Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

VUI CUỐI TUẦN : DẠO PHỐ HÀ THÀNH

Bài Dạo phố Hà Thành dưới đây là của cụ Chu Công Phùng, Đại sứ ta tại Miến Điện sưu tầm và gửi về cho cụ Vũ Quang Diệm, nguyên Đại sứ ta tại Ấn độ. Các cụ dí dỏm thật đấy ! Em xin phép hai cụ post lên Lều để mọi người cùng vui vào cuối tuần nhá !


           Hình như cán bộ đang chức ở Thủ đô bây giờ họ rất ngại và thường chẳng mấy ai dám lảng vảng quanh phố Lê Văn HƯU hay Nguyễn Văn TỐ, Đội CẤN, Lý , Láng HẠ… chỉ chăm chăm dạo trên các phố Hùng VƯƠNG, Lý Nam ĐẾ, Ngô QUYỀN, Bà huyện Thanh QUAN, Lê Văn LƯƠNG, Lê Hồng PHONG.., hay nhỏ hơn là phố QUAN NHÂN cũng được.

          Tất nhiên ai cũng chỉ thích lên các phố Phó Đức CHÍNH, Khương THƯỢNG, Thái THỊNH, Tôn Đức THẮNG thôi, chứ đã được đi lên đó thì ai lại còn thích lên phố Yên PHỤ hoặc đi trên Phố Cầu GIẤY làm gì….

          Dù đã già khú đế, nhưng nhiều kụ rất ngại dạo trên phố Phạm Ngũ LÃO, vì sợ rất dễ lạc sang Tô TỊCH rồi Hàng HÒM, Hàng , Khâm THIÊN, Nhà THỜ Văn MIẾU hoặc loạng quạng đi nhầm sang phố Nhà HOẢ, chợ  Bắc QUA, hay phố Y- ec- XANH... thì nguy to. Các kụ chỉ thích đến phố Lê Đức THỌ, Đặng HỒI XUÂN, Trần Khánh để được chơi lâu lâu cho đã!

   Mặc dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng kụ nào cũng luôn tìm cách né qua các đường phố như Đinh LIỆT, Hàng BÚN hay Lý Thường KIỆT, chỉ thích ghé vào những phố như Đinh Công TRÁNG, Bùi Thị XUÂN, đường THANH NIÊN hay phố nhỏ như SONG HÀO hoặc Mai Xuân THƯỞNG thì càng vui. Nhiều kụ rất ngại đi qua Phố ĐUÔI CÁ, Phố GIÁP BÁT vì nó gần Nghĩa trang VĂN ĐIỂN, có kụ đi qua ga THƯỜNG TÍN mới dám mở mắt nhìn, mới tin là mình chưa lạc vào Chợ ÂM PHỦ trên đường Lý Thường KIỆT.
        
          Những anh Lãnh đạo đang ổn định chức vị, còn được vài nhiệm kỳ nữa thì lại chỉ quẩn quanh với những phố Tràng TIỀN, Lương Định CỦA, Lê LỢI, Trần PHÚ, Phùng HƯNG, Hoàng NGÂN, Bà TRIỆU, Thái THỊNH, Trần Khánh , Tô Hiến THÀNH, Phạm HÙNG, Chu Văn AN hay "hẻo" như Phố PHẤT LỘC, Tuệ TĨNH cũng được, chứ chẳng ai muốn sang tận Phố Cổ BI, Cầu CHUI hoặc lạc vào NGÃ TƯ SỞ ... thì buồn quá! Các vị này đều thích ăn ngon nhưng đều rất ngại vào Phố ẩm thực CẤM CHỈ,  chỉ thích đến phố Hòe  NHAI tụ tập cả buổi không biết chán. Các vị đều thành kính đến lễ đền Hai Bà Trưng, nhưng khi khấn vái thường nhắc nhiều đến tên Bà chị TRƯNG CHẮC

           Đám doanh nghiệp thuộc hàng Đại gia thì đua nhau mua đất ở Phố THANH XUÂN làm Trụ sở Công ty, dù là THANH XUÂN Bắc hay THANH XUÂN Nam cũng được. Số mới lập nghiệp thì chọn vùng đất xung quanh NGÃ TƯ VỌNG làm căn cứ địa, hy vọng sớm muộn sẽ đổi đời. Khu phố CẦU GIẤY  rộng rãi thoáng đạt là thế mà hầu như chẳng thấy Tập đoàn, Công ty nào đặt Đại bản doanh ở đó. Đã vậy, các vị đứng đầu doanh nghiệp rất ngại đi công tác lên BẮC CẠN, hoặc lên LẠNG SƠN phải qua Phố  KỲ LỪA.  Khi nào bị Kiểm toán làm gắt gao thì các vị đều rủ nhau đi nghỉ mát ở tít MŨI

          Còn các kụ cả đời theo đuổi nghề có chữ "ngoại" thì thường chọn mua đất làm nhà ở làng Ngọc Hà, làng Hào Nam, làng Yên Phụ... Các kụ đều có ý tứ cả đấy. Sống ở làng Ngọc Hà là các kụ muốn "trong như ngọc" nhưng hàng ngày vẫn được thưởng thức "hoa tươi" Ngọc Hà. Ở làng Hào Nam là muốn rủng rỉnh lâu dài để hàng tuần các kụ  rủ nhau đến Phố Hòe Nhai... Ở làng Yên Phụ thì mong được bình yên sau mấy chục năm trời  tung hoành khắp năm châu bốn biển... Có kụ kỹ tính hơn thì chọn khu Thành Công để an cư lâu dài cho con cháu được thành đạt mãi mãi...


            Còn các bạn thì sao. Các bạn thích đến phố nào của Hà Nội hay các địa danh khác? Xin phát biểu tiếp!

(Theo "Nhiều người Hà Nội")

Lều tôi xin có mấy để nghị gửi đến cụ Chu Công Phùng và cụ Vũ Quang Diệm như sau :
- Cụ nào yếu quá thì chuyển về phố Hoàng Sâm gần nhà cụ Diệm. 
- Các cụ nào đang ở Đặng Hồi Xuân thì mời về Hàng Bồ.
- Anh đang chức nào xử tệ với các cụ thì tống về Hàng Bạc.
 - Con cháu các cụ đứa nào lêu lổng không chịu làm ăn thì đưa về Hàng Bột hoặc Nguyễn Thái Học.
- Đang chức anh nào còn ham thì rủ về Nghĩa Đô ở đường Đông Quan....!!!
- Nhìn chung lại, qua vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng thì thấy các cụ về hưu rất sung, đề nghị mời các cụ về cả Nguyễn Văn Cừ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét