Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Thu nhập trung bình của người Việt Nam
vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù
đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư
thế kỷ.
Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp
Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu
thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.
Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học
cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
2011-2020: từ nhận thức với hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện.
Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội,
trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do
Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.
Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP
đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm
2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên
3.915 USD trong khoảng thời gian trên.
Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.
Mặt khác, tính theo sức mua tương đương
(PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên
tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung
Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD.
Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.
Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN
khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm
qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở
ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo
PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái
Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.
Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.
Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD theo PPP
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây
là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của
châu Á và thế giới”. Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và
mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu
nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển. Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển. Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.
Báo cáo của ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra
thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở
nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên
tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt
Nam”.
Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của
Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu
tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với
Singapore.
Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng
thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 –
2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu
mới theo kịp được.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Chúc bác nhiều sức khỏe viết khỏe bác nhé
Trả lờiXóa