Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Anh Cơ trong tâm trí riêng tôi

Vũ Khoan

Thế là tiếng nói oang oang, tiếng cười sảng khoái của anh Trần Quang Cơ đã tắt! Tôi trộm nghĩ mình không nhầm nếu nói rằng, toàn thể anh chị em cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, nhất là những người đã từng cộng sự trực tiếp đều tiếc thương vô hạn vì trong tâm chí mọi người Anh là một nhà ngoại giao cực kỳ sắc sảo và kiên định, một con người hết sức khảng khái và tự trọng, một nhà lãnh đạo mẫu mực, công tâm.

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

CHUYỆN HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Dung


Năm nào cũng vậy, cứ sau ngày cúng  “ông Táo” lên chầu trời, ban lãnh đạo cơ quan lại tổ chức mời cán bộ hưu trí đến họp mặt cuối năm và có quà mừng năm mới. Mọi người tập trung tại hội trường, lâu ngày gặp nhau chuyện trò hàn huyên vui vẻ.
Chị Miên đến sau, đi cùng chồng là anh Thái. Nhìn anh chị không ai bảo ai chúng tôi đều cất lời khen: “Hai bác trông đẹp đôi, hạnh phúc quá. Thật là viên mãn”. Được mọi người khen, chị Miên cảm động lắm, cảm ơn mọi người và nói: “Nhờ có nhà tôi đấy, các bà, các bác ạ!”.
Tôi nhớ lúc còn đang công tác cùng chị, có lần chị tâm sự với tôi một chuyện buồn xảy ra cách đây đã gần 40 năm, khi ấy chị chừng 35, 36 tuổi. 
Một buổi trưa hai chị em ăn cơm xong, nằm nghỉ, chị thủ thỉ với tôi: “ Mình là người con gái quê hương quan họ Bắc Ninh, Dung à. Năm mình 18 tuổi, có một lần đoàn văn công quân đội về quê mình biểu diễn văn nghệ phục vụ đơn vị đóng quân ở đó và bà con quanh vùng. Mình và một vài người bạn rủ nhau đi xem các anh, các chị văn công dựng rạp. Mấy cô bạn mình khoe với các anh bộ đội:  “ Cái Miên làng em là con gái đẹp nhất vùng này đấy, nó lại hát hay nữa chứ…” Anh Hùng, trưởng đoàn đứng gần đó nghe được, đến cạnh mình hỏi thăm địa chỉ gia đình. Đợt biểu diễn xong, anh đến nhà mình chơi và yêu cầu mình hát cho anh nghe vài bài. Nghe xong anh hỏi:
-         Cô Miên có thích đi văn công không?

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Lại bàn về dân trí

Nguyễn Quang Dy
Người ta nói dân trí là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của một quốc gia. Nhưng hiểu về dân
trí như thế nào thì chắc vẫn còn tranh cãi. Có người cho rằng dân trí ở Viêt Nam cao, trong khi
“quan trí” lại thấp,cần phải nâng cao. Nhưng từ xưa đến nay (từ thời cụ Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh), người ta thường kêu gọi “nâng cao dân trí”. Có lẽ người ta muốn đề cập đến cùng
một vấn đề. Nói cách khác, “dân nào thì quan nấy”.
Hãy điểm qua vài hình ảnh hài hước và độc đáo “chỉ có tại Việt Nam” để xem dân trí đang ở
đâu, và vì sao có thể (hay không thể) thay đổi được. (Tất nhiên các bạn có thể bổ xung thêm).
Tuy hình ảnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nhưng nó là một tiêu chí quan trọng. Những
người cầm quyền hay nói “lấy dân làm gốc”, vậy làm thế nào thay đổi được cái ngọn bị sâu
bệnh, nếu cái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi?