Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

ĐẢNG TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

Tác giả :  Vũ Khoan


 Trước những bộn bề của cuộc sống thường nhật đôi khi ta bỗng quên đi những đổi thay lớn lao của đất nước, sự đổi đời của dân tộc. Nhưng nếu bình tâm suy ngẫm thì chắc rằng ai ai cũng phải thừa nhận sự thật hiển nhiên rất đáng tự hào là từ một nước thuộc địa, thậm chí không còn tên trên bản đồ thế giới lại bị chia cắt trong nhiều năm, ngày nay nước ta chẳng những đã trở thành một quốc gia độc lập, giang sơn liền một dải mà còn có vị trí xứng đáng, được nể trọng trong cộng đồng quốc tế. Trên mỗi chặng đường đi lên của đất nước ta, dân tộc ta trong gần bảy chục năm qua kể từ sau Cách mạng tháng Tám tới nay đều có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động ngoại giao dưới sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và dẫn dắt. Chỉ cần nhớ lại đã có tới 4 hội nghị quốc tế trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới nước ta là Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông dương, Hội nghị Giơ-ne-vơ năm về Lào năm 1962, Hội nghị Pa-ri về Việt Nam từ 1968 tới 1973, Hội nghị Pa-ri về Căm-pu-chia năm 1991 cũng đủ thấy . Đây cũng là một nét độc đáo hiếm thấy trên thế giới.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

TẢN MẠN XUÂN NHÂM THÌN 2012 - III

GỬI CÁC CON NHÂN NGÀY TẾT


                   
Ngày xưa bố mẹ bận đi làm
Bận nuôi con bận viết văn
Về nhà ông bà nội hỏi thăm không buồn nói
Mình thì mệt ông bà thì lẩm cẩm
Bố mua cho ông bà cái tivi
Nối ông bà với cuộc đời bằng những chương trình vô tuyến.

Hóa ra không phải như thế
Khi bố hiểu ông bà sống vì bố mẹ và các con
Thì bố muốn đập cái vô tuyến kia đi
Với người già cô đơn
Nó nói toàn những chuyện nhảm nhí
Nhất là khi con cháu vắng nhà.

Hôm nay ba mươi tết
Thắp nén nhang cho ông bà
Nghĩ thương ông bà quá

Các con giờ ở xa
Toàn những đô thị lớn
Có đứa nào mua cho bố xin một chiếc điện thoại
Hiện đại nhất
Bố muốn nghe lại tiếng ho và giọng nói ông bà.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

TẢN MẠN XUÂN NHÂM THÌN 2012 - II

Thăng Sắc


  ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CHẾT ĐÃ ĐƯỢC CẢI THIỆN NHIỀU

Các cụ mình xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp, trong tháng này có tục đi chạp mả,   con cháu đi thăm mộ dòng tộc, sửa sang lại, thắp hương mời các vong linh về dự ngày chạp họ và ăn Tết cùng con cháu. Theo tục này thì trong nhà chỉ thờ từ ông nội đổ xuống, còn các cụ cố cụ tổ thì thờ ở nhà thờ họ, đến ngày tháng chạp thì mọi người đi chạp mả rồi về chọn cụ nào to nhất trong họ để giỗ chung một lần. Cái tục này đến nay ít nhiều vẫn giữ được.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

TẢN MẠN XUÂN NHÂM THÌN 2012 - I

Thăng Sắc


XIN CÁC CỤ MỘT TRÀNG VỖ TAY

Cuối năm, các cơ quan đoàn thể từ trên xuống dưới đều tổ chức gặp mặt mừng xuân, anh em đương chức được quà được thưởng vui vẻ đã đành, các cụ về hưu cũng được mời đến, trước là để nghe báo cáo tình hình phát triển của cơ quan (tất nhiên là đi lên, biện chứng mà, cái mới bao giờ chẳng phủ định cái cũ !). Cũng là dịp để các cụ gặp gỡ nhau, hỏi thăm nhau về tiểu đường mỡ máu, ai mất ai còn, khi ra về lại được nhận cái phong bì nho nhỏ, ai chẳng thích !

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

             Chúc năm Nhâm Thìn được an lành
           Bạn bè ngày đêm đều an lành
           Người dân Nam Bắc được an lành
           Đất nước trong ngoài được an lành
                                                                      (Dựa ý lời nguyện Phật)
 Tranh Nguyễn Vũ Thiện Anh (8 tuổi)
                                                                     

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

CÁ CHÉP VƯỢT VŨ MÔN

Tác giả :  Vũ Khoan


Mỗi độ Tết đến, Xuân về người ta thường hồi tưởng lại những chuyện hên sui trong năm cũ, ngưỡng vọng những ngày tháng tốt đẹp hơn trong năm mới.
          Đối với đất nước và giới doanh nghiệp, Tân Mão chẳng khác nào đi đường gặp phải con mèo đen chạy qua nên sui nhiều hơn hên. Lạm phát tiếp tục lên cao, giá thành leo thang, sức mua giảm sút, tiêu thụ gian truân, khó bề toan tính kế sách lâu dài. Đến đận thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát thì lãi suất lại thăng thiên, vốn liếng eo hẹp, làm ăn chẳng dễ chút nào, hàng ngàn doanh nghiệp buộc phải bỏ cuộc. Thêm vào đó thị trường bên ngoài bập bùng, ba đầu tầu kinh tế thế giới đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta là Mỹ, Tây Âu và Nhật bản đều xuống sức, nguy cơ vỡ nợ trong khu vực đồng ơ-rô lan rộng, nhiều nền kinh tế giầu có nối đuôi nhau bị hạ thấp mức độ tín nhiệm, tai họa khủng hoảng kép luôn luôn rình rập. Đúng là khó đơn khó kép, khó cả bên trong lẫn bên ngoài!
          Ấy vậy mà các doanh nghiệp nước ta vẫn gồng mình chống đỡ, nhờ vậy tốc độ tăng trưởng của đất nước tuy có giảm sút nhưng vẫn ở mức dương, nông nghiệp phát triển toàn diện, giá trị xuất khẩu tăng vọt, nhập siêu giảm bớt. Thế mới biết lửa thử vàng, gian nan thử sức!
          Nhâm Thìn là năm con Rồng nhưng chắc chưa thể hy vọng hóa rồng vì khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài vẫn còn ngổn ngang. Tuy lạm phát có giảm nhưng chưa thật vững chắc, chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ được tiếp tục, lãi suất có thể sẽ giảm song dòng vốn chưa thể xông xênh, sức mua chưa thể tăng nhiều. Lạy trời quả bong bóng nợ ở châu Âu không vỡ tung, kinh tế thế giới không rơi vào khủng hoảng mới; nếu không thì chưa biết điều gì sẽ xẩy ra đối với cả chúng ta!
          Nói vậy thì có phần đen tối quá, chẳng lẽ không có tia sáng gì hay sao? Con người vốn có thuộc tính là tìm mọi cách để tồn tại và sống tốt hơn, do đó trong cái khó tất sẽ ló cái khôn. Chẳng lẽ lạm phát thuyên giảm, kéo theo lãi suất giảm; thêm vào đó Nhà nước lại cắt giảm một số sắc thuế, hé mở tín dụng một số lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ… chẳng phải là cơ hội đó sao? Lại nữa, các biện pháp tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng chẳng lẽ nào không hé lộ những điều mà các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có thể tận dụng ?
         Tuy bầu trời kinh tế thế giới vần vũ mây đen, thậm chí sấm chớp đì đoành, báo hiệu giông bão có thể ập xuống nhưng cứ ngồi than vãn cũng chẳng thay đổi được gì, tốt nhất là cố lần tìm xem điều gì có lợi cho việc làm ăn, kinh doanh. Châu A – Thái bình dương là sân nhà của ta nay đang lên hương, bàn dân thiên hạ hướng vào chẳng lẽ ta lại bỏ qua? Chia xẻ nỗi đau với người dân Nhật chịu tai họa kép, nhân dân Thái chịu trận hồng thủy kinh hoàng, song về mặt làm ăn ta cũng nên sẵn sàng đón bắt dòng vốn của nước Nhật chạy ra bên ngoài, thiết lập các cơ sở công nghiệp phụ trợ, đa dạng hóa nguồn cung cấp linh kiện; tận dụng những lợi thế của nền nông nghiệp Việt Nam trong khi nền nông nghiệp Thái lan còn bận hồi phục. Nước Nga rộng lớn, đông dân gia nhập WTO, hàng rào quan thuế sẽ giảm thiểu cũng là một cơ hội đấy chứ!
          Chịu khó lần tìm, nhanh nhậy nắm bắt, khéo léo tận dụng vẫn có thể vượt thác, nếu chưa hóa rồng cũng không hóa thành run! Mong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm được như vậy trong năm Nhâm Thình!
(Đăng trong tạp chí Doanh nhân của VCCI số 96-97 ngày 10/1/2012)


Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

THĂM NHÀ VƯỜN SƠN BÌNH

 
Nhà vườn Sơn Bình chỉ cách Tản Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội) khoảng vài ba cây. Khu nhà khiêm tốn giấu mình sau bức tường rào và một bụi hoa giấy um tùm, nhưng khi đã bước qua cánh cổng sơn xanh thì một khung cảnh hài hoà hiện ra, đẹp dịu dàng nhưng quyến rũ đến như muốn hút hồn du khách. 
    Chủ nhà là anh Sơn. Anh là kỹ sư đã từng du học ở Hung-ga-ri từ những năm 70, vậy mà bây giờ anh thực sự là một lão nông, một người làm vườn thực sự với một niềm đam mê có sức lan toả kỳ diệu.    
 Anh Sơn và chị Bình là những người chăm chỉ, tự mình bỏ ra biết bao nhiêu công sức để xây dựng nên ngôi nhà, tỉa tót cho khu vườn, xắp xếp cho từng cây hoa, luống cỏ. Hoa tự nhiên có, hoa “sưu tập” có, thậm chí có những loại hoa quý được mang về từ Miến điện là nơi chị Bình vừa công tác sứ quán một nhiệm kỳ ba năm. Nhà nhìn ra hồ nước xanh biếc, giữa hồ có một hòn đảo dáng hổ phục, đẹp tự nhiên nhưng ai cũng tưởng là hòn non bộ. Bên kia hồ là rừng thông bốn mùa reo trong gió.
 Đam mê với nhà vườn, chăm chỉ với công việc, họ còn là những người mến khách, chẳng tuần nào mà họ không có các “thực khách” từ Hà Nội lên. Những ngày đẹp trời quây quần ngoài vườn cỏ dưới gốc một cây sấu cổ thụ thì thật là thư giãn. Thực sự là những khoảng tĩnh lặng hiếm có ở Hà Nội.
Chị Bình đã nghỉ hưu, chị dành thời gian dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ em người Mường ở chung quanh xóm. Một cô giáo tiếng anh như chị ở bản mường là một cô giáo xịn. Học không mất tiền nên bố mẹ học trò thỉnh thoảng lại biếu chị chục trứng hay nải chuối, có người còn cho chị phân bò để bón cho hoa. Chuyện ngày nay mà cứ ngỡ như trong truyện của Thạch Lam xưa. 
  
                                                                                                               

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

TÔI YÊU BÀ THẬT NHIỀU

Nguồn : sưu tầm từ mail của Diana Le
Ngày đẹp trời, một cặp vợ chồng khoảng 70 tuổi đến văn phòng luật sư. Họ muốn làm thủ tục ly hôn.
Lúc đầu vị luật sư vô cùng ngạc nhiên, nhưng sau khi nói chuyện với đôi vợ chồng già, ông đã hiểu ra câu chuyện…
Hơn 40 năm chung sống, cặp vợ chồng thuong hay cai nhau và dường như rat co it diem chung.
Họ chịu đựng được như vậy đến tận bây giờ là vì những đứa con. Giờ con cái đã lớn, đã có gia đình riêng của chúng, đôi vợ chồng già không còn phải lo lắng điều gì. Họ muốn được tự do sau những năm tháng không hạnh phúc. Cả hai vợ chồng thuan tinh ly hôn.

Hoàn tất thủ tục ly hôn cho cặp vợ chồng này, với vị luật sư, là điều không hề dễ. Ông thực sự không hiểu vì sao, sau 40 năm c hung sống, đến tuổi 70, đôi vợ chồng ấy vẫn muốn ly hôn.
Vừa ký các giấy tờ, người vợ già vừa nói với chồng: “Tôi thực sự yêu ông, nhưng tôi không thể chịu đựng hơn được nữa. Tôi xin lỗi”.
“Không sao mà, tôi hiểu…” - Ông chồng già đáp lời.
Nhìn cảnh này, ông luật sư đề nghị được mời hai vợ chồng ăn tối. Người vợ nghĩ: “Sao lại không? Dù ly hôn vẫn sẽ là bạn cơ mà”.
Bên bàn ăn, một không khí im lặng đến khó ta.
Món ăn mang ra đầu tiên là gà quay. Ngay lập tức người chồng gắp một miếng đùi gà cho vợ: “Bà ăn đi, đó là món bà thích mà”....
Nhìn cảnh này, vị luật sư nghĩ “vẫn còn cơ hội cho họ”. Nhưng người vợ đã cau mày đáp lại: “Vấn đề ở đấy đấy. Ông luôn đề cao mình quá và không bao giờ hiểu cảm giác của tôi. Ông không biết tôi ghét đùi gà thế nào à?”.
Nhưng ba da không biết, bao nhiêu năm qua,ong luôn cố gắng để làm hài lòng bà. Bà không biết, đùi gà là món yêu thích của ông, cũng như ông không biết, bà chưa bao giờ nghĩ rằng ông hiểu bà. Ông không biết bà ghét đùi gà, mặc dù ông chỉ muốn dành những miếng ngon nhất, những điều tốt nhất cho bà thôi.

Đêm đó cả hai vợ chồng già đều không ngủ được. Sau nhiều giờ trằn trọc, người chồng không thể chịu đựng được nữa, ông biết rằng ông vẫn còn yêu bà và không thể sống thiếu bà. Ông muốn bà quay trở lại. Ông muốn nói lời xin lỗi, muốn nói “tôi yêu bà”.
Ông nhấc điện thoại lên và bắt đầu bấm số của bà. Tiếng chuông không ngừng reo, ông càng không ngừng bấm máy.
Đầu bên kia, bà vợ cũng rất buồn. Bà không hiểu điều gì đã xảy ra sau tất cả những năm tháng sống cùng nhau đó. Ông ấy vẫn không hiểu bà. Bà vẫn rất yêu ông nhưng bà không thể chịu đựng cuộc sống như vậy nữa.
Mặc cho chuông điện thoại reo liên hồi, bà không trả lời dẫu biết rằng đó chính là ông. Bà nghĩ “Nói làm gì nữa khi mọi chuyện đã hết rồi”. Chuông điện thoại vẫn cứ reo và bà quyết định dứt dây nối ra khỏi điện thoại.

Bà đã không nhớ rằng ông bị đau tim…

Ngày hôm sau, bà nhận được tin ông mất. Như một người mất trí, bà lao thẳng đến căn hộ của ông, nhìn thấy thân thể ông trên chiếc đi văng, tay vẫn giữ chặt điện thoại. Ông bị nhồi máu cơ tim trong khi đang cố gắng gọi cho bà.

Bà đau đớn vô cùng. Một cảm giác mất mát quá lớn bao trùm lên tâm trí. Khi bà nhìn vào ngăn kéo, bà thấy một hợp đồng bảo hiểm, được lập từ ngày họ cưới nhau, là của ông làm cho bà.
Kẹp vào trong đó, bà thấy có một mẩu giấy ghi rằng: “Gửi người vợ thân yêu nhất của tôi. Vào lúc bà đọc tờ giấy này, tôi chắc chắn không còn trên cõi đời này nữa. Tôi đã mua bảo hiểm cho bà. Chỉ có 100 đô thôi, nhưng tôi hy vọng nó có thể giúp tôi tiếp tục thực hiện lời hứa của mình khi chúng ta lấy nhau. Tôi đã không thể ở cạnh bà nữa. Tôi muốn số tiền này tiếp tục chăm sóc bà. Đó là cách mà tôi sẽ làm nếu như tôi còn sống. Tôi muốn bà hiểu rằng tôi sẽ luôn luôn ở bên cạnh bà.Toi Yêu bà thật nhiều”.
Nước mắt bà tuôn chảy. Bà  thấy yêu ông hơn bao giờ hết. Bà muốn nói lời xin lỗi, muốn nói “tôi yêu ông”. Nhưng ông đã không thể nghe được nữa.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

BA GIAI ĐIỆU RỪNG TÔN VINH CON RỒNG NƯỚC

Dưới đây là bài của tác giả Nguyễn Dương Liên, Việt kiều ở Ý, viết riêng cho Lều văn Thăng Sắc để in vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo chầu Trời. Bài viết thấm đẫm những tình cảm nhớ thương của một người Việt xa quê trong những ngày giáp Tết, những hồi tưởng bằng thơ bằng nhạc về một thời trẻ trung và đặc biệt là những tình cảm thân thương chân thành đối với bạn bè trong nước dù mới quen nhau qua mạng như lời tác giả nói với Lều văn.
Xin trân trọng giới thiệu nguyên văn bài viết này.

Ngày 23 tháng giêng năm 2012, chúng ta sẽ bước vào năm con Rồng nước . Con rồng ta không giống con rồng tây, vì người Tây coi con rồng họ như một biểu tượng của cái ác như trong trường hợp của con rồng bị đánh bại bởi thánh Georges, thánh bổn mạng của Anh-Quốc. Con rồng ta được tôn kính trong giới Việt-Trung vì nó đem ích-lợi cho nhân loài , vì nó tập hợp trong vũ trụ, lửa và nước, trời và đất . Nó là sức mạnh của thiên-nhiên , biết điều-khiển những hoặt động của con người, trên trái đất và trong bầu trời. Đó là một con rồng chuyên môn bảo vệ người, đồng thời là một trong những huyền thoại sáng lập các triều-đại Trung-Quốc và Việt-Nam. Ví dụ con Rồng An-Nam cua triều đại họ nhà Nguyễn tại Huế hoặc con Rồng Thăng-Long của Hà-Nội đã cất cánh trong năm 1010 trước đôi mắt của Hoàng-đế Lý-Thái-Tổ , hoặc con Rồng Vịnh Hạ-Long, con rồng đã thuần-hóa các dòng nước biển . Mặc dù những con rồng di chuyển trên trời và dưới đất hay trong các đại dương, khi tôi còn nhỏ , tôi luôn luôn tưởng tượng và mơ tới nơi xuất xứ của những con Rồng ta như những nơi không thể tiếp cận được, trong lòng của các ngọn núi hoặc trong hang động trong chiều sâu của những khu rừng không thể xuyên thủng vào được . Vì vậy, để vinh-danh và tôn kính con Rồng tốt lành của chúng ta, năm nay năm Nhâm-Thìn, năm con Rồng nước, nhân dịp ngày đổi mới của cuộc sống ta là Tết Nguyên-Đán , tôi muốn dành ba câu chuyện ngắn đời tôi liên-quan đến các khu rừng, tôn vinh con Rồng ta với ba giai-điệu rừng : 
I . " Chiều trong rừng thẳm " (nhạc kháng chiến)
II . " Nhớ Rừng " (ngâm thơ)
III . " Mưa rừng" (nhạc cải-lương)
Tôi hân-hnh báo cho bà con ta trong Nước rng năm 2012 Nhâm-Thìn đã bđầu mt cách đáng vui mng cho bà con ta tÝ : đa con sanh ra đầu tiên toàn sứ Ý ,vài giây sau 24 giờ là mt con gái bé tên là Sofia (tên y như tên mẹ Đcủa tôđã mất vào Tết năm 1962 thọ 50 tui ) , cha Ý và mẹ Vit-Nam . Bé Sofia sanh ti bnh-vin San Filippo Neri, ti Roma, không xa nhà tôi , phía tây-bc của th-đô Ông tnh-trưng Roma Gianni Alemanno có đền bnh-viđể mng cùng cha m và có đem quà .

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO - VI

 NHỮNG CÚ “SỐC” NGOẠI GIAO

Do tính chất quan trọng, mỗi khi đoàn Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng thăm nước ngoài đều có đoàn tiền trạm đi trao đổi trước với nước bạn để thống nhất nội dung và chương trình.
Năm 2000, tôi dẫn đầu đoàn tiền trạm đi ba nước để chuẩn bị cho chuyến thăm của thủ tướng Phan Văn Khải. Từ Nga đi Bê-la-rút đoàn có thêm anh N là Tham tán Công sứ Đại sứ quán ta ở Mạc-tư-khoa tham gia.
Do quan hệ giữa hai nước tốt đẹp nên việc trao đổi nội dung chuyến thăm diễn ra khá thuận lợi, nhanh chóng, chủ yếu là bộ phận lễ tân hai phía thống nhất chương trình, ngày giờ diễn ra các hoạt động chính. Anh N cùng với đại diện bộ phận bảo vệ đoàn ta làm việc với an ninh nước bạn để thống nhất một số biện pháp bảo đảm an toàn, trong đó có liên quan đến cuộc Tổng thống tiếp Thủ tướng ta.
Theo thông lệ và thực thực tiễn ở ngoài nước, mỗi khi Tổng thống và Thủ tướng bạn tiếp trưởng đoàn ta, họ thường thoả thuận theo công thức : phía bạn 1 hoặc 1+1 (thêm trợ lý), phía ta 1+2 (phiên dịch + thường là thứ trưởng ngoại giao). Anh N và bạn đã thoả thuận trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Lucachenco và Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ theo công thức thông thường đó, tức phía ta 1+2, bạn chỉ 1.
Bạn đón tiếp Thủ tướng ta trọng thị, thân mật, mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ như đã thống nhất với đoàn tiền trạm. Đỉnh cao là cuộc gặp giữa Thủ tướng và Tổng thống. Đúng theo thoả thuận, tôi tháp tùng Thủ tướng trong cuộc gặp đó. Cuộc nói chuyện giữa hai người diễn ra được một phút, bỗng một người của bạn (chắc là lực lượng an ninh) vào phòng mời tôi ra trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Thật bất ngờ nhưng giữ đúng phép ngoại giao tôi đứng dậy rời phòng tiếp. Sau cuộc gặp, anh N tỏ ra bức xúc và không hài lòng vì anh là người trực tiếp chứng kiến cảnh đó. Hơn nữa chính anh đã thoả thuận với bạn trước đó, mặt khác lo tôi không bằng lòng vì bị xúc phạm. Anh N tìm gặp bạn nhưng mọi người cố lảng tránh, không giải thích thoả đáng sự việc xẩy ra. Dù sao thì cũng là việc đã rồi. Một điều chắc chắn đấy không phải là chủ trương và thái độ chính trị của lãnh đạo mà chỉ là hành động mang tính nghề nghiệp và thiếu cân nhắc về mặt ngoại giao của lực lượng an ninh.
Đó là sự cố ngoại giao đầu  tiên xẩy ra trong cuộc đời làm ngoại giao của tôi.
                                                     X
                                                  X   X
Trước đó một vài năm, tôi có chuyến thăm Vương quốc A-rập E-mi-rat. Ngoài yêu cầu chung nhằm tạo thêm hiểu biết và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, chuyến thăm có mục đích cụ thể tìm hiểu khả năng tranh thủ sự hỗ trợ tài chính của bạn phục vụ cho chương trình xây dựng giao thông vùng sâu, vùng xa. Điều này phù hợp với tôn chỉ của Quỹ Abudabi của E-mi-rat.
Tôi cùng anh Chân, lúc đó là Trưởng lãnh sự của Việt Nam ở Đu-bai, về Abudabi gặp Thứ trưởng Ngoại giao của bạn. Câu chuyện giữa chúng tôi với Thứ trưởng diễn ra hữu nghị, bình thường. Nhưng khi đề cập đến khả năng qua Quỹ Abudabi bạn có thể giúp đỡ Việt Nam một số dự án nhỏ về giao thông ở miền núi phía Nam (Tây nguyên) thì buổi tiếp bỗng trở nên đổi chiều.
Không do dự, cũng không đắn đo, Thứ trưởng Ngoại giao bạn liền nói : Xin lỗi Ngài, khi cần tiền thì Việt Nam đến hỏi chúng tôi, còn Sứ quán thì các Ngài đặt ở Tri-pô-li và Bát-đa  ! (Lúc ấy ta chưa mở sứ quán ở Abudabi).
Chúng tôi có phần không hài lòng về câu nói đó vì nó thiếu sự tế nhị của văn hoá giao tiếp ngoại giao. Nhưng rồi suy cho cùng, điều mà ông ta nói chẳng có gì sai cả. Cho đến lúc ấy ta vẫn suy nghĩ theo thời còn chiến tranh lạnh giữa hai phe, vẫn tư duy theo hệ tư tưởng.
Người ta thường ví phụ nữ là phái đẹp, phái yếu, còn nam giới là phái mạnh. Đẹp thì hoàn toàn chính xác rồi, phụ nữ là những bông hoa. Nhưng nói là phái yếu thì chưa hẳn vì cũng có những người phụ nữ mạnh, thậm chí còn mạnh hơn cả năm giới. Người ta thường nói nhà ngoại giao luôn ăn nói nhẹ nhàng, tế nhị và sâu kín. Thế nhưng trong trường hợp nhà ngoại giao vừa kể trên thì đâu phải. Cũng có nhà ngoại giao thẳng thừng, bộc trực, không cần tế nhị trong lời nói và suy nghĩ.
Đó là sự cố thứ hai và cũng là cú “sốc” ngoại giao thứ hai đối với tôi

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

LÀM SAO GIỮ ĐƯỢC SỰ BÌNH TÂM ?

Tác giả : Vũ Khoan

Trong nhiều buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ các doanh nghiệp sản xuất hàng chất lượng cao (LBC) do chị Vũ Kim Hạnh làm Chủ tịch có mời tôi đến trao đổi. Năm nay CLB họp tổng kết cuối năm 2011 họ lại mời tôi vào dự và chia xẻ với họ. Do tôi không đi được nên chị Kim Hạnh nẩy ra “sáng kiến” phỏng vấn tôi để truyền đạt lại cho anh chị em. Báo Tiền phong số ra ngày 14/1/2012 có trích đăng bài trả lời đó nhưng không nói rõ ngọn nguồn và cắt đi nhiều đoạn. Vậy xin chuyển toàn văn để ai quan tâm tham khảo, gọi là sự chia xẻ đầu năm – Vũ Khoan

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

"QUYÊT ĐỊNH THU HỒI ĐẤT Ở HẢI PHÒNG LÀ TRÁI LUẬT"

Nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ khẳng định, quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với gia đình ông Vươn vừa trái luật vừa trái đạo lý, cố tình tước bỏ quyền lợi của người dân.

(Nguồn : Vn.Express 12/1/12)
> Mâu thuẫn dẫn đến nổ súng chống đối ở Hải Phòng/ Góc nhìn đối lập về chủ đầm tôm bị cưỡng chế

- Dưới góc độ pháp lý, ông nhìn nhận thế nào về quyết định giao đất và thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn?

CHUYỆN MỘT NGƯỜI LÍNH

Truyện ngắn của Thăng Sắc

   Phải ba tháng sau cái chết của Ngọc, Khiển mới trở về.
Đấy là vào một chiều cuối xuân năm 1985, tôi thấy một người bộ đội cao lớn, bước những bước quả quyết vào sân và hỏi:
- Anh cho hỏi thăm nhà anh Dũng?
Linh tính cho tôi biết đó chính là Khiển. Và như có điều gì thúc giục tự bên trong, tôi chạy ào ra nắm lấy tay anh ta:
- Có phải anh Khiển không? Anh về khi nào?
- Tôi về chiều qua.
- Từ hôm qua đến giờ anh làm gì?
- Tôi thăm mộ Ngọc. Hôm nay tôi đến đón cháu Bạch Dương.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

THƠ VIỆT PHƯƠNG

AI


I
Cán bộ hành chính ta là ai
Con sâu mọt đáng đời đời nguyền rủa
Hành hạ dân đến tột cùng khốn khổ
Vơ vét dân đến cả mớ rau nghèo

Hay ta là người công chức gieo neo
Lương không đủ cho con theo thày học
Dẫu thương dân thì cũng đành bất lực
Cơ chế nào trói chặt sức con người

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO - V

   MỘT CUỘC CHIÊU ĐÃI CHỜ

Không hiểu có duyên thế nào mà hai lần đi mở sứ quán tôi đều gặp may.
Năm 1975, khi đến Mexico thì Uỷ ban Mexico đoàn kết với Việt Nam đã giúp thuê sẵn nhà làm trụ sở rồi, chỉ dọn đến ở là xong, thậm chí trong tủ lạnh đã có sẵn mọi thứ cần thiết có cuộc sống khá tươi khoảng một tuần.
Năm 1980 đến Nicaragua mở sứ quán, chúng tôi chỉ phải tạm trú ở khách sạn khoảng một tuần rồi chuyển ngay đến nơi ở cố định của Đại sứ quán. Sở dĩ mất khoảng một tuần vì Mặt trận Sandino muốn dẫn chúng tôi đi xem và tự chọn vị trí thuận tiện, cũng như tìm nhà thích hợp. Bản thân ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trực tiếp hướng dẫn chúng tôi đến các nơi bạn dự kiến.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

BỘ TRƯỞNG "LỘ HÀNG"

Tác giả : Bùi Hoàng Tám
Nguồn : Trân Nhương.com 10/1/12


Mang sẵn trong mình dòng máu của một doanh nhân, bỗng trở thành Bộ trưởng, ông Thăng đã “bê” cái bài toán kinh doanh sang “ốp” vào lĩnh vực quản lý nhà nước. Do đó, phút “lộ hàng” tất yếu phải xảy ra. Nhưng do ông quá “mót” nên đã gặp sự phản ứng dữ dội từ dư luận… Có lẽ điều cần nhất đối với Bộ trưởng Thăng hiện nay là nên loại bớt “dòng máu doanh nhân” để thay vào đó một tư duy chính khách?

BIẾN ĐỘNG THẾ KỶ

Ông Vũ Khoan trả lời báo Quân Đội Nhân Dân số Tết

Dù đã rời khỏi chính trường song hiếm có sự xoay chuyển nào của thời cuộc lại “thoát” khỏi đôi mắt tinh tường của ông. Với phông kiến thức rộng và sự hiểu biết sâu sắc của một chính khách lão luyện, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã dành cho báo Quân đội nhân dân một cuộc trao đổi cởi mở ngay trước thềm năm mới.

Thế giới trước ngã ba đường


PV: Năm qua đời sống quốc tế đã trải qua hàng loạt  biến động trên nhiều phương diện, ví dụ như về chính trị - quân sự  là tình hình  Trung Đông, Bắc Phi, về kinh tế - xã hội là khủng hoảng nợ công, phong trào biểu tình chiếm phố  Uôn. Ông nhìn nhận vấn đề này như  thế nào?

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

ĐÔI GIẦY

Một người bạn ở Pháp, anh Nguyễn Hũu Thụ, vừa sưu tầm được một bài thơ của Lê Tuấn Đạt, lấy làm tâm đắc và gọi bài thơ đó là "Love Story". Anh gửi cho tôi để cùng chia sẻ những tình cảm ấy. Quả thật bài thơ giản dị nhưng lại rất giàu ý tứ ngụ ngôn. Cám ơn anh Nguyễn Hữu Thụ và xin giới thiệu lại bài Đôi giầy.

                                         
Anh với em là một đôi giày
Anh bên trái thì em bên phải
  Bao bùn đất chông gai đã trải
             Nên yêu thương tháng rộng ngày dài

Em với anh là một đôi giày
Em bên trái thì anh bên phải
Dẫu mòn rách tả tơi vẫn vậy
     Đi song song suốt cuộc đời này

Anh với em là một đôi giày
Em bên phải thì anh bên trái
Nếu chiếc kia bỗng dưng đng lại
Thì chiếc này sẽ mãi loay hoay

Anh với em là một đôi giày
           Không thể tách ra thành hai chiếc
Nếu chiếc kia vô tình đi biệt
Thì chiếc này còn để cho ai?

    Nếu ngày kia có một chiếc giày
Đi lang thang lạc vào hai đứa
   Dẫu chiếc ấy bằng nhung hay lụa
       Giữa chúng mình, sẽ hoá thừa ngay!

Anh với em là một đôi giày
   Phải với trái cần chi trùng khớp
 Chỗ tương khắc là nơi tương hợp
Giữa bốn mùa sông núi đổi thay

Thì em ạ, đường dài lăn lốc
Dẫu đế mòn, mũi vẹt, chẳng sao!
Bởi đau khổ chính là hạnh phúc
Khi nằm ngồi đi đứng có nhau.


Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

TỪ CỔ ĐẾN KIM ĐỀU NÓI LÁO KHÔNG ÍT THÌ NHIỀU

Tác giả :   Tô Văn Trường


Nhớ lại có lần Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh sau khi đọc bài viết “Suy nghĩ về lộ trình cải cách hệ thống chính trị ở Việt Nam”  nói trực tiếp với tôi ở Hội nghị cải cách hành chính tại Hà Nội đại ý  như sau “ Tôi đã đọc kỹ bài viết của  Trường, nhiều ý kiến sâu sắc, chân tình, nhưng khó đấy vì đụng chạm đến quan điểm chuyên chính vô sản. Anh Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã có ý kiến gì chưa”?

KỶ NIỆM 33 NĂM NGÀY 7 THÁNG 1

Thăng Sắc

                                             
             LIỆT SĨ QUÂN TÌNH NGUYỆN
                                   
                         Ba mươi năm đón các anh về
                             Ba nén nhang
                             Một chén nước lã
                             Và một lá cờ đỏ

                             Bây giờ thì thôi lá cây ngọn cỏ
                             Hãy yên nghỉ đi
                             Rủ lên mộ anh cành hoa đại trắng
                             Trên cao nữa là trời xanh quê hương
                             Đất mẹ ôm anh,  ru các anh nằm.

                             Tôi
                             Một mình xin khóc
                             Nước mắt một giọt
                             Ba mươi năm

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

TỰ "ĐÁNH" VÀO ĐẦU MÌNH LÀ CHUYỆN KHÓ NHẤT

Ông Vũ Khoan chia xẻ với báo Đại Đoàn Kết 7/1/12

Tự “đánh” vào đầu mình là chuyện khó nhất. Về tâm lý chẳng ai muốn làm, nếu bắt buộc phải làm thì cũng “giơ cao dánh khẽ” thôi! Như vậy đòi hỏi “giải phấu”, cắt bỏ những sai sót của bản thân đâu có dễ nhưng cần phải làm, làm một cách thật sự nếu muốn xây dựng, chỉnh đốn Đảng để củng cố niềm tin của dân, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng- nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã chia sẻ với Đại Đoàn Kết như vậy khi nói về những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Hội nghị TƯ 4 khoá XI.  

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

CÁI NÚT ÁO

Truyện này không rõ tác giả, do anh Tô Văn Trường chuyển với lời bình rất ý nghĩa. Xin giới thiệu lại :

Người bạn chuyển cho tôi câu chuyện rất có ý nghĩa giáo dục với mọi người, đặc biệt đối với những ai còn cha mẹ và đang đi tìm nửa kia của mình. Hãy biết nâng niu quý trọng và đừng làm gì để sau này khỏi ân hận với đấng sinh thành. Còn chàng trai kia thật có phước lớn được cô M hay đến thế! Số của chàng trai đúng là quý nhân phù trợ "song kiếm hợp bích" đã có MẸ lại được cả EM.(TôVăn Trường)

Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

ÔNG NGOẠI CHO THƠ

Thăng Sắc


Vào một ngày đầu thu năm 2011, tức là cách đây mới có mấy tháng, ông ngoại của cháu nội tôi đến thăm, tay mang theo một cái túi nhỏ màu trắng nho nhã. Khi đã ngồi vào ghế trong phòng khách đàng hoàng rồi thì ông mới rút từ trong cái túi ấy ra một tập chép tay, chữ mực xanh nắn nót, đều đặn nghiêng sang phải. Ông đưa tôi và nói :
- Tôi đọc trên blog của ông nội cháu có bài thơ “Tặng bạn lúc chớm thu”, nghĩ ông cũng rất thích thơ mùa thu nên chép tặng ông một số bài thơ mùa thu xưa nay đều được coi là rất hay.
            Tôi trịnh trọng giơ hai tay đỡ lấy, như đỡ lấy một báu vật. Mà là báu vật thật sự, không phải chỉ báu vật ở những bài thơ quý, mà chính là báu vật ở chỗ ông đã cẩn thận chép lại những bài thơ này, ông, một ông già ngoài bẩy mươi, đã cẩn thận chép tay lại những bài thơ quý này đem tặng lại cho thông gia của mình. Tôi thâý có những bài như Thu phố ca của Lý Bạch, Tảo thu độc dạ của Bạch Cư Dị, Cảm thu tiễn thu của Tản Đà, Đây mùa thu tơí của Xuân Diệu, Thu rừng của Huy cận, rồi cả Hồ Dzênh, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Lê Đạt..., có thể coi như một tuyển nhỏ về thơ mùa thu. Quý lắm chứ, trân trọng lắm chứ, nếu không phải là có lòng yêu thơ, khả năng cảm thụ về cái đẹp và lòng quý mến người anh em thông gia thì sao có thể bỏ ra ngần ấy công phu mà chép tay cơ chứ !
Tập thơ chép tay rất công phu
             Rồi ông lại thò tay vào cái túi, lôi ra một bình rượu, cái bình rượu nhỏ làm bằng i-nox sáng loáng để đựng rượi uýt-ky mà ta thường thấy trong những phim cao bồi chinh Tây của Mỹ. Ông nói :
            - Đọc thơ mùa thu vào ngày đầu thu thì chúng mình phải uống với nhau mấy ly rượu này, tôi mang đến đây để uống cùng ông nội cháu.
            À, thì ra các cụ xưa nói bầu rượu túi thơ là thế này đây.
 Ông Quản Ngọc An : những phút tĩnh lặng hiếm hoi ở Siêm Riêp, CPC
     Ông là ông Quản Ngọc An, nguyên là một kỹ sư thủy lợi, giỏi cả tiếng anh lẫn tiếng pháp, đã từng xông pha ở rất nhiều công trình sông nước lớn nhỏ trên đất nước hình chữ S của chúng ta. Cứ tưởng làm kỹ sư thì chỉ mê mải với những công thức kỹ thuật, đi công trình thì ăn sóng nói gió, hóa ra không phải như thế. Con người ông, từ khi tôi biết, lại rất văn nhân. Đi nhiều, đọc nhiều, hiểu biết sâu và rộng, ông quả là một tấm gương về sự uyên bác cho các bậc hậu thế. Cũng là nhờ các con mà tôi được đặt lên hàng thông gia với ông chứ thực ra so với ông thì tôi sau về tuổi, kém về tài. Tôi thật lòng quý ông ở chỗ ông luôn biết cách thu hẹp đi cái khoảng cách ấy, làm cho anh em trẻ chúng tôi(cũng là trẻ hơn ông thôi) những lúc gần ông đều thấy thật thoải mái mà vẫn luôn coi ông như là người anh của mình. Chúng tôi cứ gọi nhau một cách vắn tắt “ông nội ông ngoại” là như thế.
   Gặp ông cách đây mấy hôm, ông bảo tôi : cái blog của ông nội sắp được 30.000 lượt truy cập rồi đấy. Đến lúc ấy mình lại uống với nhau nhé. Tôi đùa : có đến Tết mới được 30.000 lượt ông ạ ! Hóa ra từ nay đến Tết cũng còn có mấy ngày nữa đâu.

Nhân năm mới 2012 đã đến, tôi xin chúc ông ngoại cháu, và tất nhiên cả bà ngoại cháu nữa chứ, một năm thật nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui, niềm vui mà như ông nói là được nhìn thấy các con mạnh khòe, hạnh phúc, các cháu mình hay ăn chóng lớn, học hành chăm ngoan, anh em mình thỉnh thoảng lại có dịp cùng nhau bầu rượu túi thơ.
 Ông bà ngoại, ông bà nội và cháu Bưởi, tức Thiện Anh