Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Phạm Thiên Thư : người tu sĩ lãng mạn

( Bài viết đã đăng trên Tạp Chí Non Nước do Liên Hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Đà Nẵng phát hành ngày 17/8/2012, Nguyễn Thạc Dĩnh sưu tầm).
Sài Gòn có một quán café  "Hoa vàng", trước kia còn gọi là "Động hoa vàng". Quán nằm  ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.
 Ngày xưa Hoàng Thị…
 
Description: http://1.bp.blogspot.com/-0HRnhFHAQoo/UDsWrnYD7qI/AAAAAAAAAlc/j8nmTaV5EPU/s320/Ngay+xua+hoang+thi+3.jpg
 
Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về...", ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa...Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo sau cô gái tên Ngọ đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai... Chàng si tình, để lại  những vần thơ xót xa và lung linh mãi đến sau này...
 
“…Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dấu lau lách buồn…
…Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở…”

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Từ câu chuyện nhầm thuốc xanh-metylen đến bác sĩ viết ngoáy.

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Tôi nhớ mãi vào đúng 27 Tết cách đây ít lâu, khi ấy tôi đang công tác tại Khoa Dược Bệnh viên Da liễu. Hôm đó, Ban lãnh đạo Bệnh viện tổ chức mang quà và thuốc thăm cán bộ, nhân viên và bệnh nhân một khu trại phong.
Mọi người lên xe đầy đủ. Xe chuyển bánh lúc 8 giờ, ngồi trên xe được hơn nửa tiếng, xe chạy đường sóc, lắc lư, ai cũng buồn ngủ. Bác sỹ Minh, bệnh viện trưởng đề nghị mọi người ai có chuyện gì vui kể cho cả xe cùng nghe, nhất là chuyện về ngành y, mà lại là chuyện của ngành da liễu thì càng hay, ai kể tốt sẽ có thưởng.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Pu Sơn

Truyện ngắn của Thăng Sắc
(Các nhân vật trong truyện đều là hư cấu)



Ngồi trong chuyến bay của Hàng không Việt Nam từ Nông Pênh đi Hà Nội, Sâm-nang không khỏi ngạc nhiên pha chút thú vị về sự chóng vánh của chuyến đi này. Mới cách đây có hai hôm, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách đối ngoại gọi ông đến văn phòng và nói :
          - Trung tướng đi công tác Hà Nội một chuyến nhé.
          Dù công việc có đang bận rộn đến mấy thì cũng không bao giờ Sâm-nang bỏ lỡ một đề nghị hấp dẫn như thế. Là Trung tướng trong quân đội Hoàng gia Campuchia, ông đã có nhiều dịp đi Việt Nam nhưng tất cả các chuyến đi ấy chỉ ở miền Nam. Bây giờ ông đang dẫn đầu một đoàn gần chục sĩ quan cao cấp ra thăm Hà Nội. Ngồi trong khoang hạng nhất thật dễ chịu, Sâm-nang vừa nhâm nhi ly rượu sâm-banh mà cô tiếp viên mặc áo dài màu mận chín đem tới vừa khoan khoái nghĩ đến cái lạnh của miền Bắc Việt Nam mà lần này ông sẽ được trực tiếp trải nghiệm chứ không còn phải nghe qua người khác kể. Lúc này đã giáp Tết của Việt Nam, các bản tin thời tiết của Hà Nội liên tục báo có gió mùa Đông Bắc tăng cường và trời rét đậm rét hại. Uống hết ly rượu, Sâm-nang ngả người ra ghế, lim dim mắt nhưng thực ra ông không ngủ mà đang vạch ra trong đầu những ý tưởng công việc. Với ông chuyến đi là một cơ hội hiếm hoi để ông thực hiện một ý nguyện đã có từ rất lâu mà chưa làm được : tìm gặp tri ân người lính tình nguyện Việt Nam đã cứu ông thoát chết và dìu dắt ông trưởng thành cách đây hơn ba chục năm.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Bí mật của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch

Nguyễn Cơ Thạch đã nói với tôi rằng Việt Nam sẽ chắc chắn gia nhập ASEAN. Tôi đã viết điều đó, nhưng năm 1986 không ai tin tôi. Tôi đã viết sớm hơn sự kiện xảy ra 9 năm.
LTS: Nhân Hội nghị Ngoại giao Việt Nam sắp diễn ra, Tuần Việt Nam xin được giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn, người đã đưa tin về Việt Nam trong những năm tháng khó khăn của bao vây cấm vận. Kavi là người có mối quan hệ mật thiết với các lãnh đạo ngoại giao Việt Nam thời đó như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, Lê Mai, hay Vũ Khoan. 
Tôi từng gặp rắc rối khi ở Việt Nam về

Hôm nay, tôi muốn bắt đầu câu chuyện bằng lời của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ trong phần 2 hồi ký của mình với tựa đề "Ngược dòng thời gian". 

Trong đó, ông viết rằng năm 1996, 10 năm sau kết thúc nhiệm kỳ đại sứ ở Thái Lan, ông có việc quay lại Bangkok, và được anh bạn nhà báo Kavi Chongkittavorn hỏi về cảm tưởng sau những năm làm đại sứ ở Thái Lan.

Nghe giọng điệu của Trần Quang Cơ, có vẻ ông có quan hệ khá thân mật với ông Cơ, đúng không?
Đúng. Trần Quang Cơ rất hiểu biết về Thái Lan, nước trong thời gian ông làm đại sứ (1982-1986) quan hệ với Việt Nam còn đầy nghi kỵ. Ông rất muốn phóng viên trẻ như tôi hiểu rõ về Việt Nam để làm cầu nối về thông tin giữa hai nước.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Tháo ngòi nổ Trung Đông

Đại sứ Nguyễn Quang Khai


Khu vực Trung Đông gần đây có một số chuyển biến theo hướng hoà dịu. Thay cho những lời khẩu chiến, đe doạ chiến tranh của các bên là việc cùng nhau hợp tác để giải quyết hoà bình các cuộc xung đột. Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ các nước lớn, đặc biệt là Nga và Mỹ có những thỏa thuận nhằm giải quyết các vấn đề xung đột bằng biện pháp hoà bình.
Lên nắm quyền hồi tháng 8/2013 sau thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử, Tổng thống Iran Hassan Rohani đã có những bước đi đầu tiên nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây. Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và ông Hassan Rouhani ngày 27 tháng Chín là cuộc đối thoại đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước sau 34 năm kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979 đến nay. Tân Tổng thống Iran Hassan Rohani đã đưa ra những đề nghị mới nhằm tháo gỡ bế tắc cho vấn đề hạt nhân Iran, hối thúc cộng đồng quốc tế giảm nhẹ tiến tới xoá bỏ cuộc cấm vận đối với Iran.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Hành trình mới

Vũ Khoan
(Báo Thế Giới&Việt Nam, số 45, 11/2013)


Thế là đất nước ta lại sắp bước vào hành trình mới trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ còn 2 năm nữa, tới cuối năm 2015, Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: an ninh, kinh tế và văn hóa sẽ ra đời. Cuộc đàm phán về cơ chế Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) mà nước ta tham gia cùng 11 quốc gia khác đang tiến nhanh tới hồi kết. Cuộc đàm phán về việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Liên minh châu Âu, Liên minh thuế quan Nga – Biê-la-rút-xơ – Ca-dắc-xtan, với Hàn quốc…đang được đẩy mạnh.
          Trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế nhộn nhịp như vậy, trong tôi, một người đã từng được tham gia ngay từ đầu quá trình này bỗng trồi dậy sự hồi tưởng về những bước hội nhập trước đây. Năm 1995 nước ta gia nhập ASEAN, đồng thời tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Lúc đó sự hiểu biết về các thể chế “mậu dịch  tự do” còn hạn chế, các cam kết có mức độ và theo lộ trình tương đối dài, lại với các đối tác không khác biệt quá xa về sức mạnh nên sự quan tâm, lo lắng không mãnh liệt lắm.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Vì sao có tiền tôi cũng không thèm sắm xe hơi

Phạm Hồng Phước (Vnexpress, 1/12/13)

Chỉ tính tiền chiếc xe xuất xưởng, nếu tôi mua thì phải chịu tốn hơn người bà con bên Mỹ  tới 480 triệu, tức là gần nửa tỷ đồng.

Nói về chuyện tại sao tôi không có xe hơi, thì lý do đầu tiên không có tiền là điều chắc như bắp rồi. Nhưng nếu có tiền, tôi cũng để làm chuyện khác chứ không mua sắm xe hơi làm gì.
Bởi tôi nghĩ, ngồi trên xe của thiên hạ thì êm từ cái lưng tới cái bàn ngồi thì khoái thật, cảm thấy giống như lúc Chí Phèo được Thị Nở nấu cho chén cháo hành nóng hổi vừa thổi vừa húp. Chứ nếu ngồi trên xe mình bỏ tiền ra mua, cái ghế như có trét mủ mắt mèo!
Tôi vừa biết, một người bà con chung quốc tịch với ngài Barack Obama vừa tậu một chiếc Honda Civic 2.0 AT đời 2013 mới đập hộp từ chính hãng với giá 17.000 USD, thêm thuế 6% là 1.020 USD nữa, vị chi là 18.020 USD.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thêm một lần tôi đi gọi hồn

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Một số không ít người trong xã hội chúng ta đều cho rằng mỗi người sinh ra đều có số mệnh riêng. Họ nghĩ người ta sướng hay khổ , giầu hoặc nghèo, sống chết lúc nào đều do số cả. “ Trăm đường không tránh khỏi  số”, “Trần sao thì âm vậy”. Cũng chính vì tin như vậy, nên xã hội đã có nghề bói toán, xem số tử vi; gọi hồn người quá cố.
          Tôi cũng không phải ngoại lệ, đã từng đi xem bói 2, 3 lần  và cũng đi “gọi hồn” cho người thân vài ba lần, nhưng khi về nhà nghĩ lại thì thấy “các thầy, các cô”, đều nói dựa , vừa nói vừa thăm dò thái độ người xem để nói tiếp. Biết vậy, nhưng tôi vẫn tò mò, khi nào đó có chỗ hay tôi lại muốn đi thử lần nữa vì hy vọng sẽ gặp được “Thầy xịn”.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Với Thượng nghị sĩ Mắc-kên và con cá ba-sa

Nguyễn Tâm Chiến


V
ụ “11 tháng 9 năm 2001” thế vẫn chưa đủ, sau này tôi còn gặp phải nhiều điều rắc rối khác theo luật đời “họa vô đơn chí”. Một trong những cái họa tiếp theo là vụ tranh chấp thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam về bán phá giá cá Tra da trơn (hay còn gọi là cá Ba-sa, tiếng Anh là cá “Catfish”) nổ ra vào tháng 2 năm 2002.
Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) đã có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001, đúng 2 tháng sau khi tôi trình Thư ủy nhiệm và bắt đầu thực thi nhiệm vụ chính thức là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và 3 tháng sau vụ “11 tháng 9”. Nhìn lại quãng đường dài từ cuộc đàm phán mang tính “việt dã” về BTA, rồi đàm phán khá gay cấn về hạn ngạch hàng dệt may; bao nhiêu vòng đàm phán có tính quyết định với Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO, tiếp đến là việc Mỹ thiết lập với nước ta Quy chế thương mại bình thường thường xuyên (PNTR) v.v… và v.v… cho đến nay, khi Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, tôi cứ ngẫm nghĩ một điều, từ quan hệ thù địch trước đây đi vào làm ăn kinh tế với nhau cũng thật gian nan, vất vả. Mục tiêu giờ đây không còn là “đánh cho Mỹ cút” mà là “lôi Mỹ vào làm ăn” trên cơ sở bình đẳng, công bằng! Giờ đây lợi ích phần nào có thể cân đong đo đếm được: bao nhiêu tỷ đô la hàng hóa chúng ta xuất qua được thị trường này, kiếm về cho đất nước được bao nhiêu ngoại tệ mạnh, thu được bao nhiêu tỷ đô là họ đầu tư vào nước ta, từ đó tạo thêm được bao nhiêu công ăn việc làm, nâng cao được đến đâu trình độ công nghệ của nền sản xuất và năng suất lao động. Theo phương pháp tư duy “nghĩ cho đến cùng” của người Nhật thì quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư nói riêng và quan hệ với Mỹ nói chung sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ta phát triển và củng cố vị thế quốc tế ra sao. Ta nói “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” cũng có phần đúng. Tiền nhiều, gạo nhiều sẽ đem về nhiều lợi nhuận; ngoài ra trong trường hợp của làm ăn với Mỹ còn một khía cạnh khác nữa: do sức mạnh và vị thế quốc tế nên nhiều khi họ có tiếng nói áp đảo trong việc hình thành các luật chơi về kinh tế-thương mại quốc tế. Các định chế như WTO, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… nói chung đều mang dấu ấn sâu đậm của “chú Sam”! Họ hay nói về “tự do thương mại”, “chống bảo hộ” nhưng trên thực tế thì càng buôn bán nhiều với Mỹ bao nhiêu thì càng xẩy ra nhiều vụ xung đột thương mại bấy nhiêu. Kim ngạch buôn bán hai chiều của nước ta với Mỹ đạt khoảng hơn 20 tỉ $ vào năm 2011 nhưng đã xẩy không ít vụ kiện cáo của phía Mỹ, nhất là về thủy sản, đó là chưa kể có lúc phía Mỹ còn rục rịch kiện thêm về đồ gỗ và một vài mặt hàng khác.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Vụ 10 năm oan sai: Các pháp quan, hãy nhảy xuống sông đi

Báo Lao động 7/11/13
“Nếu kẻ nào đi buộc tội người khác và đã thề trước thần linh về việc đó mà không đưa ra được bằng chứng xác đáng về sự buộc tội của mình thì kẻ đó sẽ phải chết”. Đây là điều luật đầu tiên trong Bộ luật Hamurabi - được ban hành vào khoảng năm 1760 trước Công nguyên ở Babylon cổ đại.
 
Nói một cách dễ hiểu: Nghĩa vụ chứng minh tội phạm phải là của người buộc tội, chứ người bị buộc tội không cần phải chứng minh mình vô tội.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Từ vụ 10 năm oan sai: Chặn ngay hành vi bức cung!

Báo Lao Động số 258, 7/11.
Những câu nói, hành động của điều tra viên khi ép cung, bức cung, nhục hình được ông Chấn nhớ như găm vào tim. Không nhớ sao được, đó là những ngày tháng khốn nạn nhất trong cái kiếp làm người của ông.
Một công dân chỉ là nghi can, điều tra viên đã nghĩ đó là tội phạm. Xưng hô như chợ búa, quát nạt mày tao rất thiếu văn hóa. Rồi bức cung, ép cung, gây áp lực tâm lý, khống chế tinh thần để bị can hoảng loạn mà nhận tội. Hình ảnh của điều tra viên đó sao? 
 Những người có chức trách điều tra tội phạm đã tìm ra tội phạm bằng cách như vậy đó. Những người chấp pháp lại coi thường pháp luật. Coi thường pháp luật là coi thường sinh mạng của công dân và án chung thân của Nguyễn Thanh Chấn chỉ là một ví dụ. Còn bao nhiêu Nguyễn Thanh Chấn sau song sắt các nhà tù, đó là một câu hỏi day dứt tâm can của bất cứ ai còn có lương tâm.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Câu chuyện tham thì thâm

