Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

PHÁT BIỂU NHẬN HUY HIỆU 50 NĂM TUỔI ĐẢNG



      Đại sứ Nguyễn Đình Bin                    

         Nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm UBVNVN ở nước ngoài.  

                    ( ngày 31 tháng 5 năm 2013)

Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy  và đ/c Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã tổ chức và trao cho tôi Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng hôm nay.

Xin cảm ơn Ban Tổ chức đã có nhã ý cho tôi được nói đôi lời, sau khi đ/c Nguyễn Mạnh Cầm, thay mặt các đ/c nhận HH Đảng, đã phát biểu.
Thưa các đ/c, điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi vô cùng biết ơn Bác Hồ và Đảng. Tôi chào đời khi đã có Bác và Đảng đang lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị cuộc Cách mạng tháng Tám lịch sử và Cha tôi  đã đi theo con đường của Bác, của Đảng (Cụ tham gia hoạt động CM từ năm 1936, Đảng viên Đảng Cộng sản Đông dương, hy sinh năm 1951,là Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng VTND, Huân chương Độc lập hạng Ba) . Đó là một may mắn đặc biệt. Nhờ vậy mà 10 tuổi tôi đã được tham gia Đội Thiếu niên bí mật tại quê tôi, vùng du kích Kim Thành nổi tiếng thời chống Pháp, có 2 chính quyền ta và tề ngụy cùng tồn tại, chỉ cách quốc lộ 5 có một cây số. Và tôi đã được tham dự Lễ truy điệu Đại nguyên soái Stalin do Chi bộ Đảng xã tôi tổ chức.

"Lo lắng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc"

TTO - Lo lắng nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã và đang phụ thuộc vào Trung Quốc, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) đã có bài tham luận đăng ký phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 30-5.
Do không đủ thời gian, ông đã gửi tham luận đến Ban thư ký kỳ họp. TTO xin gửi đến bạn đọc bản tham luận này.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho biết:
"Về đầu tư xây dựng, nhà thầu Trung Quốc đã thắng thầu nhiều (thậm chí phần lớn) dự án lớn, chủ yếu dựa vào tiêu chí giá rẻ, và những cam kết “muốn gì có nấy”, về sau mới thấy công nghệ, nhân lực và cả nguồn vốn của họ đều không đạt yêu cầu".

"Bài học sớm nhất trong lịch sử Việt Nam đó là bài học cảnh giác"

(GDVN 30/5/13) - Có biết bao nhiêu hiện tượng tương tự mà chắc rằng các vị ĐB Quốc hội có mặt tại đây đều có thể chứng kiến tại địa phương của mình. Và bài học sớm nhất trong lịch sử nhà nước Việt Nam ai cũng biết đó là “bài học cảnh giác”...
    Đại biểu QH Dương Trung Quốc đã nhấn mạnh như vậy trong bài phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 30/5.

      “Sang năm vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

    ĐB Dương Trung Quốc chuyển lời của những người làm công tác sử học tới Chính phủ: “Sang năm vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), Chính phủ nên chỉ đạo sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận lịch sử dân tộc một bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hòa bình. Chỉ có thấm nhuần những bài học về lịch sử thì mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ gìn hòa hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới”.

    Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

    Ngoại giao - nghề lao tâm khổ tứ

    Bích Diệp, báo Người Lao động

    Qua những câu chuyện người thật, việc thật, cuốn sách Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao vừa ra mắt độc giả đã khắc họa phần nào công việc hết sức gian nan nhưng đầy thú vị này

    Nhà ngoại giao Vũ Khoan, nguyên phó Thủ tướng Chính phủ, cho biết những tác giả của Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao như Nguyễn Văn Ngạnh, Nguyễn Tâm Chiến, Hồ Thể Lan, Đỗ Ngọc Sơn, Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Thị Hồi, Nguyễn Đức Hùng hay bản thân  ông đều không phải là nhà văn nhưng đều biết viết. “Một nhà ngoại giao là phải có 10 kỹ năng: Biết nhìn, biết nghe, biết ăn, biết nói, biết mặc, biết đi, biết đứng... Trong đó, kỹ năng viết rất quan trọng” - ông tiết lộ.

    Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

    Cuộc phỏng vấn tưởng tượng với Nick Vujicic

    Nick Vujicic trả lời phỏng vấn độc quyền Thông tấn xã vỉa hè
    imagesNick, chào mừng anh đến Việt Nam. Xin hãy nói về cảm nhận của mình sau 2 ngày ở đất nước tươi đẹp này.

    Xin lỗi các bạn. Tôi có nhìn thấy gì đâu ngoài dây điện và đầu người. Còn về cảm nhận ư, Việt Nam thật dễ chịu với sự cuồng nhiệt. Tôi đã chứng kiến những giọt nước mắt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng không ở đâu người ta khóc khi đi xem xiếc thú cả.
    Nick, có lẽ anh vẫn chưa thoát khỏi mặc cảm của người khuyết tật chăng! chúng tôi đến để nghe anh nói chứ không đến để xem anh diễn.

    Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

    Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (2)

    (Kienthuc.net.vn) - "Việc chuyển lá bùa của Nguyên - Mông, vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào chủ nhà thấy kẻ cắp trên bàn thờ thì mời xuống ngồi phòng khách xơi nước".
       
    Bùa giải tai ách cho cá nhân 
    Bên phải của lá bùa có 5 chữ Hán 百解消灾符 BÁCH GIẢI TIÊU TAI PHÙ, nghĩa là "Bùa giải trăm tai ách". Nhưng ông Thông - người đặt hòn đá lại dịch là: "Bùa giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân". 

    Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (1)

    (Kienthuc.net.vn) - Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức, sự thật về hòn đá lạ ở Đền Hùng đã được phơi bày. (Blog Xuân Diện)
    Bắt đầu từ ngày 19/3/2013, rất nhiều bài viết về hòn đá lạ ở Đền Hùng với nghi ngờ đó là vật trấn yểm của người Tàu. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức đã gửi đến tòa soạn những nghiên cứu của ông về vấn đề này.  

    Không phải bùa của Việt Nam

    BỤT CHÙA NHÀ KHÔNG THIÊNG!!!

    Bài viết này được sưu tầm trên mạng từ Nguyễn Quang Thụ, Training Manager, Information and Communication Training Center, Add Floor 7-115, Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
     Cho đến thời điểm tôi viết những dòng này, nghĩa là đã 2h sáng thì trên facebook của tôi vẫn tràn ngập những lời cảm xúc về Nick Vujicic của bạn bè. Thật dễ hiểu, với những gì mà chàng trai không tay, không chân đã làm được, anh xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh. Ấy thế mà, tôi vẫn không thể nào ngăn được tiếng thở dài...

    Thở dài là bởi, với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu. Những người như Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được.

    Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

    Lời nói đầu và Lời giới thiệu "Chuyện nghề chuyện nghiệp ngoại giao"


     Tác giả Vũ Khoan và nhà thơ Việt Phương, người viết Lời giới thiệu. ký tặng bạn đọc

    Lời nói đầu
     Nói đến “ngoại giao” nhiều người chỉ thấy bề ngoài có phần hào nhoáng mà không rõ lắm bếp núc của nghề này ra sao. Thậm chí trong thời kinh tế thị trường người ta còn sử dụng từ “ngoại giao” để chỉ những đặc ân dành cho ai đó nhằm thu về mối lợi cho mình, như mảnh đất này để “làm ngoại giao”, vị trí này dành cho mục đích “ngoại giao”…?! Cũng do tính chất “bí hiểm” như vậy của nghề ngoại giao nên trong nhiều cuộc giao lưu, tiếp xúc, nhất là với thanh niên, sinh viên, cán bộ ngoại giao hay bị hỏi về nghề, về nghiệp của mình.

    Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

    Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Ngoại giao thời bình chính là sự hoà hiếu

    (LĐ) - Số 110 - Thứ sáu 17/05/2013 11:17

    Chia sẻ với PV Lao Động tại buổi giới thiệu cuốn sách “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” sáng 16.5, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định, yếu tố quan trọng của ngoại giao trong thời bình chính là sự hòa hiếu.
    Chịu chơi, nhưng phải giữ mình

    Theo ông Vũ Khoan, ngoại giao hiện nay khác hẳn thời Việt Nam còn bị bao vây, cô lập trong chiến tranh. Thời đó, đứng cạnh Việt Nam trong các cuộc chiêu đãi thường chỉ là Triều Tiên, trong lúc thái độ của nhà ngoại giao Việt Nam chỉ là đứng thẳng, không ôm hôn. “Đến thời bình thì chúng ta phải biết chơi, chịu chơi. Phải karaoke, phải chơi golf chứ” – ông nói.

    Ra mắt sách “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao”

    QĐND Online – Bằng lối kể chuyện nhẹ nhàng, dí dỏm cuốn sách “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” của nhóm tác giả gồm 8 người, là những nhà ngoại giao kỳ cựu đã ra mắt sáng 16-5, tại Hà Nội. Sách tái hiện những câu chuyện ít, hoặc chưa từng được nhắc tới liên quan tới các các sự kiện, thời khắc ngoại giao quan trọng của đất nước.
    Đồng tác giả Vũ Khoan ký tặng bạn đọc.
    Cuốn sách là những câu chuyện có thật trong cuộc đời hoạt động ngoại giao do nhóm tác giả kể lại. Vui có, buồn có, vất vả, gian nan và cả vinh quang. Nhà thơ Việt Phương trong lời nhận xét có viết: “Từng mẩu chuyện, nhỏ nhoi mà lớn rộng, nhẹ nhàng mà ý nhị, như chơi mà rất thật, bình thường mà xúc động, hóm hỉnh mà nghiêm trang, tự nhiên mà điêu luyện, nề nếp mà sáng tạo”.

    Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

    Vài hình ảnh giới thiệu sách "chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao".

     Sáng 16/5/13 tại Học viện Ngoại giao đã có buổi giới thiệu sách "Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao". Đại sứ Nguyễn Mạnh Dũng là một trong số những độc giả đến sớm và mua sách đầu tiên.
     
    Ông Vú Khoan thay mặt các tác giả giới thiệu cuốn sách, sâu sắc và dí dỏm...
     Hội trường đông kín người dự, chú ý lắng nghe, vui vẻ và hào hứng
    Nhà thơ Trần Việt Phương phát biểu, hào sảng và khí phách, quả nhiên ông là người thật ảm hiểu về chuyện nghề chuyện nghiệp ngoại giao.
    Học viện Ngoại giao đã phối hợp với Báo Thế giới và Việt nam giúp các tác giả tổ chức buổi giới thiệu sách này, cả giám đốc Đặng Đình Quý và Phó Giám đốc Thanh Hương đều dành thời gian dự.

    Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

    Giới thiệu sách "Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao".



    “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” là cuốn sách do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn và Công ty sách Bắc Hà vừa ấn hành tháng 5 năm 2013.

    Các tác giả cuốn sách là : ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, các ông nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Ngạnh,  Nguyễn Tâm Chiến, các bà Hồ Thể Lan, Nguyễn Th Hồi nguyên Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, các ông nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Ngọc Sơn, Nguyễn Chiến Thắng. Họ đều là những người đã từng làm việc lâu năm trong ngành ngoại giao, trưởng thành từ những công việc bình thường nhất trong nghề ngoại giao, sau đó đảm trách nhiều cương vị công tác quan trọng khác nhau trong Bộ, suốt đời gắn bó bằng trái tim và khối óc với cái nghề, cái nghiệp ngoại giao.

    Như các tác giả bày tỏ trong Lời tựa cuốn sách, “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” không nhằm viết “lịch sử” hay “giáo trình” ngoại giao Việt Nam hoặc hồi ký “mà chỉ muốn qua những câu chuyện về người thật, việc thật, những công việc chúng tôi đã làm, những hoạt động đã từng tham gia, những sự kiện đã từng chứng kiến, những đất nước đã từng đi qua góp phần làm cho mọi người hiểu cho phần nào những điều hay nỗi khổ, điều khôn sự dại của một lớp người đã “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” ngoại giao, đồng thời cũng ước sao lớp người sau may ra có thể lượm lặt được đôi điều bổ ích. Cũng xin nói ngay rằng, những câu chuyện trong sách mới chỉ do vài người kể lại. Tuy chúng khá đa chiều vì mỗi người một góc nhìn, một cương vị, một lĩnh vực, một khu vực nhưng chưa thể vẽ nên được bức tranh toàn cảnh về nghề ngoại giao. Lại nữa, đôi chỗ bạn đọc có thể thấy những nhận xét, đánh giá này nọ nhưng đó chỉ là những cảm nhận rất riêng tư, hoàn toàn không phải là sự đánh giá mang tính tổng quan hay những triết lý sâu xa gì về nghề nghiệp”.

    Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

    GS.Nguyễn Lân Dũng: Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

    GDVN) - GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".
    Lời tòa soạn: PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng: Người Việt hiện đại xấu nhất là thói hám danh, chuộng lạ, sính ngoại, sính hình thức,... còn với GS Nguyễn Lân Dũng thì: "Tự nhiên biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội (cái gọi là chủ nghĩa mackeno) - Tôi cho đó là cái xấu nhất đang kìm hãm sự phát triển của xã hội ta, cản trở việc phát huy các thành tựu của sự nghiệp Đổi mới do Đảng ta khởi xướng. 
    Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi với GS.Nguyễn Lân Dũng xung quanh vấn đề này.
    Tự biến mình thành hèn hạ
    -  Là một Giáo sư - Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân rất gần gũi với người Việt Nam, theo ông, người Việt có  tính xấu nào cần phải thay đổi trong thế giới hiện đại?

    Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

    Cải cách ở Myanmar nhìn từ câu chuyện Việt Nam

    VSFB – Trong Diễn đàn Kinh tế – Xã hội Việt Nam tại Boston của Hội Thanh niên – Sinh viên Việt Nam vùng Boston Mở rộng lần thứ 2, ngày 28/04/2013,  Giáo sư David Dapice, Kinh tế trưởng Chương trình Việt Nam và Myanmar tại Đại học Harvard, một học giả hàng đầu về kinh tế Đông Nam Á đã chia sẻ về chủ đề “Cải cách ở Myanmar nhìn từ câu chuyện Việt Nam”.
    GS. David Dapice đã nghiên cứu về Đông Nam Á từ cuối thập niên 1960 với khoảng 20 năm ở tập trung vào Indonesia. Kể từ lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1989, ông đã đóng vai trò chính trong các nghiên cứu và khuyến nghị chính sách của Chương trình Việt Nam tại Harvard là người đóng vai trò trực tiếp trong hai nghiên cứu quan trọng nhất của Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, nhất là hai nghiên cứu quan trọng gồm: Theo hướng Rồng bay vào đầu thập niên 1990 và Lựa chọn Thành công năm 2008. Ông là một trong những học giả đầu tiên có những nghiên cứu sâu về Myanmar từ giữa thập niên 2000, khi mà Myanmar vẫn chưa có những cải cách gần đây.
    Trong thời gian hai giờ với một bài trình bày chính và trả lời các cấu hỏi thảo luận, GS David Dapice đã tập trung vào một số vấn đề chính sau:
    1.Thách thức đổi với cải cách kinh tế ở Myanmar
    Là người không lạ gì về những vấn đề của Việt Nam và Myanmar, khi mở đầu phần trình bày của mình GS. David Dapice đã nhấn mạnh sự khó khăn trong cải cách của Myanmar. Ông đã có một ví von rất đáng suy ngẫm là nếu người Việt Nam muốn cảm thấy mình may mắn, đang ở một mức độ phát triển kinh tế tốt thì hãy đến Myanmar. Ông đã mô tả tình hình kinh tế Myanmar thông qua các số liệu kinh tế.  Căn cứ theo chỉ số tổng thu nhập quốc nội thực tế (GNI) trên đầu người, Myanmar có chỉ số kém hơn Bắc Triều Tiên và thua xa Việt Nam hiện nay.
    Động lực cho cải cách kinh tế hiện nay của Myanmar là nhằm để thoát khỏi đói nghèo, thiết lập hòa bình và thoát khỏi tình trạng bị cô lập.  Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã xếp hạng Myanmar ở thứ 163/183 nước căn cứ vào chỉ số GDP trên đầu người, ngang với Haiti và Rwanda.  Trên thực tế, chỉ có 6% dân số toàn thế giới là nằm ở các nước có chỉ số GDP ngang hoặc kém hơn Myanmar.  Myanmar cũng mong muốn thiết lập hòa bình bởi chi tiêu chi quân sự đã ở mức ¼ đến ½ ngân sách chính phủ trong khi các vấn đề thiết yếu liên quan đến đời sống nhân dân chưa được thiết lập.  Giá trị xuất khẩu chỉ chiếm ít hơn 20% GDP của Myanmar và hầu hết các mặt hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô.

    Tình người thuở trước khác xa bây giờ

    TT - 30 năm sau Hà Nội trong mắt aiChuyện tử tế, Trần Văn Thủy bất ngờ cho ra mắt một cuốn sách “gần như là tự truyện” với cái tên giản dị - Chuyện nghề của Thủy.
    Tuổi Trẻ gặp lại ông để tìm hiểu thêm về chuyện nghề của vị đạo diễn phim tài liệu hàng đầu VN này.
    * Thưa ông, lâu nay người ta thấy ông im hơi lặng tiếng, phải chăng phim tài liệu không còn sức hấp dẫn với ông khiến ông sau khi chia tay Hãng Phim tài liệu khoa học trung ương lại chuyển sang nghề viết?
    - Không, hoàn toàn không phải thế, tôi vẫn làm việc, làm nhiều là khác. Tôi đọc sách, đi giảng bài, nói chuyện và nhất là vẫn phải làm phim. Tôi đã làm được một số phim rất thích, sau Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, tôi làm khá nhiều, trong đó ưng ý nhất là bốn tập phim Người man di hiện đại - phim chân dung danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh do gia đình cụ đặt làm. Tôi cũng đang làm ba tập Vọng khúc ngàn năm. Và còn vài kịch bản nữa đang đợi tôi. Tôi vẫn làm phim.