Tô Văn Trường
Nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà
nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu
sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Năm 1950,
Nguyên Ngọc đi bộ đội chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.
Nhiều tác phẩm của Nguyên Ngọc đã đi vào lòng
người như : Đất nước đứng lên, Rừng Xà Nu, Rẻo cao, Đường chúng ta đi, Đất
Quảng, Có một con đường trên biển Đông, Cát cháy vv…Ông đã từng giữ các chức vụ
Tổng biên tập báo Văn Nghệ, Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, là người tâm
huyết, bản lãnh luôn đau đáu nghĩ suy và hành động vì sự nghiệp phát triển vững
bền của đất nước. Ngoài việc làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn
hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Ông đã dịch một số tác phẩm lý luận
văn học.
Mặc dù tuổi đã cao, ông vẫn lặn lộn đi khảo
sát các tuyến đường dự kiến vận chuyển bô xít để dẫn chứng về các bất cập (chủ
trương lớn của nhà nước) về dự án bô xit Tây Nguyên. Cách đây ít lâu, Nguyên Ngọc
gửi mail cho tôi nhờ tìm kiếm các thông tin, tư liệu về nguồn nước ở Tây
Nguyên. Có thể nói ông là chuyên gia hiểu biết sâu sắc thực tế, có tầm nhìn
rộng mở, thủy chung với đồng bào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
Hôm nay, mới nhận được mail của Anh Văn
Thành thay mặt Ban biên tập báo Tia Sáng mời đến dự buổi mừng nhà văn hóa
Nguyên Ngọc 80 tuổi (do Tia Sáng tổ chức) vào 9 giờ sáng ngày 7 tháng 9 tại
Caphe sạch Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng Hà Nội.
Rất tiếc vì ở xa, lại đang bị cảm cúm
không thể về Hà Nội, chợt nghĩ làm mấy vần thơ tặng nhà văn hóa Nguyên Ngọc. Anh bạn đại tá, nhà báo Bùi Văn Bổng khuyên
nên làm theo thể thơ tư do, vần theo
thanh bằng - trắc, loại gieo vần gián
cách, vần ôm nhau, vần liên kết. Như thế mới toát lên đúng con người và cuộc
đời nhà văn Nguyên Ngọc. Nếu ép vào thể thơ lục bát hoặc đường luật, thất ngôn
bát cú đều khó toát lên hết nội dung cần
nói của con Người rất đặc biệt này.
Tám mươi năm không “chệch hướng”
Người ta bảo rằng anh “chệch hướng”
Chệch hướng kêu gọi Đất
nước đứng lên
Chệch hướng Rẻo cao,
Đường chúng ta đi
Rừng Xà Nu, Đường trên
biển và Cát cháy
Bằng đôi chân trần sao mãi Nghĩ dọc đường
Nghĩ nhiều quá để bị coi là “chệch hướng”…
Anh Lắng nghe cuộc
sống
Lại Tản mạn nhớ và
quên…
Mừng anh Tám mươi xuân
Không lẫn lộn quên và nhớ
Ai muốn quên, người đời sao quên được
Ngọc vẫn còn Nguyên, quý Báu, rất Trung Thành.
TVT
9/2012
NGUYÊN NGỌC MÀ CHỆCH THÌ KHÔNG BIẾT THẾ NÀO NŨA !
Trả lờiXóa