streets to the schools and public parks. The
violent state of mind is a legacy of war, as a psychic symptom. 
Hanoi’s decision to cut down 6700 trees, which provoked popular protests recently, is another
sign of a war-time state of mind. The acts of violence and extremism are not only directed at
people but also at the nature and living environment. The habit of rampant destruction without
consideration of the future is a bad war-time habit. 
To get rid of the war-time state of mind for reconciliation and development, extremism and
fanaticism must be given up, and human love and decency must be woken up.
NQD. April 30, 2015. Rev. May 5, 2015
(Nguyen Quang Dy, a Harvard Nieman Fellow, 1993) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét