Điên thoại di động : 0913209490
Hộp thư điện tử : ngchienthang47@gmail.com
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
Sự thật khác về nhà ngoại cảm, thần y, người giời...
Nguồn : blog Trần Hùng
VTC News) - Sông Diêm: Tôi đã gặp đến quá nửa số người có khả năng đặc biệt rất nổi tiếng và nhiều hơn từng ấy người hoang tưởng.
Loạt bài dài kỳ vạch trần những
nhí nhố liên quan đến việc áp vong tìm mộ, bói toán, hầu đồng, chữa
bệnh… của các “người giời” đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, phản hồi
tốt đẹp của bạn đọc, nhằm lên án hiện tượng mê tín dị đoan đang ngày một
đầu độc nặng xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số ít bạn đọc phản đối và
bản thân họ tin vào hiện tượng này. Nhiều đồng cô, bóng cậu, lang băm
cũng được độc giả bảo vệ.
Chị Phan Thị Bích Hằng - nhà ngoại cảm nổi tiếng.
Nhiều
độc giả đặt câu hỏi mà phóng viên, kể cả các nhà khoa học cũng khó có
thể trả lời: Họ lừa đảo sao mỗi ngày lại có đông người tìm đến nhờ vả,
vái lạy? Nếu tìm mộ không đúng, chữa bệnh không khỏi thì phải mất khách
chứ? Câu hỏi này quả thực khó có câu trả lời toàn vẹn, song do đã gặp và
tìm hiểu về rất nhiều “người giời”, nên tôi giải thích được. Xin giải
thích ở phần sau.
Tổ mối, đất đen là đầu lâu và xương cốt liệt sĩ!
Bản
thân tôi đã từng có chừng 8 năm tìm hiểu, nghiên cứu về những người, mà
có thể nói, không có từ nào thích hợp và chung nhất để gọi họ, đó là
“người giời”. Khoa học nghiên cứu họ thì gọi là người có khả năng đặc
biệt. Khi khoa học lật tẩy được trò bịp của người có khả năng đặc biệt
nào đó, thì gọi họ là kẻ hoang tưởng. Tôi đã gặp đến quá nửa số người có
khả năng đặc biệt rất nổi tiếng và nhiều hơn từng ấy người hoang tưởng.
Tôi cũng đã viết một số cuốn sách về họ.
Không có tổ mối làm hộp sọ thì bốc toàn đất lẫn rễ cây về thờ.
Tôi
thực sự trân trọng một số nhà ngoại cảm, họ vẫn miệt mài với việc sử
dụng khả năng ngoại cảm của mình để giúp đời. Cô Năm Nghĩa đã lấy vợ cho
chồng ở Thái Bình để vào Vũng Tàu sinh sống và dành hết tâm huyết của
mình cho việc quy tập hài cốt liệt sĩ thất lạc. Cô lên rừng xuống biển
đi tìm mộ, không nề hà đường xa vạn dặm, nước độc rừng thiêng và cô
thường từ chối nhận tiền của người thân liệt sĩ. Chỉ cần họ mua vé, lo
xe cộ cho cô đi lại, có cơm rau, cơm chay cho cô ăn là đủ. Rồi nhà ngoại
cảm Nguyễn Văn Nhã, ông không ra mặt gặp bất kỳ gia đình nào. Ông sống
đúng theo lời Phật dạy. Ông sợ gặp họ, họ đưa tiền, sắm lễ rình rang,
rồi dính vào những thứ đó, tâm ắt không sáng nữa. Ông thường chỉ dẫn các
gia đình tìm kiếm hài cốt qua điện thoại. Phóng viên cũng khó gặp được
ông.
Nhà báo Đào Thanh Tuy từng theo mấy nhà ngoại cảm đi đào... tổ mối.
Một
số nhà ngoại cảm khác nữa, tôi cũng trân trọng việc làm của họ, dù
không trân trọng bằng cô Năm Nghĩa, ông Nhã. Tôi trân trọng họ không
phải vì họ tìm mộ chính xác 100%. Có thể độ chính xác trong việc tìm mộ
của các nhà ngoại cảm, kể cả những người mà tôi yêu quý như cô Năm
Nghĩa, ông Nhã, không quá 3% như lời Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn
Mạnh Quân nói, nhưng dù sao họ cũng đã làm việc vì cái tâm thực sự,
không vì tiền. Họ tìm mộ đúng hay sai, họ nhìn thấy linh hồn là thực hay
chỉ là ảo ảnh do bộ não vẽ ra, bản thân họ cũng không hiểu được, không
giải thích được, chứ họ không chú tâm bịp bợm.
"Người ba mắt" Hoàng Thị Thiêm đang bắt ma cho... phóng viên!
Tôi
không phủ định việc tìm mộ hoàn toàn là lừa đảo. Sự thực, khả năng của
con người là vô biên, là khó giải thích. Việc nhà ngoại cảm tìm được mộ,
hài cốt trong rừng và chính xác là của liệt sĩ là chuyện có thực. Tuy
nhiên, sau nhiều năm tìm hiểu, đi theo các nhà ngoại cảm, nghiên cứu
bằng khoa học, tôi nhận thấy số lượng chính xác ít lắm, có lẽ chỉ đếm
trên đầu ngón tay mà thôi. 99,9% số hài cốt tìm bằng phương pháp ngoại
cảm có được xét nghiệm ADN đâu. Nhà ngoại cảm dỏm tìm mộ thường nhanh
như chớp, một năm tìm được cả ngàn ngôi và sau các cuộc tìm kiếm “linh
hồn” thường “trách mắng” những người không có niềm tin, trách mắng việc
có ý định xét nghiệm ADN, bởi chỉ còn nhúm xương tàn, ai lại nỡ mang đi
cho người ta nghiền ra xét nghiệm. Nhiều người bốc tổ mối, đất đen về
cũng tặc lưỡi, thôi thì dù sao xương cốt cũng tan thành đất, xương thịt
rồi cũng là cát bụi, thì đất cũng là xương. Quan trọng là tâm hồn họ,
nhất là những người cha, người mẹ tuổi xế chiều đã được thanh thản, dù
có nhắm mắt cũng không còn áy náy về linh hồn con mình còn vương vất nơi
núi thẳm, rừng sâu. Tâm hồn thanh thản lúc ra đi là thứ vô giá.
Đầu lâu liệt sĩ đây rồi!
Nếu
tìm mộ liệt sĩ mà đúng khoảng 3%, thì có lẽ tôi cũng sẽ thành nhà ngoại
cảm. Như đã nói ở trên, tôi quen nhiều nhà khoa học, quen hầu hết các
nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam nên thật dễ dàng nhờ vả họ. Tôi có một
bác và một chú ruột hy sinh anh dũng vì đất nước. Bác tôi là Phạm Văn
Lợi, quê quán Vị Thủy (Thái Dương, Thái Thụy, Thái Bình), hy sinh trong
kháng chiến chống Mỹ và chú Phạm Văn Gắt (cùng địa chỉ trên) hy sinh ở
chiến trường Campuchia vào năm 1979. Cả bác và chú tôi đều không tìm
thấy mộ. Hy vọng duy nhất là nhờ các nhà ngoại cảm. Thông tin thì tôi đã
biết sơ sơ: Bác hy sinh ở xã Phổ Phong (Đức Phổ, Quảng Ngãi) trong một
trận phản công ác liệt của địch năm 1967. Bác cùng 7 đồng đội bị pháo
tăng bắn chết, sau đó bị xe tăng cán lên. Cái chết thật đau xót, không
còn rõ hình hài.
Liệt sĩ Phạm Văn Lợi.
Ngay
khi quân giặc rút đi, đồng đội và nhân dân đã đem chôn tạm ngay tại nơi
hy sinh. Chẳng có tấm ván, chẳng có di vật gì để lưu lại trong nấm mồ.
Hòa bình thì nhân dân cải táng vào nghĩa trang liệt sĩ của xã và trở
thành vô danh. Một đồng đội của bác vẫn sống khẳng định đã cùng nhân dân
cất bốc sau khi hi sinh vài năm, song khi đó không biết là xương cốt ai
nữa và cải táng vào chỗ nào của nghĩa trang cũng chẳng rõ vì thời gian
đã ngót 40 năm rồi. Nhưng chắc chắn, bác tôi đã nằm trong nghĩa trang
Phổ Phong và là 1 trong 400 ngôi mộ vô danh trong nghĩa trang đó.
Có tới 400 ngôi mộ vô danh trong nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Phong.
Cô Năm Nghĩa đang "trò chuyện" với liệt sĩ Phạm Văn Lợi tại nghĩa trang Phổ Phong.
Tôi
đã nhờ tổng cộng 10 nhà ngoại cảm hàng đầu Việt Nam để tìm bác tôi. Có
nhà ngoại cảm vào tận nơi và có người chỉ dẫn qua điện thoại. Kết cục,
mỗi người chỉ một ngôi mộ ở một góc trong cái nghĩa trang gồm 400 ngôi
mộ vô danh đó. Có nhà ngoại cảm thì khẳng định mộ vẫn còn ở ngoài. Tôi
thất vọng thực sự. Gần hết niềm tin vào ngoại cảm. Mấy GS.TS. quản lý
các nhà ngoại cảm thì giải thích để an ủi tôi: “Bác cậu chưa muốn về.
Cậu chưa thành tâm, chưa có niềm tin… nên bác mới chỉ lung tung”. Riêng
về khoản “giải thích” kiểu này thì các nhà ngoại cảm, các nhà khoa học
rất siêu. Hầu hết người ta đều tin vào cách giải thích đó, và sau đó thì
cúng lễ nhiều hơn, tin nhiều hơn, tin tuyệt đối. Mà niềm tin con người
thì lạ lắm, tôi sẽ giải thích ở kỳ sau.
(VTC
News) - Chúng ta phải giữ tinh thần khoa học, khách quan, tỉnh táo khi
đi gặp các nhà ngoại cảm. Phải biết phân tích đúng – sai để chiêm
nghiệm. Nếu ta tin là đúng, thì ta sẽ cố tình bỏ qua thông tin sai và ta
nghĩ họ giỏi, họ là thánh, còn nếu ta chỉ nhớ thông tin sai, cố tình bỏ
qua thông tin đúng, thì ta nghĩ họ lừa đảo. Gặp
gỡ các nhà ngoại cảm, tìm mộ bác ruột (Phạm Văn Lợi, Thái Dương, Thái
Thụy, Thái Bình) suốt mấy năm không thành công, tôi vẫn kiên trì nhờ vả
các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm. Một nhà khoa học hướng dẫn tôi là
cùng gia đình đi cầu siêu cho linh hồn liệt sĩ siêu thoát, thì mới tìm
được mộ. Tôi cũng nộp tiền (dưới hình thức công đức) để được cầu siêu
cho bác cùng hàng trăm liệt sĩ khác nữa.
Tổ mối nhưng nhà ngoại cảm lại hét lên sung sướng: "Đầu lâu liệt sĩ đây rồi!".
Sau
một tuần cầu siêu, tôi được nhà khoa học này ưu tiên gặp sớm nhà ngoại
cảm xuất sắc nhất của trung tâm. Tuy nhiên, tôi không chấp nhận sự ưu
tiên đó, bởi vì, nhỡ mình nhận ưu tiên, sau không tìm được mộ bác, họ
lại đổ cho là vì phóng viên quen biết được ưu tiên, liệt sĩ khác sẽ phá
không cho tìm mộ. Nhiều chuyện phức tạp về thế giới âm lắm. Các nhà khoa
học mô tả cái thế giới âm kia chả khác gì trần gian, cũng có tổ chức,
chính quyền quy củ.
Phóng viên giả bị ma nhập, nhưng nhà ngoại cảm khẳng định nhìn thấy ma thật.
Chờ
mấy tháng thì tôi cũng được gặp nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư. Tôi cũng
chẳng lạ gì nhà ngoại cảm này, vì gặp anh ta ở các cuộc hội họp suốt,
đọc được nhiều thông tin về anh ta trong các đề tài nghiên cứu khoa học.
Anh được các GS. TS. tung hô lên mây xanh. Ngồi nói chuyện với anh một
lúc, tôi nản hẳn vì chẳng thu thập được thông tin gì giá trị. Kết cục,
anh khẳng định bác tôi vẫn nằm ở bờ sông, chưa được cải táng vào nghĩa
trang. Anh ta sai bét bèn bẹt. Anh ta bảo tôi cứ vào nghĩa trang rồi sẽ
chỉ dẫn qua điện thoại để đào bới. Tôi chả có hứng thú gặp lại anh nữa.
Tin
vào ma quỷ, thần thánh, nên đại gia ở xã Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) đã
đốt hàng ngàn vàng mã, tốn 400 triệu đồng trong một buổi cúng.
Mới
đây, các gia đình có liệt sĩ cùng đơn vị với bác tôi hy sinh trong trận
đánh đó đã liên lạc với nhau và cùng tổ chức vào nghĩa trang Phổ Phong
thăm viếng một lần. Mọi người đã tìm gặp lại những người địa phương từng
cất bốc hài cốt các liệt sĩ trong trận đánh oanh liệt năm 1967. Thông
tin những người cất bốc đưa ra về khu vực quy tập lại ở góc khác của
nghĩa trang, cách xa hoàn toàn với khu vực 10 nhà ngoại cảm chỉ dẫn tôi.
Cô Năm Nghĩa tìm mộ liệt sĩ Phạm Văn Lợi ở nghĩa trang Phổ Phong.
Trong
khi ngồi ở nghĩa trang Phổ Phong (Đức Phổ, Quảng Ngãi) tìm bác tôi, tôi
có nói với cô Năm Nghĩa rằng, giá tìm được bác thì sẽ tiếp tục đi tìm
chú (Phạm Văn Gắt, Thái Dương, Thái Thụy, Thái Bình) hy sinh ở chiến
trường Campuchia. Cô Năm Nghĩa bảo rằng: “Nếu hy sinh ở chiến trường
Campuchia thì dễ tìm hơn. Cuộc chiến đó quân ta chiến thắng như chẻ tre
nên ít khả năng mất xác. Phần lớn liệt sĩ đã được quy tập về các nghĩa
trang ở Việt Nam rồi, tập trung nhiều ở Tây Ninh và Đồng Nai, con cứ vào
đó mà tìm, thể nào cũng thấy”.
Lễ đón nhận liệt sĩ Phạm Văn Gắt.
Lời
cô Năm làm tôi sáng dạ. Tạm để lại mộ bác (cô Năm Nghĩa chỉ nhưng tôi
chưa tin), tôi vào Tây Ninh tìm mộ chú. Tôi qua vài nghĩa trang ở Tây
Ninh và rồi cuối cùng tôi đã tìm thấy mộ chú mình ở nghĩa trang Trảng
Bàng. Tên tuổi, quê quán chú tôi còn nguyên trên bia mộ. Thế này thì
đúng đến 99% rồi. Qua đây, tôi nói vui rằng, tôi đi tìm 2 ngôi mộ, thì
thấy một ngôi mộ và chính xác gần như tuyệt đối. Vậy, khả năng tìm mộ
của tôi chính xác đến 50%!
Liệt sĩ Phạm Văn Gắt được cải táng vào nghĩa trang liệt sĩ xã Thái Dương.
Lúc
này, tôi mới nhận ra rằng, một số cựu chiến binh đi tìm mộ bằng tấm
lòng thực sự của mình (như ông Lê Văn Cam ở Thái Bình chẳng hạn) còn
chính xác hơn các nhà ngoại cảm nhiều lần. Họ cứ lóc cóc đến các nghĩa
trang liệt sĩ trong Nam, chụp ảnh, ghi chép lại tên tuổi, quê quán liệt
sĩ, rồi thông báo cho thân nhân ở quê vào nhận, bốc cất về. Họ chẳng có
khả năng ngoại cảm, không kiếm trác tiền bạc từ thân nhân liệt sĩ, nhưng
độ chính xác trong việc tìm mộ thì không có gì phải bàn cãi, nó ăn đứt
tỷ lệ không quá 3% mà Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân đưa ra
thách đố các nhà ngoại cảm.
Nếu mê muội tin nhà ngoại cảm dỏm, chúng ta sẽ rước tổ mối về thờ.
