Thời Pháp thuộc, cả làng tôi có cái nhà của lý trưởng được xây to nhất xã, kiến trúc kiểu Pháp, kết hợp cả hai kiểu kiến trúc Roman và Gothic, cả làng quen gọi là nhà Tây.
Một đất nước nghèo, lạc hậu, chiến tranh liên miên, cho nên, kiến trúc nhà cổ cao sang, hảo hạng ở ta không nhiều lắm. Các căn nhà cổ của địa chủ, tư sản tại Nam bộ còn lại hiện nay thì thời đó được coi là biệt thự. Họ xây để ở, cho thể hiện sự sang giàu, cho cả nhà, con-cháu gì cũng ở trong đó cả. Nhưng về giá trị đầu tư, chi phí, vật liệu, nhất là cái "chủ đích xây biệt thự thì kém xa những ngôi biệt thự nguy nga, tráng lệ hiện nay.
Ai là người có biệt thự? Tất nhiên xây được biệt thự phải là người lắm tiền. Chủ nhân những ngôi biệt thự hiện đại là các đại gia, các nhà lãnh đạo do tham nhũng, ngoắc ngoéo lờ tịt coi thường pháp luật, lách luật, tham nhũng mà có. Lãnh đạo hay đại gia làm ăn lòng vòng, móc nối chạy mánh tùm lum búa xua, phất lên rất nhanh.
Một thực tế đang đặt ra, ngoài số ít ngôi biệt thự xây
lên để ở, để kinh doanh, để dành cho con cháu, lại xuất hiện ở nhiều nơi mục
đích xây biệt thự làm cò mồi.
Mồi cái gì? Thứ nhất là mồi những đại gia, những nhà
lãnh đạo ham giàu, bám theo tiền tài, vật chất để tạo niềm tin, móc nối làm ăn,
kéo thành nhóm lợi ích.
Thứ hai là mồi tiền ngân hàng. Có biệt thự cao sang,
đắt tiền, coi là thứ tài sản thế chấp vững vàng, vay tiền ngân hàn dễ hơn. Chưa
nói đến những phi vụ cửa sau, cửa hông, một ngôi biệt thự mà vay tiền được nhiều
ngân hàng. Mà nơi nào cũng cả mấy trăm
tỉ. Khác nào chuyện dân gian có con cá gỗ xin mỗi nhà chút nước mắm mà đầy
chai.
Cái trò mới cũng là thứ thủ đoạn, mánh
khóe làm ăn bằng cách xây biệt thự cò mồi ở khắp nơi không còn là hiếm hoi nữa.
Có điều, ngân hàng “ăn” từ Ban giám đốc,
đến thanh tra, nhà quản lý, bộ máy điều hành và cho đến cán bộ nhân viên đi xác
minh tài sản thế chấp. Ngôi biệt thự chỉ đáng mấy chục hay cùng lắm khoảng trăm
tỉ, chỉ cần “xỉa” phong bì “đậm đà bản sắc dân lừa”, trích phần trăm “hoa hồng
ngọc” là có hồ sơ báo cáo lên cả nghìn tỉ để gia tăng vốn vay một cách hợp
pháp. Kiểm toán chỉ kiểm tra con số, hồ sơ, máy tính…, mấy ai đi kiểm tra định
giá tài sản thế chấp. Mà nếu có kiểm tra thì cũng có võ là “mượn biệt thự” của
nhau cùng làm cò mồi hợp pháp hóa hồ sơ được hết thảy. Không có gì là khó!
Nay doanh
nghiệp phá sản, găm nợ ngân hàng những khoản kếch sù, rồi “xù” luôn, là thứ nợ khó
đòi. Nếu có “phát mại” biệt thự thì nhiều lắm cũng chỉ giá trị bằng vài chục
phần trăm so với nguồn vốn đã vay là cùng. Nợ xấu do đó tăng vọt lên.