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Tôi có cô cháu gái tên là Loan ở Phú Thọ. Cháu đang là sinh viên Trường cao đẳng học nghề. Tháng trước cháu đến nhà tôi chơi và hỏi: “Dì có chiếc xe đạp cũ nào không đi đến cho cháu mượn ít ngày, vì cháu vừa bị mất xe đạp tháng trước”.
            “-Thế cháu để xe ở đâu mà bị mất”. Tôi hỏi.
            Ngập ngừng một lát, cháu thưa:
“- Thực ra cháu bị lừa dì a!”.
“- Cháu bị lừa thế nào, cháu kể cho dì nghe. Ở Hà Nội đông người, dân tứ xứ đổ về, đủ mọi thành phàn nên cũng phức tạp”.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Nước Mỹ của sự thực dụng hay là chủ nghĩa thực tế

Nguyến Tâm Chiến


C
ái số mệnh may mắn được đi chỗ nhiều việc của tôi lại cho tôi một nhiệm kỳ công tác ngoại giao khác (nói chính thức là tôi được Đảng và Nhà nước cử đi); lần này là ở nước Mỹ, hay tên chính thức là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tôi không có ý định kể nhiều chuyện về nước Mỹ vì điều đó quá sức mình. Nước Mỹ quá lớn, nhân dân Mỹ quá đa dạng, lịch sử bên trong cũng như quan hệ với thế giới bên ngoài, nhất là trong thời cận - hiện đại quá nhiều chuyện. Thêm lý do nữa là tôi đã ở Mỹ hơi lâu, những 6 năm, thấy và nghe nhiều nên cũng không thể nhớ hết được; vả lại mỗi người trong chúng ta có cách quan sát và tư duy của mình. Có người nói “chưa đến Mỹ chưa hiểu thế giới này”.Điều đó vừa hơi quá, vừa có phần đúng. Giáo sư người Pháp nghiên cứu về Mỹ, Jean Pierre Fichou có viết: “Ta không thể xem xét nền văn minh Hoa Kỳ như xem xét văn minh các nước khác”. Chỉ một câu khái quát vậy thôi nhưng đã kích thích nhiều cuộc tranh luận về nước Mỹ. Ai đó đồng tình, ai đó không đồng tình. Và nhất là trước những biến đổi của nước Mỹ và thế giới toàn cầu hóa sâu rộng trong thời hiện đại này, chắc sự nhìn nhận về nước Mỹ càng cần suy xét và tranh luận nhiều… Mỗi lần gặp bạn bè từ Mỹ, tôi thường được nghe họ nói: “Nước chúng tôi, dân tộc chúng tôi còn non trẻ, lịch sử nước Mỹ mới hơn hai trăm năm so với hàng ngàn năm của Việt Nam… “ Nghe thế, tôi thường nói lại rằng, ông cha các bạn chủ yếu từ châu Âu qua, mang theo trong người cả nền văn minh phương Tây đã tồn tại cũng hàng nghìn năm… Họ chỉ cười và tỏ nửa đồng tình.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Thư gửi Táo Y tế sau vụ bác sĩ phi tang xác bệnh nhân

Facebook Cụ rùa khó tính

Ối chao chị Táo Y tế ơi / Em sợ quân của chị lắm rồi / Cái nghề vốn cứu nhân độ thế / Mà đụng vào đâu cũng chết người!

"Nhân bản" Hoài Đức vốn chưa yên
Tráo thủy tinh thể lại nổi lên
Tiêm chủng trẻ em dăm đứa chết
Xử lý đến đâu, chị có quên?

Thanh Hóa, chị kia, rõ khổ chưa?
Tiền thì chả có để mà đưa
Chậm mổ, mất luôn con lẫn mẹ
Đền tiền, người đã khuất núi Nưa.

Qua hàng trầu nhớ mẹ

Nguyễn Thị Mai

Gian hàng trầu vỏ quen một thuở
Cau tươi, vỏ thắm lá thơm cay
Đi chợ con bớt dăm đồng vặt
Mua để mẹ ăn mỗi thường ngày

Quết trầu đỏ thắm làn môi mẹ
Sau bữa cơm đèn trải chiếu hoa
Mẹ ngồi thong thả bên hè mát
Hàng xóm sang chơi ấm cửa nhà

Nhưng rồi hình bóng về xa khuất
Mẹ chẳng còn ăn những miếng trầu
Chiếc cơi trống vắng hơi đồng lạnh
Con đặt tay vào ngón buốt đau

Mẹ ơi!
Thơm cay một miếng trầu xưa
Mà con phải bớt tiền mua vì nghèo
Bây giờ đã hết gieo neo
Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không!

Từ ngày đưa mẹ ra đồng
Qua hàng trầu vỏ con không dám nhìn.
Nguyễn Thị Mai

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Yến tiệc của Nhật Hoàng

Nguyễn Tâm Chiến




Một “cái hên” khác của tôi là người được tham gia chuẩn bị và đón Thủ tướng Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản vào đầu năm 1993 sau vài tháng tôi đến Nhật. Đó vừa là vinh dự nhưng cũng là những dịp thử thách đối với Đại sứ và Đại Sứ quán về khả năng làm việc với chính quyền phía bạn cũng như năng lực tổ chức công việc trong cơ quan đại diện ta ở nước ngoài. Tôi thực sự rất lo lắng khi nhận được chỉ thị trao đổi với phía Nhật về các việc liên quan tới cuộc thăm vì nhiều lẽ. Không chỉ đây là cuộc thăm Nhật Bản lần đầu tiên của một nhà Lãnh đạo Cấp cao của Việt Nam kể từ khi lập quan hệ Ngoại giao (1973) mà vấn đề là bản thân tôi vừa mới nhận nhiệm vụ, địa bàn còn lạ hoắc, mình chưa có kinh nghiệm gì; cơ sở vật chất của “Đại” Sứ quán thì có thể nói là “quá tiểu”, vào loại tồi tàn nhất trong Đoàn Ngoại giao ở Tô-ky-ô. Bản thân Đại sứ cũng chỉ dùng xe ô tô Xéc-đíc của hãng Nít-xan; tôi là một trong số 2 Đại sứ duy nhất đi xe “khác người” trong làng Ngoại giao, mỗi lần vào Hoàng Cung tham dự một sự kiện nào đó chỉ có tôi và Đại sứ Cô-lôm-bia đi trên hai chiếc xe thường. Các vị Sứ thần khác đều dùng ít ra cũng Mét-xê-đét 350 S. Lễ tân Hoàng gia lại còn dùng loa trịnh trọng xướng số xe oang oang theo thứ tự nữa chứ! Chả có gì là phải xấu hổ cả, nhưng chắc các bạn cũng hiểu được cảm xúc của chúng tôi, những người đại diện cho đất nước trong những tình huống đó. Cái nghèo bộc lộ rõ quá nên cũng… !

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Hàng loạt đồ Tàu bị yểm chất lạ

Vnn, 18/10/13
Không chỉ dừng ở hoa quả, thực phẩm, sữa... mà hàng loạt đồ dùng có xuất xứ từ Trung Quốc cũng khiến người tiêu dùng lo sợ do chứa chất độc hại.

Từ bình nước có chất lạ rất độc 
Kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 cho thấy,  chất lạ để ở đáy phích Trung Quốc có các thành phần: SiO2 74,2%; hàm lượng một số kim loại Cd 0,77 mg/Kg, Pb 7,27 mg/Kg, As 4,59 mg/Kg, Hg 0,66 mg/Kg. 
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân có các phích nước trên không mở gói cát, không ngửi, hít gói cát và không làm rơi vãi cát ra bên ngoài. Các gói cát đã tháo ra khỏi phích nước nên xử lý như xử lý rác thải nguy hại. Nếu dùng phích đựng nước ăn uống, sau 24 giờ nên lấy mẫu nước xét nghiệm hạm lượng kim loại, nếu vượt mức cho phép phải cấm lưu hành loại phích nước này.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Lời Ông Võ Điện Biên - trưởng nam của Đại tướng- tại lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

"Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội,
Kính thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào và Camphuchia,

Kính thưa các bạn bè quốc tế và kiều bào ở nước ngoài,



Trước hết, tôi xin thay mặt gia đình tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của ba chúng tôi là trở về với quê hương.

Đôi câu đối về bài học của Đại tướng để lại

Thăng Sắc
 
VĂN KHÔNG VÕ THÀNH VĂN YỀU
VÕ THIẾU VĂN HÓA VÕ BIỀN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất diệt

Trần Nhương
 Từ một cá thể
Võ Nguyên Giáp hóa vào đồng bào
Nhân dân mỗi người có một Võ Nguyên Giáp


Võ Nguyên Giáp là viên ngọc Việt
Bôi đen cũng không đen
Vùi sâu vẫn sáng
Không đao to búa lớn
Không kể công hết sức cực kì

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một nhân cách lớn

Vũ Khoan
Một đặc ân mà số phận dành cho tôi là được tiếp xúc, phục vụ Bác Hồ và các vị lãnh đạo thuộc thế hệ lập quốc công thần, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước khi được gặp, tôi luôn hình dung Đại tướng phải oai phong lẫm liệt lắm, có ngờ đâu ông rất giản dị, lúc nào cũng nở nụ cười rạng rỡ,với chất giọng còn mang nặng âm sắc Quảng bình vui vẻ chuyện trò thân mật với chúng tôi, những cán bộ miệng còn hơi sữa từ Bộ Ngoại giao được huy động phục vụ hoạt động đối ngoại của lãnh đạo.
Hình ảnh ông trong lần gập đầu tiên ấy đã in đậm trong tiềm thức của tôi suốt những năm tháng sau đó cho tới khi ông từ trần. Tuy giữa ông và chúng tôi có một khoảng cách rất xa về cương vị và tuổi tác, chúng tôi vẫn gọi ông với cái tên phản ánh đầy đủ bản chất con người ông là Anh Văn.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Tôi đã có vinh dự được cắt tóc cho Đại tướng




Nguyễn Đình Bin


        Mặc dù biết Đại tướng đã được chăm sóc sức khỏe ở  bệnh viện từ lâu rồi, nhưng khi hay tin Đại tướng từ trần tôi vẫn không khỏi bàng hoàng, không muốn tin đó là sự thật.

            Hụt hẫng, tiếc thương… trào dâng và những kỷ niệm về những lần được vinh hạnh gặp và phục vụ Đại tướng bỗng hiện về tươi rói trong tôi :

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được gặp Đại tướng khi Đại tướng cùng các vị Lãnh đạo  khác của Đảng và Nhà nước : Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ra sân bay Gia Lâm đón Bí thư thứ nhất Đảng Công  sản, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba Fidel Castro sang thăm Việt Nam tháng 9 năm 1973. Rồi sau đó,  tôi được dịch cho Đại tướng khi Đại tướng trực tiếp đưa Fidel đi thăm Bảo tàng Quân đội và khi Đại tướng thay mặt Lãnh đạo ta đón Fidel khi Fidel đi thăm vùng giải phóng miền Nam ở Quảng Trị về. Những cái ôm hôn, những cuộc trò chuyện giữa hai người Anh hùng huyền thoại mới thân tình, thắm thiết làm sao! Đại tướng đã đích thân gắn tặng Fidel Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên Phủ.

Nhưng sâu đậm nhất là những kỷ niệm được dịch và phục vụ Đại tướng trong dịp Đại tướng đẫn đầu Đoàn quân sự câp  cao của ta thăm chính thức Cuba và kế đó là Trướng đoàn Đảng ta dự Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba  đầu tháng 1 năm 1976.      
Khi đó, tôi đang là Tùy viên Đại sứ quán  nước ta ở Cuba. Tôi không ngờ lại được Đại sứ Hà Văn Lâu giao cho trách nhiệm và vinh hạnh ấy.
Tôi không thể nào quên kỷ niêm đặc biệt đầu tiên với Đại tướng trong dịp này. Sau khi vừa đến Cuba, chưa bắt đầu chương trình chính thức, Đại tướng ghé thăm Đại sứ quán. Tôi sững người khi nghe Đại sứ Hà Văn Lâu bảo : “ Bin cắt tóc cho anh Văn.”

Nước mắt nhân dân

Thăng Sắc

Nhân dân đã khóc

Khi kiếp người nô lệ

Nước mất nhà tan

Vui độc lập nước mắt cũng rưng rưng

Nhưng tuyệt nhiên không một giọt lệ

Trước quân thù.



Kể từ khi tiễn Bác

Đã quá lâu rồi nhân dân không khóc

Cả khi giả dối và áp bức mượn tên thánh thiện

Trút hơi cuối cùng

Họ chỉ khẽ cúi đầu

Nhưng mỉm cười kín đáo.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Mùa xuân Ả Rập đưa Trung Đông về đâu?

Đại sứ Nguyễn Quang Khai


Từ cuối năm 2010 những cuộc nổi dậy của người dân ở khu vực Trung Đông, hay còn gọi là Mùa Xuân Ả Rập đã bùng nổ bắt đầu tại Tunisia khi chàng thanh niên Mohammed Bouazizi, 26 tuổi bán hàng rong trên đường phố ở thủ đô Tunis tự thiêu đề phản đối cảnh sát tịch thu chiếc xe đẩy hàng, nguồn kiếm sống duy nhất của mình. Việc làm của Mohammed Bouazizi là giọt nước tràn ly dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối chính phủ với sự tham gia của hàng triệu người trên khắp đất nước, buộc Tổng thống Zine Al-Abidin Ali, cầm quyền từ 1987 phải rời bỏ quê hương.

Xung quanh câu chuyện tăng lương hưu trí

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Mỗi khi có tin chuẩn bị tăng lương hưu trí là cánh chị em phụ nữ lại xôn xao bàn tán. Vì họ là những người “tay hòm chìa khóa” của gia đình, họ phải tính toán chi tiêu thế nào trong việc ăn uồng, sinh hoạt để đủ ngân quỹ sao cho mọi thành viên trong gia đình vẫn có đủ sức khỏe để học tập, công tác và duy trì sự sống.
Hôm họp phụ nữ ở khu phố tôi, giờ giải lao chị em xúm lại kháo nhau: “Kỳ này tăng lương hưu trí gần 10% cơ đấy!”. Bà N. giọng buồn buồn “Ôi dào, nói là tăng lương. Với các bà lương cao thì được hưởng nhiều, cứ như tôi lương thấp được hưởng khoảng 200.000 đồng thì đáng là bao, mà lại phải mua đắt đỏ theo giá chung”. Bà ngậm ngùi nói thêm: “Thà không tăng lương mà giữ được giá thị trường còn hơn”.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Nghễnh ngãng hưởng thái bình

Vũ Đức Tâm
Thuở ấy, ông bà còn đang tràn đầy sức xuân. Ông đã đi làm được ít năm, công việc ổn định, thu nhập tàm tạm, nhưng vẫn chăn đơn gối chiếc, chưa có ai nâng khăn sửa túi. Ông thích nghe nhạc, mê văn, thơ. Bà nổi tiếng xinh đẹp, nết na, thùy mị, cũng phải lòng thơ, văn, âm nhạc chả kém và cũng chưa cùng ai. Bà có cuốn sổ nhỏ chép đầy những câu thơ, đoạn văn tâm đắc. Kiểu như : Ai chỉ được cho trăng chỗ đứng/Ai bảo trăng dừng lại chốn này/Ai bảo được trái tim thiếu nữ/Yêu một lần thôi chớ đổi thay… Các chàng trai trẻ cứ  gọi là xếp hàng dài dằng dặc trước nhà người đẹp, trổ đủ các ngón mong lọt vào mắt xanh của nàng. Ông chững tuổi hơn họ, lại là kẻ đến sau, nhưng lại là kẻ chiến thắng.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Tự ký

 Ly Yen
 Hóa đá trong màn đêm
Giấu giọt buồn ngân ngân hai khóe mắt
Tự soi gương bằng tưởng tượng
Thấy ánh sáng chói lòa xa xa.

Soi vào tận cùng sự yếm mềm bản ngã
Ở đâu chông chênh chiều đông
Trước sương mù ảo huyền như khói
Mắc giăng một nỗi thương người.
L.Y

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Lẵng nho tặng Tổng bí thư Đỗ Mười

Nguyễn Tâm Chiến
(Tiếp theo)


Đ
ến Nhật có lẽ một trong những điều “kinh hoàng” nhất đối với người nước ngoài là mức giá sinh hoạt cao ngất ngưởng. Tôi nhớ hồi 1994, lúc đón một Đoàn cán bộ của Ban Tổ chức Trung Ương ta qua thăm, đến sân bay lúc còn sáng sớm, tôi kính mời mấy bác dùng bát mỳ Sô-ba lót dạ (cũng là dạng mỳ tôm của ta bây giờ, chỉ có khác là thành phần phong phú và nhìn nhiều màu sắc hơn). Đang ăn, anh Chu Văn Rỵ, ngày ấy là Phó Ban, trước là Bí thư Thái Bình, hỏi tôi:
- Cậu ơi, bát mỳ này mấy đồng?
- Thưa anh nếu tính bằng tiền mình là..là..(vì đột ngột, tôi đang nhẩm tính từ 1.100 Yên)… khoảng trên dưới 200 nghìn đồng!
- Chà, bằng hơn mười kg gạo nhà mình! Anh Rỵ thả giọng dài thượt, suýt làm mất hết vị ngon của món lạ.
Tôi đến Nhật từ cuối 1992, đúng lúc Nhật “rục rịch” bắt đầu mở viện trợ ODA cho Việt Nam trong xu hướng chung các nước phát triển đang giải tỏa dần cấm vận đối với nước ta. Niềm vui khác là trong nhiệm kỳ công tác ở Nhật, tôi đã được tham gia chuẩn bị và đón tiếp tất cả các nhà Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam lần đầu tiên sang thăm Nhật. Đó là Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993), Tổng Bí thư Đỗ Mười (1994) và Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1995). Đầy ắp bao kỷ niệm của những điều “đầu tiên”dồn về trong tôi khi viết những mẩu chuyện này. Nhưng tôi chỉ xin kể lại vài hồi ức liên quan tới cuộc thăm hữu nghị chính thức Nhật Bản lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đỗ Mười - nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Cuốn sách cũ

Truyện ngắn của Thăng Sắc


          Phi-líp Mơ-nuy là giáo viên dạy tiếng Pháp tại Trung tâm Văn hóa Pháp trên phố Tràng Tiền, Hà Nội. Vào một chiều tháng chín, sau khi cùng với ban Giám đốc hoàn tất chương trình cho một lớp học mới, anh mở cửa bước ra ngoài phố thì chút xíu đụng phải một ông già đang đứng đọc bản thông báo tuyển sinh bằng tiếng Pháp mà anh vừa dán lên buổi sáng nay. Chiếc mũ phớt màu xám cầm trên tay, chiếc kính lão có vẻ hơi nặng trễ xuống mũi, ông già dướn mắt đọc, chăm chú tới mức không nhận thấy người thày giáo tiếng Pháp đang ngạc nhiên nhìn mình. Quả thật Phi-líp Mơ-nuy rất ngạc nhiên, đã từ lâu những người dừng lại đọc tin trước cửa Trung tâm toàn là thanh niên, cũng có một số người đã có tuổi nhưng già như ông già đang cầm mũ đứng đọc kia thì đây là lần đầu tiên anh bắt gặp. Hình ảnh ấy làm cho Phi-líp Mơ-nuy thấy rất vui, anh tiếc rằng lúc ấy mình không có cái máy ảnh để chớp lấy khoảng khắc hiếm có này. Anh phấn khích đến gần, kiên nhẫn đợi ông già đọc xong và đặt cái mũ phớt lên đầu rồi mới lịch sự hỏi :

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Phải chăng quá sính ngoại !

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Nói đến “sính ngoại” chúng ta thướng nghĩ dân mình thích dùng hàng ngoại, như quần áo, giày dép, các đồ dùng có mác nước ngoài: Mỹ, Ý, Canada, Anh, Hàn Quốc … thì có giá hơn hàng nội. Chả thế mà cháu tôi chuyên may quần áo mẫu mã đẹp, đường kim mũi chỉ đều, đẹp, chắc chắn, nhưng dán nhãn “Made in Vietnam” bán không được giá và hàng bán không chạy. Cháu đành phải mua nhãn Hàn Quốc, Thái Lan đính vào thì hàng tiên thụ nhanh hơn, giá bán cao hơn. Cháu nói : “Cháu muốn dán nhãn Việt Nam lắm, nhưng ít lãi nên đành “phải nhờ” nhãn nước ngoài”.
            Còn về sữa, giá sữa ngoại nhập về bán cao hơn gấp 4, 5 lần thậm chí có loại gấp 9 lần giá trị thực của nó mà nhiều người cứ chuộng ngoại vẫn mua, coi thường sữa nội.
            Thuốc cũng vậy. Hôm tôi nằm điều trị tại Bệnh viện G.T.V.T nghe được chú y tá dặn bệnh nhân ra viện: “Bác về mua B1 và C ngoại uống thêm, đừng mua thuốc nội chỉ toàn bột mỳ uống không có tác dụng gì đâu”…?!
            Còn chuyện “sính ngoại” đề cập dưới đây lại là chuyện mà tôi suy nghĩ thiệt hơn, và muốn chia sẻ cùng mọi người, xem có ai đồng tình với tôi chăng?
            Chuyện đó là vào khoảng tháng 5 vừa rồi một số tổ chức và nhà tài trợ đã mời được anh Nick (người Úc) – một thanh niên bị cụt cả hai tay hai chân; bù lại anh có đôi mắt sáng rất đẹp và có một bàn chân phụ nhỏ xíu.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Nguyễn Cơ Thạch: Kiến trúc sư của nền Ngoại giao Việt Nam hiện đại

Phan Doãn Nam
Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao

Bác Hồ và một số đồng chí lãnh đạo cùng gia đình tại Việt Bắc. (Đ/C Nguyễn Cơ Thạch đứng thứ 3 hàng sau, từ phải sang).Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp Ngoại giao của nước nhà tại những thời điểm quan trọng nhất của đất nước và trong việc xây dựng ngành Ngoại giao. Là người được làm việc bên cạnh Bộ trưởng trong một thời gian dài, tác giả bài viết tóm lược những đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực đối ngoại của đất nước cũng như trong công tác xây dựng ngành Ngoại giao.


Giai đoạn 1954-1975
Tôi có vinh dự được làm việc dưới sự chỉ đạo của anh Nguyễn Cơ Thạch ngay từ khi mới bước chân vào Bộ Ngoại giao (BNG). Nguyên là năm 1956, sau khi học xong lớp Phiên dịch tiếng Anh của Bộ, tôi cùng anh Nguyễn Dy Niên và anh Đặng Phong Hoàn được cử sang công tác ở Tổng Lãnh sự quán (TLSQ) nước ta mới mở tại New Delhi, Ấn Độ.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Cắt tỉa cây tùng

Nguyễn Tâm Chiến


L
àm nghề Đại sứ, ngoài những giờ phút căng thẳng của công việc thì sung sướng nhất có lẽ là những dịp được đi thăm thú nơi này, nơi khác trên đất nước bạn. Đi du ngoạn phong cảnh, di tích lịch sử, tìm hiểu văn hóa, phong tục, lối sống của nhân dân địa phương mà lại còn được phía bạn đưa đón, “chăm nom” chu đáo nữa chứ!
Sau gần nửa năm chạy “rốt-đa”công việc tại Thủ đô Tô-ky-ô mà nội dung quan trọng nhất là thúc đẩy việc Nhật Bản giải tỏa cấm vận và bắt đầu Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam (từ 1993), tôi có dịp xuống thăm Cố đô Ky-ô-tô. Nói đến Cố đô Nhật tôi đành tạm không kể nhiều chuyện hay về ngôi Đền Vàng nổi tiếng và nhất là nghi lễ Trà đạo có một không hai trên thế giới. Hôm tới thăm Đền tôi định thử nghiệm thả hồn trong cốc trà đó xem sao nhưng rồi đành phải thất vọng từ bỏ dịp may khi nghe người hướng dẫn nói: “Xin mời ngài Đại sứ, song Ngài sẽ cần dành ra khoảng ba tiếng rưỡi đồng hồ để thưởng thức nghi lễ pha trà và nhấp một cốc trà đạo đích thực! Dành ra từng ấy thời gian trong thời đại thông tin và công nghệ cao này để thưởng thức có một ly trà thì thật mấy ai không hoảng hồn! Lần đó tôi đành khước từ “toàn quyền” được hưởng sự ưu ái và lòng mến khách của các bạn Nhật và chỉ dám đề nghị họ “trình diễn vắn tắt”cho riêng tôi trong vòng có khoảng hơn 30 phút để hiểu sơ qua về Trà đạo…

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Thu 5

Thăng Sắc


Một nửa mùa thu đã đi
Còn một nửa
nghiêng về miền gió bấc
Hà Nội đang se se
Sương mù hồ Tây vương lên tóc
Bâng khuân chiều tím  em về.

Rồi mùa thu sẽ  qua
Chỉ mình anh ở lại
Thương mùa thu
Bông cúc vàng không úa
Buồn mùa thu
Anh cô đơn nhớ em.
 (Cô gái và hoa cúc-tranh của Dương Bích Liên)