Qua
quá trình tiếp xúc với các nhà ngoại cảm, áp vong, gọi vong, tìm mộ và
trực tiếp tìm mộ người thân nhà mình, tôi có lời khuyên với mọi người
rằng: Chúng ta phải giữ tinh thần tỉnh táo, khoa học, sáng suốt. Nếu
chúng ta mụ mị, tin tưởng mù quáng vào nhà ngoại cảm, kể cả một số nhà
khoa học nghiên cứu ngoại cảm, thì chúng ta sẽ sai lầm. Nếu tôi tin
tưởng tuyệt đối vào nhà ngoại cảm, thì tôi đã bốc nhầm mộ vô danh về
rồi. Sự thực, đã có cả trăm
ngôi mộ vô danh ở nghĩa trang Phổ Phong được người thân bốc về thông qua
các nhà ngoại cảm. Bác quản trang tên Sang bảo: “Người Bắc cứ vào nghĩa
trang này, nói chuyện với nhà ngoại cảm qua điện thoại, thế rồi họ bốc
mộ về. Tui thì chả biết đúng sai thế nào, nhưng tui cứ tạo điều kiện cho
người ta. Xương cốt liệt sĩ là đất, mà đất nào chẳng là đất. Họ đã tốn
kém vào đây, sao tui nỡ ngăn cản”.
Tại nghĩa trang Phổ Phong, đặt quả trứng trên đũa ở ngôi mộ nào cũng đứng được, dù ngang hay dọc.
Nếu
tôi tin tưởng tuyệt đối vào nhà ngoại cảm chỉ mộ qua điện thoại, thì
tôi phải bốc hàng loạt ngôi mộ mà tôi đặt quả trứng xuôi ngược vẫn đứng
trên cái đũa về rồi. Tôi chẳng tin vào trò đũa – trứng, bác quản trang
thì bảo đặt trứng ở mộ nào cũng đứng. Tôi thử, thì đúng là như vậy. Nói
như thế, để chúng ta phải giữ tinh thần khoa học, khách quan, tỉnh táo
khi đi gặp các nhà ngoại cảm. Phải biết phân tích đúng – sai để chiêm
nghiệm. Nếu ta tin là đúng, thì ta sẽ cố tình bỏ qua thông tin sai và ta
nghĩ họ giỏi, họ là thánh, còn nếu ta chỉ nhớ thông tin sai, cố tình bỏ
qua thông tin đúng, thì ta nghĩ họ lừa đảo. Nếu ta nghĩ nhà ngoại cảm
cũng là người, cũng có đúng, có sai, thì có gì đáng nói nữa, ta hãy tin
vào ta, tin nhà ngoại cảm làm gì. Muốn kiểm chứng nhà ngoại cảm nói có
đúng hay không, có phải vong nhà mình nói hay không, thật quá dễ dàng:
Hãy hỏi những thông tin chi tiết đại loại như tên tuổi người thân đang
sống, người đã chết, những sự việc liên quan giữa người chết và người
sống, những kỷ niệm, cả những người hàng xóm, họ hàng gần xa… Hỏi càng
nhiều càng tốt. Ta phải tự hỏi, ta phải hỏi vặn, chứ đừng thụ động ngồi
nghe và gật gù. Nếu cứ ngồi nghe và gật gù, ta sẽ chỉ nghe thấy những
điều đúng hoặc na ná đúng mà thôi. Nếu là vong nhập thật, vong nhà mình
thật, thì có chuyện gì liên quan đến nhà mình mà vong không biết chứ?
Tôi tin chắc rằng, nếu ta hỏi nhà ngoại cảm luôn mồm với tinh thần kiểm
tra, hầu hết nhà ngoại cảm chỉ còn nước tuyên bố: “Vong thăng rồi!”
hoặc: “Không tin tưởng, cứ hỏi vặn nên cụ cáu tiết thăng mất!”. Còn vong
nhập vào người nhà mình mà không biết gì thì sẽ được giải thích: Ma giả
ma! Thế giới âm cũng phức
tạp thế đấy, có cả ma tốt, ma xấu, ma no, ma đói, ma chuyên đi phá hoại,
ma chuyên đi giả vờ… Nhiều nhà khoa học cũng phân tích như bà đồng thế
thì chịu rồi. Tôi tin lời Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân,
rằng, phần lớn những chuyện vong nhập nhí nhố là biểu hiện của ám thị,
của hoang tưởng, tâm thần. Các bác sĩ ngành thần kinh học cũng nói như
thế. Có lẽ ta nên tin những nhà khoa học chuyên ngành thì mới lành mạnh
đầu óc được.
(VTC
News) - Khi bệnh nhân mang theo niềm tin và gặp được thầy thuốc mà trong
tưởng tượng của họ, là một “thần y”, thì bệnh tình đã thuyên giảm tạm
thời được 30% rồi. Khi được uống thuốc với niềm tin thần thánh thì bệnh
đỡ được vài chục phần trăm nữa. Cơ
thể của con người có nhiều bí ẩn lắm. Ai cũng có thể đi trên đống than
hồng 700 độ C mà không bị bỏng, hoặc đi trên mảnh chai lởm chởm mà không
bị chảy máu nếu được hướng dẫn cụ thể. Ai cũng có thể liếm lưỡi vào con
dao nung đỏ mà chẳng hề hấn gì nếu được hướng dẫn đúng cách và được
chuẩn bị tinh thần đầy đủ (xin mọi người đừng thử nếu không được người
hiểu biết hướng dẫn). Đó là sự thực, không có gì kỳ bí cả.
Lang
Tiên (Yên Kiện, Đoan Hùng, Phú Thọ) bị cấm chữa bệnh. Ông lang này tức
mình treo biển không chữa bệnh nữa. Thế nhưng, hàng ngàn người vẫn kéo
đến, nên "người giời" không thể không ra tay.
Thạc
sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân bảo rằng, nếu ngày nào chúng ta
cũng nhìn vào ngón tay mình và tưởng tượng nó dài ra, thì nó sẽ dài ra
thật. Tôi tin là anh nói đúng. Hàng ngàn phụ nữ tưởng tượng mình mang
bầu, thế mà bụng to lên thật. Lại còn có dấu hiệu dẫm đạp của đứa con
trong bụng. Lại còn thèm chua, thi thoảng nôn ói. Nhưng mang bầu mấy năm
mà chả ai đẻ. Cái bụng đó là kết quả của sự thần kỳ của cơ thể con
người. Khi người phụ nữ mang khát vọng có con quá lớn, họ tập trung tư
tưởng mạnh mẽ, bộ não sẽ chỉ huy các hoóc-môn trên cơ thể thực hiện khát
vọng, mong muốn đó. Khi người đó đã biết rõ, cái bụng to không phải là
mang bầu, chỉ là sự biến đổi giả tạo của cơ thể, thì tự dưng nó sẽ xẹp
đi, mà chả cần uống thuốc, điều trị gì nữa.
Ông lang Hải (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) sờ ngón tay đọc bệnh, đòi chữa ung thư máu!
Điều
này chẳng có gì thần bí với các bác sĩ tâm lý, bác sĩ thần kinh. Tâm
thần con người là khởi nguồn của hàng loạt loại bệnh lý. Một người mắc
bệnh trọng mà rơi vào tâm lý chán nản, sẽ chết sớm, còn một bác nông dân
bị ung thư, cứ cười nhăn răng suốt ngày, chết thì thôi, chả có gì hối
tiếc, thì có thể sống dai dẳng mãi, thậm chí, trong trường hợp hiếm hoi,
còn khỏi luôn cả bệnh ung thư mà không rõ vì sao lại khỏi. Đó là do cơ
thể con người có khả năng tự chữa bệnh, chứ đừng đổ cho thần thánh.
Xếp hàng chờ ông lang Phùng Đắc Chung (Vĩnh Phúc) chữa ung thư bằng... kim nhọn!
Một
người mắc bệnh, tìm đến “người giời”, nếu họ mang một niềm tin lớn,
sùng kính như một ông Thánh, thì có lẽ “người giời” cho họ uống nước lã
họ cũng khỏi bệnh. Thứ nước lã đó sẽ có tên là “thuốc niềm tin”. Một nhà
khoa học người Mỹ đã từng cho mấy người mắc bệnh parkinson uống “viên
thuốc thần kỳ”. Họ đang co giật, uống xong mấy viên, lập tức trở lại
bình thường. Nhưng thực ra, họ đã uống bột ngũ cốc. Họ bị cắt co giật,
là bởi họ mang niềm tin quá lớn vào các nhà khoa học, vào những viên
thuốc đó. Nhưng tác dụng của viên thuốc chỉ có trong chốc lát thôi. Khi
người bệnh biết bị lừa, thì những viên thuốc bột mất tác dụng.
"Thần y" Phan Văn Chanh (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) chữa bệnh bằng cách cởi áo phụ nữ và... đấm!
Tôi
rất ấn tượng với câu chuyện của ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Bệnh viện
Y học cổ truyền Vĩnh Phúc, kiêm Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Vĩnh Phúc. Ở
Vĩnh Phúc cũng có một ông lang, tên là Phùng Đắc Chung, chữa ung thư
bằng cách dùng kim nhọn chọc vào khối u, rồi cho bệnh uống thuốc, đắp
thuốc. Cách chữa bệnh vô cùng quái gở, ấy thế mà bệnh nhân ung thư khắp
cả nước kéo đến ùn ùn.
Ông lang Châu (Hải Phòng)...
Và bài thuốc... đẻ con trai 100%!
Sau
nhiều năm nghiên cứu về các lang băm, lang vườn, ông Hùng kết luận
rằng, người bệnh đã được các ông lang chữa bằng niềm tin. Khi bệnh nhân
mang theo niềm tin và gặp được thầy thuốc mà trong tưởng tượng của họ,
là một “thần y”, thì bệnh tình đã thuyên giảm tạm thời được 30% rồi. Khi
được uống thuốc với niềm tin thần thánh thì bệnh đỡ được vài chục phần
trăm nữa. Những người mắc bệnh thông
thường có khi chỉ cần gặp “thần y”, vái sống “thần y” vài cái, chưa cần
uống thuốc đã khỏi rồi. Những người mắc bệnh nặng, phức tạp như ung thư
thì “thuốc niềm tin” chỉ có tác dụng một thời gian, rồi đâu lại vào đó,
bệnh lại tiếp tục tái phát, thậm chí còn nặng hơn. Điều đau khổ là người
bệnh nghĩ rằng không uống thuốc của “thầy”, bệnh mới tái phát, nên lại
tiếp tục đến cầu cạnh “thần y”. Khi bệnh nhân nhận ra sự thật thì tiền
đã mất, tật đã mang.
Với các lang vườn thì bệnh gì chẳng chữa được.
Ông
Nguyễn Văn Hùng lấy một ví dụ vui rằng, ông từng chụp x-quang cho một
bệnh nhân người dân tộc H’Mông. Anh này bị ngã, gãy mấy xương sườn,
không đi nổi, phải nằm bó trên cáng, được xe cấp cứu đưa xuống bệnh
viện. Khi đưa anh này lên máy chụp x-quang, vừa chụp xong, anh ta liền
đứng dậy đi lại và bắt tay cám ơn bác sĩ rối rít vì… “con bệnh” đã biến
mất, khỏi rồi.
Nhiều
người gãy xương, không đến bệnh viện chiếu chụp, xác định tình trạng
nặng nhẹ để có cách điều trị, mà tin vào lăng vườn đi bó thuốc lá, đã
phải lãnh hậu quả.
Lý
do là những đồng bào này chưa đi khám bệnh bao giờ, chưa tiếp xúc với
thiết bị hiện đại, nên khi chụp x-quang, họ tưởng rằng đã được chữa bệnh
bằng chiếc máy kỳ lạ. Với niềm tin đó, cái đau tạm thời tan biến đâu
mất. Đó cũng là lý do mà ở nhiều nơi xa xôi, lạc hậu, đồng bào không đưa
người bệnh xuống bệnh viện, mà đưa đến nhà các ông thầy cúng, thầy mo
và họ thường mang niềm tin tuyệt đối vào những ông thầy này.
Xếp
hàng để xin lệnh "thánh Bút" thì mọi bệnh tật tan biến, phú quý giàu
sang... Nhiều người tin rằng, chẳng cần làm gì, chẳng cần uống thuốc gì,
cứ đến "thánh Bút" mà xin lệnh!
Kết
thúc bài viết, tôi xin kể câu chuyện, do chính nhà ngoại cảm Lê Trung
Tuấn (Duy Tiên, Hà Nam) kể ra: Nhiều người đi áp vong tại cơ sở của anh,
về nhà cứ bị “ma” nhập. Với người mụ mị thì tin đó là ma nhập thật sự,
nhưng với các bác sĩ thần kinh thì đó là hiện tượng hoang tưởng, tâm
thần. Những người này đến gặp ông Tuấn, và ông chỉ đưa cho họ 3 que rào,
bảo đó là nhang có tác dụng xua đuổi tà ma. Chỉ với que rào gối đầu
giường, chả thấy ma mãnh nào nhập vào họ nữa. Chiếc que rào kia đã biến
thành cây gậy thần kỳ xua đuổi tà ma bởi ông Tuấn đã truyền niềm tin vào
suy nghĩ của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét