Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Khi giả dối lên ngôi

Tô Văn Trường

Trong bất kỳ thể chế và mô hình chế độ xã hội nào, sự trì kéo nền văn minh và ngáng trở mọi sự phát triển của xã hội là bệnh  nói dối.  Có ý kiến cho rằng sự giả dối nảy nở ngay từ trong phong trào thi đua mà sai động cơ, chạy theo thành tích. Tiếp đến là sự phát triển với những bài bản và thủ đoạn mới hơn kể từ khi những người có trách nhiệm tiếp xúc với kinh tế thị trường, không biết cách quản lý, sản xuất đình trệ, sa sút, đất nước nghèo đi, sợ mang tiếng nên mới sinh ra bệnh nói dối, dưới nói dối trên, trên nói dối dân!

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Kim Phúc và những người bạn Đức

Trần Ngọc Quyên

Ngày 8.6.1972 bức ảnh Cô bé Napalm đã được phóng viên chiến trường của phân xã AP tại Sài Gòn là Nick Út (tên đầy đủ của anh là Huỳnh Công Nick Út) chụp ngay tại nơi bom napalm Mỹ vừa ném xuống thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh. Một biển lửa bùng lên, những nạn nhân hoảng loạn và kêu thét đau đớn đến tột độ chạy về phía các phóng viên kêu cứu. Nhân vật chính trong bức ảnh là Phan Thị Kim Phúc, không một mảnh vải trên người và bị bỏng nặng toàn thân, lúc đó Kim Phúc mới chín tuổi. Ngay trong ngày, bức ảnh lịch sử đã được phân xã AP tại Sài Gòn gửi về New York (Mỹ) và được truyền đi khắp thế giới.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to.

Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng, McCollough khẳng định. 
Trả lời phỏng vấn Fox News, McCollough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.
 Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.

Danh hão

Tô Văn Trường

Ở đời, “danh” thường đi với “lợi”. Nếu không có lợi về cả vật chất và tinh thần, thì chẳng cần danh làm gì! Tất nhiên cũng có nhiều loại danh: danh thật (có thể đuợc vinh danh), danh giả (có thể bị giả danh). Còn danh hão thì như một thứ đồ trang sức rỏm mà người dùng thì tự biết giá trị của nó. Tuy nhiên, vì quyền lợi, nhiều kẻ vẫn thích danh hão để nhất thời vênh vang, “tự suớng”!

Học tập Bác Hồ trả lời phỏng vấn báo chí

Vũ Khoan

Ngày nay, trong một “xã hội mở” cả ở trong lẫn ngoài nước, sự tiếp xúc với giới báo trí trở thành một hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, khi đọc và nghe các câu trả lời phỏng vấn của nhiều người cảm thấy còn rất nhiều điều cần được cải tiến để nội dung thêm sâu sắc và phương cách thể hiện thêm sống động. Để được vậy cách tốt nhất là đọc lại và nghiền ngẫm, học theo cách Bác Hồ đã từng trả lời phỏng vấn báo chí.

FAMILY là gì ?

Đỗ Ngọc Sơn sưu tầm
Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau. Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà.”Tránh ra chỗ khác”- tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy. 

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Hãy học và làm theo Bác từ những việc cụ thể

Vũ Khoan
 
Ngµy nay toµn §¶ng toµn d©n ta ®ang häc tËp lµm theo t­ t­ëng vµ ®¹o ®øc cña B¸c Hå. T­ t­ëng vµ ®øc ®é cña Ng­êi th× réng lín mªnh m«ng, mçi ng­êi chóng ta khã bÒ v­¬n tíi. Cã lÏ c¸ch thiÕt thùc nhÊt lµ cè noi theo g­¬ng B¸c tõ nh÷ng viÖc rÊt cô thÓ.
T«i cã diÔm phóc nhiÒu lÇn ®­îc gËp B¸c, thËm chÝ cã nh÷ng lÇn ®­îc trùc tiÕp phôc vô B¸c trong mét sè ho¹t ®éng ®èi ngo¹i. Mçi lÇn nh­ vËy ®Òu ®Ó l¹i trong t«i nh÷ng kû niÖm vµ nh÷ng bµi häc nhí m·i kh«ng quªn. Nh©n dÞp nµy t«i muèn chia xÎ víi c¸c b¹n trÎ nh÷ng kû niÖm Êy.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Giáo sư – Tiến sỹ Wilfried Lulei


 Trần Ngọc Quyên
 nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán VN tại CHLB Đức.
 
 GS-TS Wilfried Lulei, sinh ngày 07.9.1938, là một trong số rất ít nhà Việt Nam học hàng đầu ở nước Đức, là người có đóng góp to lớn trong việc xây dựng Bộ môn Việt Nam học từ đầu những năm 1970 và sau đó là Giám đốc Viện Đông Nam Á (1978-80) và (1986-1994), giáo sư kỳ cựu về Việt Nam học tại trường Đại học Tổng hợp Humboldt Berlin (HUB). Trong thời gian trên GS Lulei cùng tập thể Viện ĐNA đã có công đào tạo hàng trăm sinh viên chuyên ngành Việt Nam học và bản thân ông đã trực tiếp làm người hướng dẫn cho 24 nghiên cứu sinh Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia tại HUB.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Khi người ta sợ sự thật!

Sợ sự thật, sợ phải tiếp cận, đối mặt với sự thật sẽ là con đường ngắn nhất dẫn đến tự huỷ hoại.  
Gần đây, trong nhiều mặt sinh hoạt đời thường, người ta cảm nhận rõ hơn sự giả dối, gian dối đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng phải làm gì trước sự giả dối thì gần như người Việt mình vẫn chưa có thói quen hành xử đúng mực với nó.
"Ngụy thiện"?

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

"Tồn tại nền toán học Việt Nam!" Về Alexandre Grothendieck


Theo Blog Hà Huy Khoái
Đó là một trong những “Định lí tồn tại” nổi tiếng nhất của một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỉ XX: Alexandre Grothendieck. Ông đã chứng minh “định lí tồn tại” nổi tiếng của mình không phải theo cách thường dùng để chứng minh các “định lí Grothendieck” nổi tiếng khác. Lần này, thế giới toán học được biết đến một phương pháp chứng minh mới của Grothendieck: ông chứng minh định lí trên bằng chuyến đi của mình đến miền Bắc Việt Nam trong thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Thư không niêm gửi bạn

Thơ Lê Tuấn Đạt
Tôi biết rằng bạn vẫn mến thương tôi
Như thuở chúng mình còn nuôi chim, đá dế
Kỷ niệm ngày xưa
Trong lòng tôi vẫn còn nguyên thế
Quê mình nghèo, thời thơ ấu dễ gì quên

Giáo sư Guenter Giesenfeld, người tích cực quảng bá văn học Việt Nam tại Đức

Trần Ngọc Quyên, nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán VN tại CHLBĐức

Giáo sư Giesenfeld sinh ngày 20.7.1938. Ông đã học tại nhiều trường đại học của Đức và Pháp. Làm luận văn tiến sĩ về khoa học văn học so sánh, từ 1972 là giáo sư về văn học cận đại Đức và khoa học truyền thông (Media) tại Trường đại học Philipps ở Marburg (CHLB Đức), từ 2003 nghỉ hưu. Các trọng tâm nghiên cứu và giảng dạy của ông là văn học Đức, trước hết là trong thế kỷ 19 và 20, văn học đại chúng (Massenliteratur), xã hội học và sư phạm văn học, từ 1975 nghiên cứu và giảng dạy lịch sử điện ảnh , lịch sử VTTH (có nhiều dự án nghiên cứu và ấn phẩm, từng là chủ biên và biên tập tạp chí về khoa học truyền thông tên là AugenBlick). Ngoài ra ông còn là Giáo sư thỉnh giảng tại Salzburg (Áo) và Austin (Texas/Mỹ).

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Nước nhà gặp nhiễu sự, dân còn giúp Nhà nước?

Tại sao cán bộ, công chức được bồi dưỡng về quốc phòng lại để người nước ngoài có hoạt động vượt ngoài tầm kiểm soát? Tại sao tập đoàn nhà nước lại kém thành công?...
Vào thời điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không?
Những câu hỏi trên và hàng loạt câu hỏi khác nữa được đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra khiến người nghe lẫn người có trách nhiệm trả lời không khỏi cảm thấy nhức nhối.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Đi Việt Nam dễ có bồ nhí...

Sưu tầm trên mạng
Đàn ông có rất nhiều lý do để đi Việt Nam. Làm ăn, kinh doanh, hợp tác, mua nhà đất, thăm cha mẹ già, dự lễ cưới, ma chay, đi du lịch… Khi mà cuộc sống ở Mỹ đã phần nào vững chãi, con cái học hành thành đạt, lập gia đình và có cuộc sống ổn định riêng tư… ấy cũng là lúc mà các ông nghĩ tới đôi điều cho cá nhân mình. Có người còn ước ao về già sẽ về Việt Nam sống “hưởng thụ” cho sướng!? Có người còn nói đùa với nhau, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình: Gia đình, bạn bè và đất nước

Nguyên Ngọc
Hẳn suy nghĩ đầu tiên của không ít người khi cầm cuốn sách này là tò mò chờ đợi những chuyện ly kỳ về cuộc hội đàm nổi tiếng gay go và dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới, mà tác giả là người trong cuộc. Cần nói ngay: chờ đợi ấy sẽ không được thỏa mãn.

Ra mắt hồi ký của nguyên PCT nước Nguyễn Thị Bình

(Nguồn: Internet)
Ngày 12/6 tới, tập hồi ký mang tên "Gia đình, bạn bè và đất nước" của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chính thức được phát hành rộng rãi trên toàn quốc.

“Sửa lại ngôi nhà kinh tế”

Vũ Khoan

  
Gần đây có lẽ một trong những cụm từ xuất hiện nhiều nhất là “tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. Cụm từ này càng được nhắc tới nhiều nhân Chính phủ trình Quốc hội Đề án về vấn đề này. Đây là việc đáng hoan nghênh vì thực ra quá trình tái cơ cấu đã được khởi động trên ba lĩnh vực đầu tư công, DNNN, trước hết là các tập đoàn, tổng công ty và hệ thống ngân hàng, tài chính.Vậy mỗi người hãy góp chút vôi vữa để chỉnh sửa lại ngôi nhà kinh tế của nước ta hiện có chiều xiêu vẹo.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Willi Zahlbaum, linh hồn của phong trào đoàn kết với Việt Nam tại CHDC Đức trước đây


Trần Ngọc Quyên, nguyên Tham tán Công sứ tại ĐSQVN tại Đức

Nr. 1 (Chủ tịch Hồ Chí Minh với ông W. Zahlbaum).jpg
 Chủ tịch Hồ Chí Minh với ông Zahlbaum

Ông Willi Zahlbaum sinh năm 1914, mất năm 2002.
Sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo, có truyền thống cách mạng và tinh hần quốc tế vô sản ở Berlin, lớn lên trong không khí đấu tranh sôi sục của giai cấp công nhân Đức trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trước, anh thanh niên Zahlbaum đã tham gia cách mạng rất sớm. Năm 1931, khi mới 17 tuổi anh đã gia nhập Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Đức, một trong những chính đảng tiền thân của Đảng Cộng sản Đức (KPD) mà lãnh tụ là Ernst Thälman, sau chiến tranh hợp nhất với Đảng Xã hội Dân chủ Đức (SPD) thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED) và từ đó ông trở thành đảng viên của đảng này.

TẢN ĐÀ : Ôi thôi ! Bức dư đồ rách ai bồi ?!

Lê Xuân Quang

(Kỉ niệm ngày giỗ thứ 74 của đại thi hào Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu (7.6.1938 – 7.6.2012), 113 năm ngày sinh (19.5.1899 – 19.5.2012)

Những năm ba mươi của thế kỉ 20, nền Thi Ca Việt Nam xuất hiện nhiều Thi nhân chói ngời hào quang tỏa ra từ các tác phẩm của họ. Trong số đó phải kể ngôi sao của miền núi Tản, sông Đà: Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà là bút danh).

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới

Sưu tầm
Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Lời dạy của Gandhi

Thăng Sắc sưu tầm

Chuyện kể rằng trước khi Gandhi bị ám sát không lâu, ông đã gặp cháu nội của mình một mẩu giấy, trong đó dậy cháu đừng bao giờ trở thành người :
Giàu có mà không nhờ lao động

Facebook

 
Thăng Sắc
Ta vào facebook
Thật giống như đứa trẻ thơ ngày đầu đến trường.
Già đời rồi mà còn phải bước đi chập chững
Dò dẫm.
Thế giới này thật là kỳ diệu.
Chẳng khác gì thế giới của Alice
Đôi lúc tự hỏi mình đang ở đâu
Ngỡ ngàng và thú vị
Đâu thật đâu ảo !

Là một trong những người già nhất
Mới bước vào thế giới này
Nên xin cúi đầu ngả mũ
Chào mọi người
Từng biết hay sẽ biết
Chúng ta sẽ là bạn vong niên.

Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng?

Những ngày gần đây, thế cùng đường của ngân hàng càng hiển hiện hơn khi chính họ đã phải lên tiếng kêu cứu. 
(Tuanvn.net) 
Ứ vốn và nợ xấu trên mức báo động
Đặt vấn đề về thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng trong bối cảnh hiện nay - e rằng vẫn có vẻ khá khiên cưỡng, khi nhóm này vẫn tiêu biểu cho lực lượng trội nhất về tiềm lực vốn, tài sản, lợi nhuận và thế nắm dao đằng chuôi trong toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam.

“Trường nhà giàu” và những suất ăn “siêu bẩn”

(Petrotimes) - Những bậc phụ huynh có điều kiện kinh tế vốn tưởng mình đã lựa chọn và gửi gắm con mình vào một môi trường tốt nhất… Cho đến một ngày, những nghi vấn dồn lại, họ lập một nhóm “điều tra” đi mục sở thị cơ sở chế biến thức ăn cho con mình. Có người, sau cảm giác kinh hãi thì khóc ngay khi nhìn thấy quang cảnh bếp nấu ăn cho các cháu nhếch nhác, hộp bơ còn nguyên chân gián chết, những túi thịt chảy nước, rau thối… ở nơi gọi là Công ty Cơm Việt. Nhà trường và phụ huynh họp lên họp xuống, trong lúc đó, Công ty Cơm Việt âm thầm biến mất…

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Bà SYBILLE WEBER, một người Bạn đầy tâm huyết với Việt Nam




 Anh Trần Ngọc Quyên, nguyên Tham tán Công sứ tại Đại sứ quán Việt Nam ở CHLB Đức, mới vừa gửi cho Thăng Sắc một loạt bài vinh danh những người bạn Đức đã có công xây đắp vun trồng tình hữu nghị Việt-Đức. Anh còn hứa sẽ gửi cho Thăng Sắc một bài viết rất hay về Kim Phúc, nhân dịp 40 năm bức ảnh"em bé bom na-pan".
Lều Văn xin cám ơn anh Quyên và xin giới thiệu với bạn bè loạt bài của anh. 
Bà SYBILLE WEBER,
một người Bạn đầy tâm huyết với Việt Nam

Bà Sybille Weber, một người Bạn đầy tâm huyết của nhân dân Việt nam tại CHLB Đức, đã qua đời ngày 10.10.2008, thọ 82 tuổi.
Cuộc đời của Bà gắn liền với phong trào đoàn kết với Việt Nam trong suốt mấy chục năm qua, đặc biệt là từ năm 1965, khi tổ chức „Hành động giúp đỡ Việt Nam“ (HAV) được thành lập và Bà liên tục là Tổng thư ký cho đến ngày tổ chức này ngừng hoạt động năm 2000. Ngoài ra Bà còn là hội viên sáng lập và liên tục là Ủy viên BCH Hội Hữu nghị Đức với Việt Nam (FG) từ khi thành lập (1976).

Chỉ tại cái quy trình!

Theo Pháp Luật, 3/6/2012 


Tiếp nối câu chuyện mà Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh gọi là “như chuyện đùa”, các quan chức của Bộ GTVT, Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ liên tiếp đăng đàn giải thích về việc bổ nhiệm vị cục trưởng đang bỏ trốn.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Mùa Hè Cho Cháu

Tặng Nguyễn Vũ Thiện Anh nhân ngày 1 tháng 6.


Mùa hè  chói chang
Đã cắm vào tháng Năm
Những chùm hoa phượng đỏ
Rực rỡ như khăn đỏ sân trường.

Lòng tham và sự đớn hèn

Bùi Văn Bồng
 
Dân gian có câu: "Lủi như cáo như cheo / Trốn như mèo ăn vụng. Trốn chui, trốn lủi là một nỗi nhục nhã. Ấy vậy, nhưng thời buổi hiện nay trên đời lại xuất hiện nhiều kiểu trốn tránh, chui lủi, tránh dư luận, né khuyết điểm, tránh bị điều tra, thanh tra, xác minh, ra tòa,  thiếu hẳn dũng khí của một con người chân chính. Trong cuộc chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 lần này, người lãnh đạo và các tổ chức Đảng cần phải sớm nhận diện, nhanh chóng vạch tên chỉ mặt những sai phạm, xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên sợ khuyết điểm, sợ pháp luật mà  sống theo kiểu đó.

NHÂN TỐ TRUNG QUỐC VÀ ASEAN TRONG CẢI CÁCH TẠI MIANMA

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 30/5/2012
TTXVN (Luân Đôn 26/5)
Trang tin phân tích của Viện Hoàng gia An ninh Quốc phòng Anh mới đây đăng bài nhận định quan điểm của Viện này về tiến trình cải cách dân chủ tại Mianma, nhận định về thách thức “cái bóng Trung Quốc” trong việc Mianma tăng cường quan hệ với phương Tây, cũng như những lợi ích của ASEAN từ công cuộc cải cách kinh tế và chính trị của Mianma, nội dung như sau: