Năm 2015 Việt Nam và nuốc
Đức kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngay từ những
năm 20 của thế kỷ trước Nguyễn Ái Quốc đã từng đến nước Đức, gặp gỡ nhiều người
Đức ở cả nước Đức lẫn ở nước ngoài như Paris, Mátxcơva; từ những người dân
thường đến các Lãnh tụ nổi tiếng của Đáng Cộng sản lẫn phong trào công nhân
Đức. Có thể nói Nguyễn Ái Quốc là người đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu
nghị giữa nhân dân Đức và Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao
Việt Nam – Đức chúng tôi xin giới thiệu với Bạn đọc bài dưới đây của một người
đã từng học tập và công tác trên 20 năm ở cả hai miền của nước Đức và đã dày
công sưu tầm các tư liệu về Nguyễn Ái Quốc/Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Đức.
Như chúng ta đều biết, trong
những năm bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến
năm 1941 Nguyễn Ái Quốc / Hồ Chí Minh đã từng đến nước Đức để hoạt động cách
mạng bí mật, đó là vào các năm 1923 và 1927/28. Năm 1957 với tư cách Chủ tịch
Đảng Lao động Việt Nam - Chủ tịch nước VNDCCH Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang thăm
chính thức CHDC Đức.
Hoạt động
bí mật tại nước Đức trong những năm 20 của thế kỷ XX
Thật ra trước năm 1923 Người cũng đã 2 lần đến Đức: lần đầu khoảng cuối tháng 10 năm 1919 cùng với Luật sư Phan
Văn Trường trong đó có việc liên hệ mua vật tư ngành ảnh của hãng AGFA cho hiệu
ảnh Khánh Ký khi Người làm thuê cho hiệu ảnh này (AGFA là công ty con của tập
đoàn Bayer AG ở Leverkusen ở Tây Đức). Lần
thứ hai Nguyễn Ái Quốc đến Đức năm 1920 khi Người tham gia đoàn du lịch của
Hội du lịch Pháp. Như vậy có thể nói lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đặt chân lên
nước Đức là năm 1919 và những người Đức đầu tiên Người giao dịch khi làm thuê
cho hiệu ảnh Khánh Ký là các nhân viên Đại diện cho công ty AGFA của Đức tại
Paris.