(Tuổi trẻ) - GS Đặng Hữu - nguyên trưởng Ban Khoa giáo trung
ương, nguyên bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ và môi trường - khẳng
định: "Giả dối trong khoa học chỉ là một phần rất nhỏ và nó là hệ quả
của một xã hội mà giả dối đã thành nếp".
GS Đặng Hữu - Ảnh: Việt Dũng
* Thưa ông, thực tế cho thấy nỗi nhức nhối trong giới khoa học là phải tìm cách hợp thức các hóa đơn, chứng từ để có đủ tiền nghiên cứu. Ông bình luận gì về thực trạng này?
"Tôi rất buồn với cái cảnh vẫn thường thấy lâu
nay là một người đi họp, dự hội nghị phải ký vào hai, ba, bốn tờ giấy để
nhận tiền. Chuyện nhỏ như vậy mà không khắc phục được, để sự dối trá cứ
phải diễn ra thì những chuyện khác làm sao mà khắc phục. " GS Đặng Hữu
|
- Phải nói rằng đang có rất nhiều vấn đề xuất phát từ
cơ chế. Chẳng hạn trong cơ chế chi cho khoa học thì từ rất lâu Bộ Tài
chính lúc nào cũng muốn làm chủ về tài chính, quản lý việc chi tiêu,
nhưng Bộ Khoa học - công nghệ mới là nơi quản lý về nội dung, chịu trách
nhiệm trước sự phát triển của khoa học công nghệ.
Vì vậy mới nảy sinh
chuyện không rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên.Cách đây 15-20 năm đã có hiện tượng đưa ra các định
mức, tiêu chuẩn trái khoáy, không thể nào làm được nhưng cơ chế tài
chính vẫn buộc người ta làm như vậy. Khi đó có cảnh báo cho rằng cơ chế
đó buộc các nhà khoa học thành những người nói dối.
Nhà khoa học muốn
làm cho được việc thì phải nói dối, phải hợp thức hóa để lấy tiền. Họp
một buổi thì nói là hai, ba buổi.Làm khoa học mà buộc người ta phải lên danh mục rất là
cụ thể, chi tiết mức chi từ khi có ý tưởng, hậu quả là nó giới hạn triệt
tiêu sự sáng tạo.
Chẳng hạn tôi là nhà khoa học, lúc đầu ý tưởng của
tôi là nghiên cứu công nghệ A, tôi phải lập dự án với các hạng mục chi
để ra cái công nghệ A đó, nhưng trong thực tế nghiên cứu có thể tôi nghĩ
ra cái A’ nữa, khổ là tôi chỉ có chừng ấy tiền và phải lựa chọn: hoặc
là cứ nghiên cứu đến cái A thôi, hoặc là tìm cách nào đó để hợp thức hóa
thêm số tiền để có thể ra kết quả tốt hơn.
Tôi lấy thêm ví dụ nữa, từ cơ chế thiếu công khai, dân
chủ, thiếu quy định về phản biện khoa học cũng nảy sinh sự dối trá. Ví
dụ khi làm một dự án, công trình thì người chủ đầu tư dự án, công trình
đó (là những người có quyền lực và là người chi tiền) họ lập ra hội đồng
khoa học để thẩm định, phản biện.
Thường thì người ta chỉ chọn những
nhà khoa học phát biểu có lợi cho họ. Công trình, dự án nào cũng nói là
đã có góp ý, có phản biện, nhưng chỉ lấy những ý kiến thuận, những ý
kiến trái chiều thì bị loại bỏ. Hậu quả là nhiều công trình, dự án thất
thoát, hư hỏng mà không ai chịu trách nhiệm.
* Thưa ông, việc sửa đổi cơ chế để không buộc người ta phải dối trá cũng như khiến người ta không thể dối trá có dễ không?
- Tôi khẳng định việc sửa đổi không có gì khó, chỉ có
điều chịu làm hay không mà thôi. Chẳng hạn, chuyện một người đi họp ký
mấy tờ giấy để nhận tiền tôi dám chắc nó vẫn diễn ra trước mắt các đời
bộ trưởng Bộ Tài chính, tại sao không sửa? Trong khoa học cũng vậy, hiện
nay đang quản lý đầu vào, không quản lý đầu ra, người giỏi chạy dự án
thì có tiền, nhưng kết quả dự án thế nào thì thiếu sự đánh giá.
Khi còn là thành viên Chính phủ, tôi đã nhiều lần khẳng
định rằng trong lý thuyết chúng ta luôn khẳng định phải lấy hiệu quả
làm đầu. Nhưng tôi chỉ nghe thấy báo cáo tổng kết là đã chi tiêu từng
này, còn cái việc chi tiêu đó hiệu quả ra sao, đem lại tăng trưởng GDP
bao nhiêu, tăng năng suất bao nhiêu thì rất hiếm thấy đánh giá. Công tác
cán bộ cũng vậy, chỉ thấy dựa vào bằng cấp, tuổi tác, chưa thấy lấy
hiệu quả làm đầu. Để chấm dứt tình trạng dối trá thì cần phải lấy trách nhiệm và hiệu quả làm thước đo của mọi công việc.
* Ông nói dối trá trong hoạt động khoa học chỉ là
phần nhỏ, muốn sửa thì phải bắt đầu từ những chuyện lớn hơn, xin ông
phân tích rõ điều này?
- Tôi muốn nói đến sự kỳ vọng của người dân vào việc
thực hiện nghị quyết trung ương 4. Tôi rất tâm đắc với các ý kiến đề
nghị phải quay trở lại giá trị Đại hội VI, để nhìn rõ khuyết điểm, sai
lầm do chủ quan gây ra. Từ đó làm rõ nguyên nhân, hậu quả, cách khắc
phục những cơ chế không phù hợp, tình trạng thiếu dân chủ, không lắng
nghe ý kiến của dân, không nhìn thẳng vào sự thật, không nhìn thấy thực
tế, rồi áp đặt tư duy, ý chí của mình cho người khác.
Đây mới chính là
căn nguyên tạo ra sự dối trá.Bài học Đại hội VI là khẳng định sự thật khách quan,
lấy dân làm gốc, xây dựng Đảng ngang tầm với thời đại, là đạo đức, là
văn minh, xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Tôi cho rằng trong những năm gần đây, công tác xây dựng Đảng chưa
đạt kết quả như mong muốn. Trước tình hình khó khăn lại nảy sinh tư duy
đối phó.
Lẽ ra phải đưa những sự thật ấy ra để phân tích, phê phán, rút
kinh nghiệm, tìm ra giải pháp khắc phục thì lại che giấu đi. Nhưng với
người dân thì không có gì có thể che giấu được. Có nhiều việc chính các cơ quan nhà nước nói không
đúng, làm dân mất tin. Quản lý lỏng lẻo để xảy ra tình trạng thất thoát
lớn, nhiều vụ án nghiêm trọng được phát hiện, nhưng trách nhiệm quản lý
thì không rõ.
Kỳ này trung ương kiểm điểm phải làm cho ra khuyết điểm
ở đâu, ai phải chịu trách nhiệm những gì. Đặc biệt phải tìm ra trong hệ
thống quản lý của mình tại sao lại để tình trạng bất cập, yếu kém xảy
ra mãi. Phải coi đấu tranh chống tham nhũng, chống suy thoái, chống dối
trá là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời với mở rộng dân chủ, trao quyền cho dân để dân biết, dân bàn,
dân kiểm tra, có dân là có tất cả. Đảng, Nhà nước phải sử dụng báo chí
làm vũ khí đắc lực cho cuộc đấu tranh này.
Nói dối để “vui vẻ cả làng”
* Đã từ lâu nhiều người không dám nói lên sự thật. Sợ sẽ bị quy kết là làm mất uy tín cán bộ, làm ảnh hưởng đến thành tích cơ quan, địa phương, làm mất đoàn kết nội bộ, làm giảm ý chí chiến đấu của tập thể... Và rồi ở bên ngoài, ai cũng nghe được những lời báo cáo có cánh hoặc xoa dịu kiểu “nói chung là tốt nhưng cũng còn đôi điều tồn tại”. Nói dối quen đến nỗi tự tin rằng mình đang nói thật. Gần đây trên báo có thông tin bên Singapore có một vụ mua hợp đồng làm ăn bằng sex. Thủ tướng Singapore cho rằng có những điều nói ra sẽ phải hổ thẹn, nhưng cứ nói ra để chỉ hổ thẹn một lần. Hãy ngẫm nghĩ đến triết lý ấy. L.T.Quang
* Đã từ lâu nhiều người không dám nói lên sự thật. Sợ sẽ bị quy kết là làm mất uy tín cán bộ, làm ảnh hưởng đến thành tích cơ quan, địa phương, làm mất đoàn kết nội bộ, làm giảm ý chí chiến đấu của tập thể... Và rồi ở bên ngoài, ai cũng nghe được những lời báo cáo có cánh hoặc xoa dịu kiểu “nói chung là tốt nhưng cũng còn đôi điều tồn tại”. Nói dối quen đến nỗi tự tin rằng mình đang nói thật. Gần đây trên báo có thông tin bên Singapore có một vụ mua hợp đồng làm ăn bằng sex. Thủ tướng Singapore cho rằng có những điều nói ra sẽ phải hổ thẹn, nhưng cứ nói ra để chỉ hổ thẹn một lần. Hãy ngẫm nghĩ đến triết lý ấy. L.T.Quang
* Tôi đã công tác trong cơ quan nhà
nước được 20 năm,
nhưng vì tính hay nói thẳng nói thật, không chịu lừa trên dối dưới nên
bị chèn ép thẳng tay. Trái lại những người chuyên nói dối, biết nịnh
hót, lừa lọc thì lại được trọng dụng. Sánh về trình độ và sự cống hiến
của họ còn thua xa nhiều người, nhưng được cái nói dối không biết ngượng
nên được cấp trên trọng dụng. Vì vậy gần như CB-CNV trong cơ quan tôi
ít nhiều gì cũng buộc phải nói dối, dù họ không hề muốn. Nguyễn Hoàng
Ân
* Quê tôi ở Nam Định một tỉnh thuần nông nhưng có tới
mấy chục xã mới được phong là xã anh hùng. Sao mà lắm anh hùng thế. Chi
phí cho một xã anh hùng là quà tặng, lễ đón nhận, liên hoan, khách
mời... Cơ quan tôi ở TP.HCM, một đơn vị có khoảng 700 người, nhưng mỗi
năm có gần 200 chiến sĩ thi đua. Chiến sĩ thi đua đâu mà lắm thế? Bệnh
nói dối ăn vào máu rồi, thôi thì cứ vui vẻ cả làng... Lương Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét