Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Nghệ thuật nấu nướng và ăn uống của người Việt

Giáo sư Trần Văn Khê


Cách đây hơn 30 năm, tại Paris, người bạn của tôi mở một hiệu ăn Việt Nam, nhưng có cả bếp Trung Quốc và bếp Việt Nam để phục vụ cho khách “cơm Tàu và cơm ta”. Hôm lễ khai trương, có mời đại diện báo chí, phát thanh, truyền hình Pháp đến dự cuộc họp báo. Có nhiều PV đặt câu hỏi : “Hiệu ăn này có thức ăn Trung Quốc và Việt Nam. Cách nấu ăn và thức ăn có chi khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam hay chăng?”. Anh bạn tôi mời hai đầu bếp Trung Quốc và Việt Nam ra hỏi thì hai người đều nói : “Khác lắm chớ! Cứ vào bếp coi chúng tôi nấu thì biết!”. Mà ký giả quá đông, không vào bếp được. Anh bạn tôi nói nhỏ với tôi : “Anh trả lời giùm tôi với mấy ông nhà báo câu hỏi của họ để còn khai tiệc lớn sau tiệc khai vị”.
Tôi họp các PV lại và nói :

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

"Lửa thử vàng, gian nan thử sức"

Võ Văn Thành (Tuổi trẻ)
TT - Tôi chưa bao giờ được cử làm đại sứ ở nước ngoài mặc dù đã được Chủ tịch nước phong hàm đại sứ trong đợt đầu. Tuy nhiên bươn chải trong ngành 45 năm (từ 1955 - 2000) và trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau nên tôi cũng có một số sự quan sát về câu chuyện này.
Nguyên phó thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan - Ảnh: Nguyễn Khánh 

Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta chưa thiết lập được quan hệ ngoại giao với nước ngoài. Mãi tới năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu mới lập quan hệ ngoại giao với nước ta ở cấp đại sứ, còn Ấn Độ mới ở mức tổng lãnh sự. Điều dễ hiểu là lúc đó lấy đâu ra các nhà ngoại giao chuyên nghiệp để cử đi làm đại sứ. Các vị đại sứ đầu tiên của nước ta ở Liên Xô và Trung Quốc đều là các nhà hoạt động cách mạng lâu năm và là ủy viên Trung ương Đảng. Ra công tác tại Đại sứ quán VN ở Liên Xô vào cuối năm 1955, tôi được làm việc “dưới trướng” của đại sứ Nguyễn Lương Bằng - một nhà cách mạng nổi tiếng với tên gọi “Sao Đỏ” hay “anh Cả” mà sau này là phó chủ tịch nước thời Bác Tôn làm chủ tịch.

Bà Đại sứ và ngôi nhà Việt Nam

Thanh Tuấn (Tuổi trẻ)
TT - Tháng 9-2002, khi Thủ tướng Phan Văn Khải tới dự hội nghị ASEM 4, ông ghé thăm Bỉ và Ủy ban châu Âu (EC). Tại Brussels, ông đến khánh thành tòa nhà sứ quán mới của VN. Phát biểu tại lễ khánh thành, ông nói: “Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh đã làm được việc mà các đại sứ trước chưa làm được”.
Đi mua nhà làm sứ quán
Thành tích mà thủ tướng nhắc đến lúc đó chính là tòa nhà sứ quán mới mà bà đại sứ mua và sửa sang lại. Cựu bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên sau này có viết lại trong sổ lưu niệm của Đại sứ quán VN tại Bỉ: “Đây là ngôi nhà Việt Nam đẹp nhất thế giới”.

Ba lần chứng kiến đảo chính

Thanh Tuấn (Tuổi trẻ)
TT - Không hiểu số phận run rủi thế nào nhưng trong 12 năm ông làm đại sứ ở ba nước Guinea, Chile và Angola thì cả ba nơi đều xảy ra đảo chính.
Đại sứ Vũ Hắc Bồng tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Angola - Ảnh: Nhân vật cung cấp 

Với mỗi cuộc đảo chính, ông đều có kỷ niệm và những tình huống đòi hỏi phải xử lý khéo léo.
Quyết định mở cửa sứ quán
“Chú là một trong những đại sứ cuối cùng được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bổ nhiệm” - đại sứ Vũ Hắc Bồng mở đầu câu chuyện vậy khi tôi đến nhà ông ở Q.7 để tìm hiểu về cuộc đời làm ngoại giao của ông. Tháng 5-1969, ông Bồng là một trong những đại sứ cuối cùng được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký giấy cử đi làm đại sứ tại Guinea.

"Phút 89" ở Geneve.

Võ Văn Thành (Tuổi trẻ)
TT - Thứ sáu ngày 13 trong quan niệm của người phương Tây có thể là một ngày dễ mang lại những điều không may mắn, nhưng dường như với đại sứ Ngô Quang Xuân thì hoàn toàn ngược lại.
Cuối năm 2013, ái nữ của ông Xuân là hoa hậu thế giới người Việt đầu tiên Ngô Phương Lan đã có một lễ cưới hạnh phúc, đầm ấm vào thứ sáu ngày 13. Và có một thứ sáu ngày 13 khác mà ông Xuân không bao giờ quên - một thời khắc lịch sử với cả đất nước.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Đại sứ tại Liên Hiệp quốc

Võ Văn Thành (Tuổi trẻ)
TT - Nhắc đến ông Ngô Quang Xuân, nhiều người nhớ ngay đến vị đại sứ đã góp công lớn trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, và là thân sinh của hoa hậu thế giới người Việt đầu tiên Ngô Phương Lan. Trong cuộc đời đi sứ của mình, ông Ngô Quang Xuân còn có gần bảy năm ở New York (Mỹ) với trọng trách đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan và ông Ngô Quang Xuân tại trụ sở LHQ tháng 11-1999 - Ảnh tư liệu gia đình 

Bơi ra biển lớn
Nghe chất giọng xứ Nghệ vẫn đậm đặc sau nhiều năm xa quê của ông Ngô Quang Xuân, chúng tôi hỏi ra mới biết ông thuộc dòng dõi những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử nước nhà, đó là dòng họ Ngô Lý Trai ở Diễn Châu, Nghệ An với hai bố con Hoàng giáp thượng thư Ngô Trí Hòa và con trai là Lưỡng quốc công thần Ngô Sĩ Vinh.
Ông Ngô Quang Xuân được chọn để đảm đương một công việc nhiều thử thách là làm đại sứ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vào lúc Việt Nam vừa mới mở cửa, chưa bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ...

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Những khoảng khắc căng thẳng

Võ Văn Thành-Thu Hà (Tuổi trẻ)
TT - Một ngày mùa thu đẹp trời ở sân golf Đồng Mô (Hà Nội), bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sải bước bên cạnh nguyên phó thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan và nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng.
Ông Lê Công Phụng trò chuyện với cựu tổng thống Bill Clinton năm 2010 - Ảnh: nhân vật cung cấp 

Theo lời kể của ông Phụng, cuộc trò chuyện giữa ba người diễn ra cởi mở và thẳng thắn về nhiều vấn đề trong ngoại giao quốc tế cũng như quan hệ hai nước, kể cả vấn đề trên biển...
“Bảo vệ con người, bảo vệ tài liệu”
Ông Phụng cho biết nhân dịp thăm chính thức VN (tháng 8-2013), ngoại trưởng Vương Nghị chuyển lời tới Bộ Ngoại giao ta “muốn gặp lại hai người quen cũ là anh Vũ Khoan và tôi”, nếu được thì ở sân golf.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

17 tháng 2 năm 1979

  39 ẢNH CHỤP TẠI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - 1979


Ông Đại sứ nói giọng Seoul

Võ Văn Thành-Thu Hà (Tuổi trẻ)
TT - Chuyến bay từ Việt Nam hạ cánh xuống sân bay quốc tế Gimpo (Seoul, Hàn Quốc). Đó là một ngày mùa thu năm 1992. Những chuyến bay từ Việt Nam còn thưa thớt và dĩ nhiên là chưa có đường bay thẳng, hành khách phải quá cảnh ở Bangkok.
Đại sứ Nguyễn Phú Bình tham dự và phát biểu tại một lễ kỷ niệm của dòng họ Lý Hoa Sơn (hậu duệ của vua Lý Thái Tổ) tại Hàn Quốc - Ảnh tư liệu gia đình  

Trên máy bay, gia đình ông Nguyễn Phú Bình - đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Hàn Quốc - gồm vợ chồng và hai con nhỏ ngồi tận những hàng ghế cuối cùng của hạng phổ thông (economy). Lúc này con trai út của ông Phú Bình mới vừa tròn 4 tuổi.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Người gánh vác "hòn đá tảng"

Võ Văn Thành-Thu Hà (Tuổi trẻ)

TT - Khác với không khí sôi động ngoài phố, căn nhà số 181 trên đường Bà Triệu (Hà Nội) chìm trong vẻ tĩnh mịch. Đúng giờ hẹn, cựu ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm bước ra phòng khách chào hỏi, bắt tay chúng tôi.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ mùa đông năm 2013 - Ảnh: Nguyễn Khánh

Chuyện học ngoại ngữ của ông Cầm

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Hoàng Thùy - Nguyễn Hưng (Vnexpress 14/1/2014)

Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".  

Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

Ban-do-1979-JPG-9760-1392355066.jpg
Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.
Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.
Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố  "phải dạy cho Việt Nam một bài học".

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Có cực đoan không ?!

Vũ Đức Tâm
Mới đầu năm Giáp Ngọ mà thành ngữ « Mã đáo thành công » đã được sử dụng quá nhiều, đến độ sáo mòn. Trên lịch, trong bài viết, trên báo chí, thư từ trao đổi trên mạng... Khi gặp nhau ai ai cũng chúc nhau: « Mã đáo thành công ! ». Nghe mãi, nhàm tai, mình thử hỏi rất nhiều người hiểu thế nào về thành ngữ này. Đại đa số bảo thấy mọi người chúc nhau như vậy thì cũng bắt chước, hiểu đại khái là một câu chúc nhân năm Ngọ, chứ chả biết nghĩa thực sự nó là gì. Hóa ra, đa số chúng ta là những con vẹt, cứ lặp lại điều người khác nói mà chả hiểu nghĩa của nó.

Cách đây cũng khá lâu, mình cũng đã là một con vẹt như vậy. Vớ được thành ngữ này, nghe có vẻ oai oai thế là có dịp là dùng chả mảy may tự hỏi nó thực sự nghĩa là gì.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Thơ Trần Tam Giáp

Nhân dịp xuân Giáp Ngọ, cựu Đại sứ Trần Tam Giáp, Chủ nhiệm Câu lạc Bộ hưu trí Bộ Ngoại Giao đã có bài thơ thay mặt anh em hưu trí mừng ngành. Lều Văn xin trân trọng giới thiệu bài thơ của ông Trần Tam Giáp.
 Cựu Đại sứ Trần Tam Giáp cùng nhà Văn hóa Hữu Ngọc ngày đầu Xuân Giáp Ngọ
Đối ngoại năm qua đạt điểm vàng
Tự hào phấn khởi đón xuân sang
Chào mừng thắng lợi chung toàn quốc
Đối ngoại chúng ta đã sẵn sàng

Câu Lạc Bộ hưu trí Bộ Ngoại Giao khai xuân

 Sáng 6/2/2014 tức mồng bảy Tết Giáp Ngọ, Câu lạc bộ cán bộ hưu trí Bộ ngoại Giao đã khai xuân, từ sớm đã có nhiều bậc trưởng lão trong ngành mang theo trà thơm bánh ngọt đến chờ nhau chúc nhau điều tốt lành trong năm mới.
Cặp đôi hoàn hào Trang Trâm tươi cười hoan hỷ bước vào phòng xuân, trông anh chị lúc nào cũng thật tươi trẻ và rất mừng là lúc nào cũng thấy anh chị quấn quít bên nhau, thật là sự động viên lớn cho các con các cháu.
 Ông Lê Trang năm nay 91 tuổi chúc năm mới ông Hữu Ngọc năm nay 87 tuổi, ông dẫn câu của Na-dim Hít-mét thế này : nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên thì làm sao ánh sáng có thể xua tan bóng tối ! (chợt nghe bên cạnh có người than nhỏ : không cháy được nữa rồi !)
 Chủ nhiệm Trần Tam Giáp thật vui, thật sự lúc nào ông cũng cháy hết mình và cái ánh sáng nhiệt thành ấy của ông đã lan tỏa khắp câu lạc bộ, góp phần xua đi cái bóng tối của tuổi tác già nua.
 Cựu Đại sứ Nguyễn Trung độ này không để râu dài, để râu chỏm kiểu râu Lê Nin, râu tóc bạc trắng nhưng trông phong độ lắm. Ông chúc mọi người thế này : chúng ta có thể sống tới 105 tuổi, 110 tuổi hoặc 115 tuổi, cái đó tùy thích, điều quan trọng là sống thật vui, thật khỏe.
 Chị Cư là thành viên nữ tích cực của Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, tôi thấy năm nay chị trẻ đẹp hơn năm ngoái nhiều, chị mặc chiếc áo màu vàng thật duyên dáng, màu vàng năm nay là màu phong thủy làm tươi mát cho Giáp Ngọ bớt "xung", nhất là lại ngồi cạnh anh Trân vẫn nguyên xi trẻ đẹp.
 Chị Liêm và chị Lâm đang hát quan họ mừng tuổi mọi người, không ngờ các chị hát hay như thế. Chị Lâm là con gái út của nguyên Thứ trưởng Ngoại Giao Hoàng Văn Tiến, trước khi hát quan họ chị đã đọc bài thơ về mười lời khuyên của cụ Hoàng Văn Tiến cho cán bộ ngoại giao.
 Ông này không phải ông "thông" mà là ông Phán, đầu xuân chúc ông chân cứng "tay" mềm, xắp xếp lo toan cho anh em đi nhiều nơi với những chuyến đi thật tươi vui , bổ ích và...rẻ tiền nữa, hưu rồi !
 Anh Quyên vừa hăng say nhiệt tình với Câu lạc bộ lại vừa ham mê chụp ảnh, thu thập tư liệu về ngành nghề, gặp anh lúc nào cũng thấy mình như vui khỏe trẻ trung hơn.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Chuyện vui trong giờ dạy sử

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung
Tối qua (1/2/2014) tôi đến dự sinh nhật của cháu ngoại Đinh Tuấn Minh tròn 13 tuổi. Trong lúc liên hoan các cháu hát hò, kể chuyện vui vẻ, tôi nhớ có một cháu kể một chuyện nghe vui vui, xin chép lại mọi người cùng nghe.
Cô giáo dạy sử nhắc nhở học sinh trong giờ học :
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"
Sau đó cô hỏi học sinh : Các em có biết ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương không ?
Cả lớp im lặng. Cô chỉ định :
- Em A cho cô biết nào.
- Thưa cô em không biết ạ.
Cô hỏi tiếp em B.
- Thưa cô em không ăn cắp ạ.
Vừa lúc đó thày hiệu trưởng đi qua, thấy vậy bèn có ý kiến :
- Thôi, cô không phải tra khảo học sinh nữa, để mai họp tôi sẽ đề nghị Ban phụ huynh góp tiền mua cái khác đền" !!!???
Chuyện nghe phát bật cười nhưng mà ngẫm ra lại thấy thật buồn !

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Khai bút đầu xuân của Nguyễn Như Phan

Nguyễn Như Phan là học sinh lớp 5A4 trường Tiểu học Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Đọc xong bài khai bút của Thiện Anh, Như Phan cũng đã khai bút một bài thơ thắm đượm tình cảm ấm áp gia đình thôn xóm trong những ngày cuối năm ngập tràn không khí Tết về. Những bài khai bút của các cháu không chỉ là món quà mừng tuổi cho các bậc ông bà, nó còn là lời nhắc nhở động viên các ông bà cũng phải khai bút đầu năm. Lều Văn vui mừng giới thiệu bài thơ Ngày cuối năm của Nguyễn Như Phan.

Đêm ba mươi
Nồi bánh chưng
Thơm thoang thoảng
Khắp các nhà
Trong ngõ xóm

Những đứa bé
Chơi tam cúc
Nhứng bà già
Vớt bánh chưng
Những thanh niên
Bày bữa cỗ

Bữa cơm chiều
Ngày cuối năm
Nhà đầm ấm
Chúc Tết nhau 
Một năm mới
"An khang thịnh vượng".