Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Phạm Thiên Thư : người tu sĩ lãng mạn

( Bài viết đã đăng trên Tạp Chí Non Nước do Liên Hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật Thành phố Đà Nẵng phát hành ngày 17/8/2012, Nguyễn Thạc Dĩnh sưu tầm).
Sài Gòn có một quán café  "Hoa vàng", trước kia còn gọi là "Động hoa vàng". Quán nằm  ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.
 Ngày xưa Hoàng Thị…
 
Description: http://1.bp.blogspot.com/-0HRnhFHAQoo/UDsWrnYD7qI/AAAAAAAAAlc/j8nmTaV5EPU/s320/Ngay+xua+hoang+thi+3.jpg
 
Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về...", ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa...Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo sau cô gái tên Ngọ đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai... Chàng si tình, để lại  những vần thơ xót xa và lung linh mãi đến sau này...
 
“…Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dấu lau lách buồn…
…Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở…”

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Từ câu chuyện nhầm thuốc xanh-metylen đến bác sĩ viết ngoáy.

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Tôi nhớ mãi vào đúng 27 Tết cách đây ít lâu, khi ấy tôi đang công tác tại Khoa Dược Bệnh viên Da liễu. Hôm đó, Ban lãnh đạo Bệnh viện tổ chức mang quà và thuốc thăm cán bộ, nhân viên và bệnh nhân một khu trại phong.
Mọi người lên xe đầy đủ. Xe chuyển bánh lúc 8 giờ, ngồi trên xe được hơn nửa tiếng, xe chạy đường sóc, lắc lư, ai cũng buồn ngủ. Bác sỹ Minh, bệnh viện trưởng đề nghị mọi người ai có chuyện gì vui kể cho cả xe cùng nghe, nhất là chuyện về ngành y, mà lại là chuyện của ngành da liễu thì càng hay, ai kể tốt sẽ có thưởng.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Pu Sơn

Truyện ngắn của Thăng Sắc
(Các nhân vật trong truyện đều là hư cấu)



Ngồi trong chuyến bay của Hàng không Việt Nam từ Nông Pênh đi Hà Nội, Sâm-nang không khỏi ngạc nhiên pha chút thú vị về sự chóng vánh của chuyến đi này. Mới cách đây có hai hôm, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách đối ngoại gọi ông đến văn phòng và nói :
          - Trung tướng đi công tác Hà Nội một chuyến nhé.
          Dù công việc có đang bận rộn đến mấy thì cũng không bao giờ Sâm-nang bỏ lỡ một đề nghị hấp dẫn như thế. Là Trung tướng trong quân đội Hoàng gia Campuchia, ông đã có nhiều dịp đi Việt Nam nhưng tất cả các chuyến đi ấy chỉ ở miền Nam. Bây giờ ông đang dẫn đầu một đoàn gần chục sĩ quan cao cấp ra thăm Hà Nội. Ngồi trong khoang hạng nhất thật dễ chịu, Sâm-nang vừa nhâm nhi ly rượu sâm-banh mà cô tiếp viên mặc áo dài màu mận chín đem tới vừa khoan khoái nghĩ đến cái lạnh của miền Bắc Việt Nam mà lần này ông sẽ được trực tiếp trải nghiệm chứ không còn phải nghe qua người khác kể. Lúc này đã giáp Tết của Việt Nam, các bản tin thời tiết của Hà Nội liên tục báo có gió mùa Đông Bắc tăng cường và trời rét đậm rét hại. Uống hết ly rượu, Sâm-nang ngả người ra ghế, lim dim mắt nhưng thực ra ông không ngủ mà đang vạch ra trong đầu những ý tưởng công việc. Với ông chuyến đi là một cơ hội hiếm hoi để ông thực hiện một ý nguyện đã có từ rất lâu mà chưa làm được : tìm gặp tri ân người lính tình nguyện Việt Nam đã cứu ông thoát chết và dìu dắt ông trưởng thành cách đây hơn ba chục năm.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Bí mật của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch

Nguyễn Cơ Thạch đã nói với tôi rằng Việt Nam sẽ chắc chắn gia nhập ASEAN. Tôi đã viết điều đó, nhưng năm 1986 không ai tin tôi. Tôi đã viết sớm hơn sự kiện xảy ra 9 năm.
LTS: Nhân Hội nghị Ngoại giao Việt Nam sắp diễn ra, Tuần Việt Nam xin được giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn, người đã đưa tin về Việt Nam trong những năm tháng khó khăn của bao vây cấm vận. Kavi là người có mối quan hệ mật thiết với các lãnh đạo ngoại giao Việt Nam thời đó như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ, Lê Mai, hay Vũ Khoan. 
Tôi từng gặp rắc rối khi ở Việt Nam về

Hôm nay, tôi muốn bắt đầu câu chuyện bằng lời của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ trong phần 2 hồi ký của mình với tựa đề "Ngược dòng thời gian". 

Trong đó, ông viết rằng năm 1996, 10 năm sau kết thúc nhiệm kỳ đại sứ ở Thái Lan, ông có việc quay lại Bangkok, và được anh bạn nhà báo Kavi Chongkittavorn hỏi về cảm tưởng sau những năm làm đại sứ ở Thái Lan.

Nghe giọng điệu của Trần Quang Cơ, có vẻ ông có quan hệ khá thân mật với ông Cơ, đúng không?
Đúng. Trần Quang Cơ rất hiểu biết về Thái Lan, nước trong thời gian ông làm đại sứ (1982-1986) quan hệ với Việt Nam còn đầy nghi kỵ. Ông rất muốn phóng viên trẻ như tôi hiểu rõ về Việt Nam để làm cầu nối về thông tin giữa hai nước.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Tháo ngòi nổ Trung Đông

Đại sứ Nguyễn Quang Khai


Khu vực Trung Đông gần đây có một số chuyển biến theo hướng hoà dịu. Thay cho những lời khẩu chiến, đe doạ chiến tranh của các bên là việc cùng nhau hợp tác để giải quyết hoà bình các cuộc xung đột. Đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ các nước lớn, đặc biệt là Nga và Mỹ có những thỏa thuận nhằm giải quyết các vấn đề xung đột bằng biện pháp hoà bình.
Lên nắm quyền hồi tháng 8/2013 sau thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử, Tổng thống Iran Hassan Rohani đã có những bước đi đầu tiên nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây. Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Barack Obama và ông Hassan Rouhani ngày 27 tháng Chín là cuộc đối thoại đầu tiên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước sau 34 năm kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979 đến nay. Tân Tổng thống Iran Hassan Rohani đã đưa ra những đề nghị mới nhằm tháo gỡ bế tắc cho vấn đề hạt nhân Iran, hối thúc cộng đồng quốc tế giảm nhẹ tiến tới xoá bỏ cuộc cấm vận đối với Iran.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Hành trình mới

Vũ Khoan
(Báo Thế Giới&Việt Nam, số 45, 11/2013)


Thế là đất nước ta lại sắp bước vào hành trình mới trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ còn 2 năm nữa, tới cuối năm 2015, Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: an ninh, kinh tế và văn hóa sẽ ra đời. Cuộc đàm phán về cơ chế Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) mà nước ta tham gia cùng 11 quốc gia khác đang tiến nhanh tới hồi kết. Cuộc đàm phán về việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Liên minh châu Âu, Liên minh thuế quan Nga – Biê-la-rút-xơ – Ca-dắc-xtan, với Hàn quốc…đang được đẩy mạnh.
          Trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế nhộn nhịp như vậy, trong tôi, một người đã từng được tham gia ngay từ đầu quá trình này bỗng trồi dậy sự hồi tưởng về những bước hội nhập trước đây. Năm 1995 nước ta gia nhập ASEAN, đồng thời tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Lúc đó sự hiểu biết về các thể chế “mậu dịch  tự do” còn hạn chế, các cam kết có mức độ và theo lộ trình tương đối dài, lại với các đối tác không khác biệt quá xa về sức mạnh nên sự quan tâm, lo lắng không mãnh liệt lắm.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Vì sao có tiền tôi cũng không thèm sắm xe hơi

Phạm Hồng Phước (Vnexpress, 1/12/13)

Chỉ tính tiền chiếc xe xuất xưởng, nếu tôi mua thì phải chịu tốn hơn người bà con bên Mỹ  tới 480 triệu, tức là gần nửa tỷ đồng.

Nói về chuyện tại sao tôi không có xe hơi, thì lý do đầu tiên không có tiền là điều chắc như bắp rồi. Nhưng nếu có tiền, tôi cũng để làm chuyện khác chứ không mua sắm xe hơi làm gì.
Bởi tôi nghĩ, ngồi trên xe của thiên hạ thì êm từ cái lưng tới cái bàn ngồi thì khoái thật, cảm thấy giống như lúc Chí Phèo được Thị Nở nấu cho chén cháo hành nóng hổi vừa thổi vừa húp. Chứ nếu ngồi trên xe mình bỏ tiền ra mua, cái ghế như có trét mủ mắt mèo!
Tôi vừa biết, một người bà con chung quốc tịch với ngài Barack Obama vừa tậu một chiếc Honda Civic 2.0 AT đời 2013 mới đập hộp từ chính hãng với giá 17.000 USD, thêm thuế 6% là 1.020 USD nữa, vị chi là 18.020 USD.