Do không đủ thời gian, ông đã gửi tham luận đến Ban thư ký kỳ họp. TTO xin gửi đến bạn đọc bản tham luận này.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho biết:
"Về đầu tư xây dựng, nhà thầu Trung Quốc đã thắng thầu
nhiều (thậm chí phần lớn) dự án lớn, chủ yếu dựa vào tiêu chí giá rẻ, và
những cam kết “muốn gì có nấy”, về sau mới thấy công nghệ, nhân lực và
cả nguồn vốn của họ đều không đạt yêu cầu".
Thương lái TQ xâm nhập sâu vào các vùng miền nước ta,
chi phối thị trường bằng các thủ thuật giá, thu mua với giá rẻ những mặt
hàng để lại tác hại nhiều mặt cho chúng ta (như vụ mua cây trâm cổ ở
Quảng Ngãi). Có những thứ không biết họ mua để làm gì. Nông sản, thực
phẩm và hàng công nghiệp TQ giá rẻ tràn ngập nước ta mà không bị kiểm
soát về chất lượng và vệ sinh, an toàn, thậm chí có những mặt hàng dán
mác VN.
Do sức cạnh tranh giảm sút, thiếu công nghiệp hỗ trợ,
ngày càng nhiều doanh nghiệp VN phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đầu
vào và cả công nghệ thấp của TQ, bởi vì giá rẻ, cách mua bán linh hoạt,
và VN thiếu rào cản kỹ thuật. Đang có sự e ngại VN có thể trở thành bãi
đáp công nghệ thấp cho các nhà đầu tư TQ, vì giá lao động rẻ, và quản lý
dễ dãi về an toàn, vệ sinh, môi trường.
Đã có sự báo động là một số ngành công nghiệp VN có thể
sẽ nhường chỗ cho doanh nghiệp TQ trên sân nhà. Có chuyên gia cung cấp
số liệu là trong khi nước ta xuất siêu trong năm 2012 thì chúng ta lại
nhập siêu trên 16 tỉ đôla từ TQ.
Tôi cho rằng chúng ta chưa điều tra và nắm rõ đầy đủ số
liệu, thông tin về sự phụ thuộc của nền kinh tế VN vào nền kinh tế TQ,
nhất là trong lĩnh vực đầu tư tài chính, mua bán công ty khi những
thương vụ ấy diễn ra ngoài quốc gia".
Trong thế giới ngày nay, dù toàn cầu hóa và hội nhập ở
mức độ cao, tình trạng “mạnh được yếu thua” vẫn tồn tại và thách thức.
Vì vậy, nhất là đối với các nước nhỏ yếu, hội nhập phải đi đôi với tăng
sức cạnh tranh và bảo hộ hợp lý, nếu không thì chúng ta sẽ thua trên
chính sân nhà. Đó là lời cảnh báo chuẩn xác cách đây gần 20 năm, khi
chúng ta gia nhập AFTA, sau đó là WTO.
Thua kém có nhiều mức độ, nhưng lệ thuộc về kinh tế là
sự thua kém đáng sợ nhất, nhất là khi nó đi kèm với mối đe dọa về chủ
quyền lãnh thổ. Rất mong Chính phủ sớm có giải pháp để khẩn trương, kịp
thời ứng phó trước mắt, đồng thời có đối sách mang tính căn cơ, chiến
lược lâu dài".
Đại biểu TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét