Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Trường Việt-Úc Hà Nội tôn vinh Ông Bà

Thăng Sắc


Ở Việt Nam chưa thấy có ngày Ông Bà.
Người ta du nhập đủ loại ngày như ngày tình yêu (Valentine), ngày ma (Halloween) hoặc ngày nói dối (Poisson d’avril), thỉnh thoảng thấy nhắc đến ngày của mẹ (Mathers’Day)…
Còn ngày ông bà (Grandparents’Day) thì chưa. Hoặc là không.
Có thể là vì ông bà thuộc loại người đã quá đát, không còn đem ra làm thương mại được nữa, ai dở hơi lại đi tặng sô-cô-la ngọt ngào cho ông bà như đem tặng cho người tình bao giờ !!!
 Ngày Hội Ông Bà ở trường tiểu học Việt Úc Hà Nội
 Vậy mà ngày 26 tháng 4 vừa qua, theo sang kiến của thầy giáo Len là thầy hiệu phó, Trường Tiểu học Việt-Úc Hà Nội lại tổ chức ngày hội Ông Bà cho các cháu học sinh. Các cháu học sinh từ lớp một đến lớp năm tưng bừng chuẩn bị ngày này để mời ông bà mình đến dự. Chúng chuẩn bị kẹo bánh, nước trà, các tiết mục văn  nghệ và đặc biệt tự tay chuẩn bị các món quà rất đáng yêu để tặng ông bà mình. Trong ngày hội, chúng hát hò, nhẩy múa, bưng bánh rót trà mời các ông bà.
 Các cháu mời các ông bà dùng hoa quả
 Vợ tôi và tôi được cháu nội của mình tặng bức tranh “Cả nhà xem ti vi” và một tấm thiếp. Nhìn tấm thiếp mà chợt nhớ lại một thủa trẻ tuổi đã từng gửi tặng nhau những tấm thiếp như thế này.
Tôi kể các cháu nghe câu chuyện sau :
Ở một lớp học nọ, khi cả lớp đang náo nức bàn cách chuẩn bị ngày hội Ông Bà thì ở góc lớp có một chú bé ngồi tấm tức khóc. Cô giáo hỏi sao em khóc, chú bé mếu máo trả lời : em không có ông bà, ông bà em chết cả rồi. Sau đó chú ngước đôi mắt ướt nước lên hỏi cô giáo :
- Em không có ông bà thì em có được đi dự ngày hội Ông Bà với các bạn em không ?
Trong ngày Hội ở trường Việt-Úc, các ông bà thực sự thấy mình được các cháu tôn vinh. Ước gì cha mẹ chúng cũng du nhập cái tập tục tổ chức ngày hội ông bà của các nước phương Tây, để các loại ông bà Việt Nam cũng có được một ngày của mình !!!
 Đi dự Hội về thấy vừa vui vừa buồn. Vui vì thấy qua những ngày hội thế này bọn trẻ sẽ lưu giữ hình ảnh ông bà trong lòng chúng. Buồn vì các trường học của mình luôn luôn có khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn, rồi lại luôn luôn phát động học tập gương người này gương người kia mà chẳng bao giờ thấy tổ chức được một ngày hội tôn vinh Ông Bà !!!
 Cô Phương Mai (người thứ nhất hàng sau từ trái sang) và thầy Len (người thứ ba hàng sau từ trái sang) là những thày cô có nhiều đóng góp trong việc tổ chức ngày Hội Ông Bà


Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Quả lệ chi

Truyện ngắn của Thăng Sắc

Mùa vải thường chín vào đúng những ngày nóng kỷ lục, lại chỉ rộ lên trong khoảng trên dưới một tháng, vải chín sáng rực những sườn đồi thoai thoải, thúc giục các chủ vườn nhanh chóng vào vụ thu hoạch. Cả nhà thằng Chinh tập trung bẻ vải liên tục trong cả tuần liền mà không xuể, vải chin vẫn rụng đỏ vườn. Vợ Chinh thương chồng gồng vai gánh vải tử sáng sớm, ăn vải đến đắng miệng mà bụng vẫn lép kẹp nên mới mang cho nó một gói mì ăn liền. Để thằng Chinh nhai sống chứ lấy đâu ra nước sôi ở vườn vải vào lúc này. Chinh ngồi dưới bóng một gốc vải sần sùi, điềm nhiên nhai mỳ ròn đôm đốp, mỗi miếng lại tu một ngụm nước trong chai la-vi, ấy là nước đựng trong chai la vi chứ chắc gì đã là nước la vi.  Nó cởi trần, vai vế cơ bắp nổi lên cuồn cuộn, nước da rám nắng hằn rõ những đám đỏ au do bị cành vải chà xước suốt ngày. Vợ Chinh ngồi cạnh, tay phe phẩy nón, nỉ non bảo Chinh :
- Xong vụ này bố nó cố mua lấy cái xe máy mà chở vải. Chưa đủ mua cái mới thì mua cái cũ, quẩy mãi nó khổ.

Thương nhớ Văn Giang

Nguyễn Khoa Điềm

THÁNG GIÊNG VỀ VĂN GIANG
Tháng giêng sao anh không về Văn giang ngắm sông Hồng
Nhìn cỏ chân đê trôi trong sương khói

Mùa xuân ngủ ngon trên lưng những con bò vàng
Ngoài đồng đã kín những người đi tìm no ấm

Trong ngôi chùa cổ nở xoè pho tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt
Tôi nắm tay những người nông dân ấm, mềm, chân thật

Như níu được nhau tự ngày xưa vỡ đê*
Mừng đến rưng nước mắt

Nhà nối nhà, đã ấm, đã sáng, vọng một điệu chèo
Sông Hồng mãi miết làm lịch sử …

* Sử chép có thời kỳ Văn giang 18 năm liền bị vỡ đê

“Đại gia” hay “trọc phú” thời hiện đại?

Vũ Hoàng

Đẳng cấp xã hội
Khi cuộc sống được cải thiện, thì cũng là lúc xuất hiện một bộ phận không nhỏ những người được coi là “đại gia” trong xã hội. Xét về mặt chữ nghĩa thì “đại gia” khiến người ta liên tưởng đến những doanh nhân thành đạt, chi tiền như nước, xài đồ sang trọng. Nhưng có lẽ đó chỉ là một nửa của sự thực, vì phía sau sự hào nhoáng đó, không phải tất cả những “đại gia” Việt Nam đều sống giống như đẳng cấp mà xã hội gắn cho họ cái tên, mà phần nhiều cách sử dụng đồng tiền sẽ thể hiện giá trị thực chính con người họ.
Những người tiêu xài hoang phí như thế là do họ giàu lên rất nhanh, đồng tiền đến với họ quá dễ dãi, người ta không đánh giá được giá trị của đồng tiền.
Ô. Bùi Kiến Thành

Vá đường như vá....trinh, quan bảo dân... không ăn bẩn!

Tam Thái.
Cho đến trước kỳ nghỉ dài ngày, báo chí vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ quên đi việc Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch chi 12.000 tỷ đồng cho việc xây nhà mới.
Theo các nhà báo, khoản tiền 12.000 tỷ này nằm trong khoản 220.000 tỷ đồng cả gói cho Đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bộ Giao thông Vận tải vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng phê duyệt.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Vài hình ảnh Hà Nội thời bao cấp

Sưu tầm trên mạng

Nhìn lại Miền Bắc thời bao cấp !

Thời bao cấp đi qua khá lâu nhưng những hình ảnh về con người từ quyển sổ lương thực, tờ tem phiếu đến hình ảnh xếp hàng mua thực phẩm... đều làm sống lại cả một thời không dễ quên.

 
Những năm 1975 - 1987, đó là khoảng thời gian cuối của thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Đất nước đã đổi mới được hai mươi năm, quá khứ đã lùi xa, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung của thời bao cấp giờ chỉ còn trong kí ức những người sinh từ những năm 70 trở về trước với muôn vàn trải nghiệm vui - buồn. 
Đối với thế hệ sinh sau 1975 và đặc biệt là các thế hệ 8X, 9X thì khó có thể hình dung và chia sẻ đầy đủ những gì một thời cha anh đã trải qua. Những ấn tượng về cuộc sống ngày ấy khiến nhiều người vẫn ước gì có thể quay ngược thời gian để được chứng kiến những câu chuyện chỉ có một thời.

Chiếc thang máy của tình yêu

Châu Anh
Nguyễn Thạc Dĩnh sưu tầm.
Năm 2011 vừa qua, cộng đồng mạng Trung Quốc thi nhau truyền tụng về một chiếc thang máy "handmade" - tác phẩm của một cụ ông mang tên Vương Trung Ngọc tại tỉnh Sơn Đông. Chiếc thang máy hoàn toàn được ông tự làm từ đầu đến cuối, hoàn thành vào ngày 28/5/2011, rộng 1,4 mét, cao 1,8 mét, có thể chứa được 3 – 4 người lớn. Tuy nhiên, điều khiến cho chiếc thang máy handmade này trở nên nổi tiếng không phải là bản thân nó, mà là câu chuyện tình yêu cảm động đằng sau nó.


"Chỉ cần vợ tôi còn sống, bất cứ điều gì tôi cũng có thể làm được!"
Chủ nhân của chiếc thang máy độc nhất vô nhị này là một cặp vợ chồng già ở Sơn Đông. Chiếc thang máy do người chồng bỏ ra mấy tháng ròng để hoàn thành, với mục đích là để cho người vợ phải ngồi xe lăn của mình có thể dễ dàng ra khỏi nhà đi dạo hàng ngày.
Tuy nhiên, ông Ngọc cho rằng những điều mình làm cho vợ, dù có gấp 10 lần, trăm lần như thế, cũng không thể đền đáp nổi những gì bà đã từng làm cho ông khi hai người mới kết hôn. Nhắc lại chuyện xưa, ông vẫn không cầm nổi nước mắt:

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Tản mạn cuối tháng 4

Tô Văn Trường
Đất nước chậm phát triển chủ yếu là do thể chế và lỗi của các “công bộc” của dân, nhưng trong đó có cả vai trò trách nhiệm của trí thức trước thời cuộc. Kể ra cũng khó trách trí thức khi mà nhiệt huyết và lòng tin của kẻ sĩ đã ngày càng cạn kiệt!.
Một người bạn, bình luận về bài trả lời phỏng vấn đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế của Ts Nguyễn Đình Cung đại ý thích nhất vì nó đã chỉ ra được cái hay nhất, ghét nhất vì nó cam chịu cái nửa vời, múa gậy trong bị, gọt chân cho vừa giày!

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Thơ Lê Tuấn Đạt

ĐẤT NƯỚC, EM ƠI…
 
Đất nước, em ơi, là từ thuở bắt đầu
Em bâng khuâng một chiều nào thơ ấu
Khi em thương lũ cào cào, châu chấu
Trong mưa dầm không biết trốn đi đâu
 
Đất nước ngày thơ quanh quẩn dưới giàn trầu
Bà giặt áo rồi đem phơi trước nắng
Đất nước theo em lớn lên cùng năm tháng
Là đất nước dịu dàng, đằm thắm, nguy nga
 
Là sắc màu rực rỡ các loài hoa
Hoa dâm bụt, hướng dương cùng thược dược
Đi ra ngõ, hoa mướp vàng đất nước
Trở vào sân, đất nước tím hoa cà
 
Là mùi rơm thơm nắng cánh đồng nhà
Là tiếng sóng lần đầu tiên thăm biển
Là bóng núi buổi chiều về sẫm tím
Đứng trông hoài lưu luyến cánh cò xa
 
Là vây quanh bao thương mến đậm đà
Một tấm bản đồ chẳng thể nào chứa hết
Em lớn thêm, một ngày em sẽ biết
Đất nước mình không tả xiết, em ơi…





Kể chuyện Myanmar


Chu Công Phùng

Quan hệ Việt Nam - Myanmar
            Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Myanmar trong lịch sử cận đại và hiện đại có thể chia thành 2 thời kỳ. Thời kỳ Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thời kỳ hai nước đều xây dựng phát triển kinh tế trong độc lập, tự do.[1]

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO- 14


TỪNG BƯỚC PHỤC HỒI QUAN HỆ VỚI BẠN BÈ TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG ÂU

Tôi đã ở tuổi ngoài 70, tức thuộc loại “xưa nay hiếm”. 70 năm nhưng xuyên hai thế kỷ : 60 năm của thế kỷ 20 và hơn 10 năm còn lại vắt qua thế kỷ 21. Trong hơn 70 năm đó, tôi đã sống, trải qua một số mốc sự kiện quan trọng, đáng nhớ :
1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần quan trọng dẫn đến ký kết Hiệp định Geneve, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ở tuổi 14, lúc đó mới ra miền Bắc (Hà Tĩnh) được mấy tháng, tôi được sống những ngày vô cùng sung sướng, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam chấm dứt, hòa bình được thiết lập, mặc dù Nam-Bắc còn tạm thời chia cắt.

Apple không thể đi đâu ngoài Trung Quốc

Charles Duhigg & Keith Bradsher

“Hầu như tất cả 70 triệu iPhone, 30 triệu iPad và 59 triệu các sản phẩm khác của Apple bán ra hồi năm ngoái đều được sản xuất ở ngoại quốc. Obama hỏi: “Tại sao lại không đưa những việc ấy về làm trong nước?” Một thực khách có tham dự buổi tiệc hôm ấy kể lại, Jobs trả lời một cách mơ hồ: “Những công việc đó chưa trở lại Hoa Kỳ được.”
Khi Tổng Thống Barack Obama cùng ăn tối với những nhân vật hàng đầu của Silicon Valley ở California hồi Tháng Hai, mỗi thực khách được yêu cầu nêu một câu hỏi với tổng thống. Nhưng khi Steven Jobs, tổng giám đốc điều hành công ty Apple, đang phát biểu thì tổng thống cắt ngang với một thắc mắc: “Việc sản xuất iPhone có mang lại gì cho nước Mỹ không?”

Sốc…toàn tập!

Kỳ Duyên
(Vanhoanghean.com.vn)
Có hai hiện tượng xã hội khi xảy ra, đã làm cho những con người có lương tri bị tổn thương sâu sắc. Một hiện tượng thuộc về cái bất đức, vô luân. Một hiện tượng thuộc về cái bất tài, vô lý. Cả hai cái đều là sự góp phần…đắc lực cho sự tụt hậu một cách tủi hổ của đất nước, trước văn hóa, văn minh và phát triển.

‘Tham nhũng là đe dọa lớn nhất với đảng cầm quyền’

Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc có thể mất quyền lực nếu không giám sát chặt chẽ hơn với các lãnh đạo cấp cao để chống tham nhũng.
 


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thúc giục các quan chức tiếp tục làm việc vì một chính phủ trong sạch. Ảnh: theglobeandmail

Kể chuyện Myanmar

Chu Công Phùng


Quan hệ Myanmar - ASEAN
Hiệp hội ASEAN thành lập năm 1967 gồm 6 nước Đông Nam Á theo chế độ Tư bản chủ nghĩa. Tại thời điểm đó, những nước sáng lập ASEAN muốn chứng tỏ ASEAN không phải là một liên minh quân sự thân Mỹ như các nước Xã hội chủ nghĩa phê phán. Chính sách “không liên kết triệt để” của Myanmar có sức hấp dẫn lớn đối với các nước sáng lập ASEAN, họ muốn mời Myanmar tham gia ASEAN nhằm tạo hình ảnh một ASEAN “không ý thức hệ”

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Choáng với những cái 'nhất' của VN so với thế giới

Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm. Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động. Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.

Bộ máy biến lãnh đạo thành cái máy

Bùi Văn Bồng


Tôi có người bạn quen nguyên là cán bộ cấp vụ trưởng ở một cơ quan Trung ương. Ngày xưa, bố ông ta cũng nguyên là vụ trưởng. Và nay đến con ông ta làm công tác nghiên cứu tổng hợp tại một cơ quan văn phòng bộ, nghe ông khoe rằng : “Cháu cũng đã được được đưa vào nguồn vụ trưởng”. Tôi nói vui: “Thế là nhà ông tam đại đồng đường vụ trưởng rồi”. Ông ta cười hấc hấc.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

KỂ CHUYỆN MYANMAR

Chu Công Phùng


Chính sách đối ngoại của Myanmar

và quan hệ giữa Myanmar với các nước lớn

Ngay từ buổi đầu lập quốc, Miến Điện đã có quan hệ bang giao với các nước láng giềng. Sử sách Miến Điện ghi nhận, năm 801 và 802, triều đại Pyu của Miến Điện đã cử đặc sứ đến Trung Quốc thiết lập quan hệ bang giao. Các triều đại Anawrahta, Bayint Naung và Alaung Paya ... sau khi chinh phục các nước nhỏ xung quanh, hợp nhất thành vương quốc Miến Điện cũng đã tiến hành thiết lập quan hệ giao lưu chính trị, kinh tế, văn hoá với các nước láng giềng như Srilanka, Assam, Manipur, Bengal, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái lan, Việt Nam, Campuchia… Triều đại Konbaung của vua Alaung Paya đã phát triển quan hệ giao lưu hữu nghị với các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha   v.v...

Liên Xô sụp đổ là không thể tránh khỏi

PGS.TS Trần Văn Tùng
(Viện Nhiên cứu Châu Phi và Trung Đông)

Thể chế kinh tế mà Liên Xô áp dụng hơn 60 năm trước khi sụp đổ là một thể chế kinh tế không tôn trọng quy luật thị trường tự do. Do đó, không thể chuyển đổi được từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, hâu quả là tốc độ tăng trưởng liên tục giảm sút. Nhiều người lầm tưởng Gorbachov đã có nhiều sai lầm góp phần làm cho Liên Xô sụp đổ nhanh chóng hơn, riêng tôi không đồng tình với quan điểm đó. Có may mắn được sống và nghiên cứu tại trường Đại học Quốc gia Maxcơva mang tên Lomonoxov vào những năm biến động lớn (từ 1990 đến 1992), tôi nhận thấy có ba nguyên nhân lý giải cho sự thất bại này.

Einstein học ở Vĩnh Phúc, cuộc đời ông sẽ ra sao?


 Hà Văn Thịnh

Các nhà tâm lý giáo dục học nghĩ sao khi việc không cho học sinh kém thi ĐH là đòn đánh tàn nhẫn vào lòng tự trọng của con người? Đó là sự xúc phạm về nhân phẩm, có thể gây nên những hậu quả và hệ lụy khó lường.
Chủ trương mới đây của Sở Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc không cho học sinh kém đăng ký thi đại học với lý do là bớt tốn kém cho gia đình học sinh, "định hướng" cuộc đời hộ cho các em khiến cho không ít người bất bình.

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Xe ông Thăng bị đâm

 

 http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/67623/can-cai-dau-lanh-cho-giao-thong----bot-nong.html

(NLĐO)- Chiếc xe Toyota Land Cruiser V8 chở Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khi đang đi công tác tại tỉnh Ninh Bình đã bị một chiếc ô tô đâm móp bên sườn. Bộ trưởng Đinh La Thăng và những người trên xe đều bình an vô sự.

Chiều 9-4, ông Nguyễn Văn Công - Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải - xác nhận, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, chiếc xe chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm.

Chiếc xe chở Bộ trưởng Đinh La Thăng bị đâm móp phía bên sườn trái
Theo ông Công, vụ tai nạn xảy ra xảy ra vào cuối tháng 3 vừa qua. "Nghe nói chiếc xe đó bẹp rúm và lái xe xin nên Bộ trưởng không yêu cầu xử phạt hay bồi thường", ông Công nói.

Chiếc xe chở Bộ trưởng Đinh La Thăng gặp tai nạn là loại xe Toyota Land Cruiser V8 màu đen, mang biển 80A-014... Sau khi bị nạn, chiếc xe đã được đưa về một garare ôtô tại Hà Nội để sửa chữa. Ông Nguyễn Văn Công cho biết, theo đánh giá ban đầu chiếc xe ước bị thiệt hại khoảng 30 triệu đồng.

Cũng theo ông Công, chiếc xe trên do một công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (mua với giá hơn 2,6 tỉ đồng) tặng Bộ GTVT và hiện xe được đăng ký đứng tên chủ sở hữu là Bộ GTVT. "Việc tặng xe đều có hồ sơ, giấy tờ đầy đủ và được Bộ Tài chính chấp thuận”, ông Công cho biết.

Được biết, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng hiện còn là Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
Theo Tiền Phong
 

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Trong quán cà phê.

 Thơ của Lê Thiên Minh Khoa,
 Hội viên Hội nhà văn Bà Rịa-Vũng Tàu

Trong quán cà phê chúng tôi nói chuyện đời thường
vợ mang nặng đẻ đau chuyện về thời quá độ
chuyện thời giá, đồng lương
chuyện người ta bỏ xứ
xen chuyện trời nắng, trời mưa…

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO- 13

              KHÁM PHÁ VÙNG VỊNH


Quan hệ Việt Nam-Iraq vào những năm 80 của thế kỷ trước phát triển tốt đẹp. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, Iraq hỗ trợ bằng việc cho ta vay một lượng dầu khá lớn nhằm giải quyết khó khăn sau chiến tranh. Một lượng lao động của ta sang Iraq làm việc, một mặt để giải quyết công ăn việc làm cho dân, mặt khác dùng thu nhập qua xuất khẩu lao động để trả nợ dần cho bạn. Nhưng rồi cuộc chiến tranh vùng Vịnh diễn ra (1989), lao động ta phải về nước. Mỹ trực tiếp can thiệp và các năm sau đó tiếp tục thi hành chính sách bao vây cấm vận, Iraq ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Quan hệ Việt Nam-Iraq tiếp tục tốt đẹp nhưng quan hệ buôn bán, lao động bị đình trệ, không phát triển được. Ta cố giúp bạn một số mặt hàng như gạo, chè nhưng phải nhập vào Iraq qua đường bộ nên cũng bị hạn chế. Trong bối cảnh đó, tháng 3 năm 1997, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải có chuyến thăm hữu nghị chính thức Iraq.

Cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ở Myanmar ngày 1/4/12

Chu Công Phùng

Ngày 01/4/2012, Myanmar đã tổ chức bầu bổ sung 45 ghế của Quốc hội, trong đó có 37 ghế Hạ viện, 4 ghế Thượng viện và 4 ghế Bang/Vùng. Có 17/35 đảng chính trị tham gia tranh cử trong đó có 2 đảng lớn là Đảng Đoàn kết và Phát triển – USDP (Đảng cầm quyền) và Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ - NLD (đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi làm lãnh tụ).

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Kỳ án ly hôn của bà Hoàng Yến

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ra phán quyết và vụ ly hôn mờ ám gây xôn xao dư luận của bà Đặng Thị Hoàng Yến cuối cùng đã bị lật tẩy. Một thẩm phán của TAND tỉnh Long An cũng đã phải trả giá bằng mức kỷ luật cảnh cáo, không được tái bổ nhiệm.

Bà Hoàng Yến ly hôn với ông Trần Jimmy (quốc tịch Mỹ) và người được phân công thụ lý giải quyết vụ án này là thẩm phán Lê Văn Lắm của TAND tỉnh Long An.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Nhức nhối

Ts. Lê Đăng Doanh 

"Các câu hỏi cần được đề ra về mô hình hoạt động của các tập đoàn thế nào, Hội Đồng Quản trị quyết những gì, giám sát hoạt động của Tổng Giám Đốc ra sao để dẫn đến những sai phạm như vậy. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội Đồng Quản trị và Tổng Giám đốc đến đâu, cho đến nay vẫn chưa hề được làm rõ. Cho đến nay, trách nhiệm của ông Đào Văn Hưng vẫn chưa được làm rõ như Bộ Công thương đã hứa. Nếu không có chế độ trách nhiệm cá nhân thì ở Vinashin có sai phạm mua tàu Hoa Sen thì ở tập đoàn Dầu khí Việt Nam có vụ mua tàu địa chấn 2D của Na Uy với giá 30 triệu USD, đóng từ năm 1983, đã quá hạn đăng kiểm 10 năm, có ai chịu trách nhiệm hay không? Rõ ràng, cần có một điều tra, nghiên cứu khoa học-thực tiễn độc lập về các tập đoàn và quá trình thí điểm từ năm 2006 tới nay để đề ra những kiến nghị tái cấu trúc và cải cách cần thiết.
Các kết quả thanh tra cho thấy thực trạng quản lý rất đáng lo ngại tại các tập đoàn kinh tế."

Dịch không phải là phản.

Thăng Sắc

Cán bộ ngoại giao cũng thuộc loại cán bộ đa tài, có người chơi đàn rất hay như ông Ngô Quang Xuân, người làm thơ như ông Tạ Minh Châu, người vẽ như ông Hoàng Hải, người viết tiểu thuyết như ông Hồ Anh Thái...(và cả Thăng Sắc nữa chứ !!!). Bây giờ xin giới thiệu mấy người dịch cũng đã thuộc loại được biết mặt biết tên.

Thơ Lê Tuấn Đạt

Bạn bè của Lều văn Thăng Sắc đã quen với thơ Lê Tuấn Đạt, họ nói thơ anh hay ở chỗ có những bất ngờ, ngôn từ dung dị mà ý tứ sâu sắc, những cái nhìn vào đời thường với những chi tiết bình thường mà khi vào thơ anh lại có sức lay động tình cảm người đọc.
Bài thơ dưới đây mà Tuấn Đạt vừa gửi cũng vậy. Qua bài thơ này người ta biết anh là nhà giáo. Buồn đến nát lòng khi đọc hai câu này của anh :
                    Con dạy học suốt đời không hết chữ
                    Nhưng trưa nay không dạy được chữ Nhường
Xin mời bạn bè cùng đọc bài thơ mới của Lê Tuấn Đạt

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

“92,4% đại biểu QH đồng ý chủ trương thu phí giao thông”: Bộ trưởng Đinh La Thăng có nhầm lẫn?

Sot xinh xich voi de xuat thu phi giao thong 
 
TP - Trả lời báo chí ngày 3-4, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói: “Nghị quyết trả lời chất vấn được QH thông qua với tỷ lệ 92,4% về chủ trương thu 2 loại phí (phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí lưu hành ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm”. Vậy, thực chất việc QH đồng ý chủ trương thu phí như thế nào?
TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu QH TP HCM : 
“Tôi tham gia kỳ họp nên có thể khẳng định, QH không quyết chủ trương thu phí giao thông. Không thể suy diễn như thế được”- Ông Lịch nói.
Theo đại biểu này, phí được quy định trong Pháp lệnh Phí và Lệ phí thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ QH, còn Bộ GTVT không có quyền thu năm nay hay năm tới.
QH không có nghị quyết riêng về giao thông vận tải với tỷ lệ 92,4%. Tôi tham gia kỳ họp nên có thể khẳng định, QH không quyết chủ trương thu phí giao thông. Không thể suy diễn như thế được”.

Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH: "Nói như Bộ trưởng Thăng không đúng cả về đạo lý và pháp lý"



Pháp Anh
Trước sức ép đến “nghẹt thở” của dư luận, “tư lệnh” ngành giao thông đã “động viên” rằng, nộp phí sẽ giúp người dân đi lại thuận lợi hơn, an toàn hơn và là sự thể hiện của lòng yêu nước. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra không đồng tình.