Nợ xấu đã quá nặng nề và đó chính là những vụ phạm
pháp lớn, thế nhưng, Bộ Tài chính cũng đã có sự tỏ ra nóng ruột: “Về nguyên
tắc, chỉ trong trường hợp nguy cấp, nợ xấu có thể đe dọa đến tính thanh khoản
và sự an toàn của cả hệ thống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của nền
kinh tế, và đòi hỏi phải cấp bách được xử lý ngay, trong khi các biện pháp xử
lý hiện hành không cho phép các tổ chức tín dụng có thể xử lý kịp thời, thì nhà
nước mới phải can thiệp trực tiếp”.
Thiếu tướng Lê Thanh Sơn, Anh hùng LLVT nhân dân, CCB
thành phố Cần Thơ nói: “Tôi suốt đời làm lính trận, chẳng biết cái lý thuyết lý
thung tài chính, ngân hàng, chứng khoán, tiền tệ thế nào. Nhưng hơn một tháng
trước, đang xem ti-vi quay cái cảnh ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời:
“Tài sản thế chấp có thể thu về 130%, tôi bực bội vì cái lối có chức có quyền,
có trách nhiệm trước Đảng trước nhân dân mà ăn nói cái kiểu khinh người, ba láp
ba xạo, xỏ lá ba que, không còn coi ai ra gì. Khó chịu quá, tôi cầm rờ - mót chuyển
kênh khác ngay, xem mấy đứa nhỏ chơi
Rô-bớt thấy dễ chịu hơn.
"Hứ! Làm cái chức Thống đốc ngân hàng của một quốc gia
mà nói liều nói ẩu, bênh che cho bọn Ngân hàng và mấy lũ tham lam cao hơn đã
mắc tội tham nhũng. Nếu như Nhà nước đứng ra giải quyết nợ xấu, phải quy vào
pháp luật, phải thụ lý vụ án, quy vào trách nhiệm “cố tình lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đọat tài sản Nhà nước”, lập ngay chuyên án hình sự về kinh tế để
điều tra, đua ra xử lý theo đúng pháp luật. Chứ tại sao lại vô lý lấy ngân sách
Nhà nước giải quyết nợ xấu? Nếu như ông Thống đốc nói thì tiền mà “các ổng”
tham nhũng, nay bắt dân è cổ mà chịu à? Ba xạo hoài, lãi những 30% “lận”, sao
mà còn nợ xấu mấy trăm tỉ đồng? Ai ăn vào đó? Ăn rồi chia nhau, nay bắt dân trả
tiền à? Như ông Bình trả lời trước sự hiện diện chính ình của mấy trăm ông lớn
làm đại biểu Quốc hội, sao ai cũng im re? Nói thế là cũng có lợi cho mình à? Ông
Bình nói tỉnh queo là tài sản thế chấp có thể thu về cho Nhà nước 130% giá trị
tài sản thế chấp. Vậy là Nhà nước có phát mãi cũng thu được lãi 30% kia đấy!
Vậy tiền đi đâu mà còn có mấy trăm nghìn
tỉ đồng nợ xấu? Không thể tin được, cái trò truyền hình trực tiếp tưởng là công
khai, minh bạch ư? Chào thua luôn!”.
Đúng như Thiếu tướng Sơn đã nói, tiền ở
đâu để giải
quyết nợ xấu này? Không lôi được các cá nhân và nhóm lợi ích ra trước
pháp luật bắt phải trả lại tiền đã làm thất thoát cho Nhà nước, thì đến
bà già bán rau muống kiếm sống cũng thấy rõ là ngân khố “Quốc Ra” bị
cào cho rỗng nát thêm, dân đã nghèo lại càng thêm nghèo hơn. Giá cả tăng vọt, nếu in
tiền giải quyết nợ xấu thì lạm phát càng nặng nề hơn nhiều lần.
Đó là những cục nghẹn khó nuốt!
BVB
http://bvbong.blogspot.com/2012/10/biet-thu-co-moi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét