Có
một loại rượu, kết quả của một sự tình cờ, từ Châu Âu, vùng Francoinia
thuộc nước Đức. Người Đức gọi loại rượu này là "Eiswein", người Anh gọi
là "Ice Wine", người Pháp gọi "Vin de Glaciere". Dịch sang tiếng Việt,
sát theo chữ có lẽ là "Rượu Nước Đá", nhưng tôi thì thích gọi loại rượu
ngon đặc sản của xứ lạnh này là "Rượu Tuyết" hoặc nếu xài tiếng Hán -
Việt thì "Băng Tửu" nghe cũng "xứng". Cái tên diễn tả được nguồn gốc,
phẩm chất và như phảng phất đâu đó hương vị của loại rượu tương đối hiếm
và đặc biệt này.
|
Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014
Lại nói về rượu vang :Băng tửu, rượu ngon xứ tuyết.
(Sưu Tầm)
Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014
Những tình huống “khó đỡ” ở thượng đỉnh APEC 2014
Diệp Vũ (VnEconomy)
Một cuộc đối thoại chóng vánh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Trung tâm Hội nghị Bắc Kinh hôm 10/11 vừa rồi có thể được xem như “đỉnh cao” của những tình huống đặc biệt, khi các nhà lãnh đạo thế giới cùng tập trung ở một nơi.
Theo tờ Wall Street Journal, các phóng viên chứng kiến đã kể lại rằng, khi các nhà lãnh đạo các nước được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dẫn vào một căn phòng được trang trí lộng lẫy, ông Putin quay về phía ông Obama và nhận xét bằng tiếng Anh: “Căn phòng đẹp đấy chứ?”
Ông chủ Nhà Trắng lạnh lùng thể hiện sự đồng ý mà chẳng buồn nhìn sang ông chủ điện Kremlin.
Một cuộc đối thoại chóng vánh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Trung tâm Hội nghị Bắc Kinh hôm 10/11 vừa rồi có thể được xem như “đỉnh cao” của những tình huống đặc biệt, khi các nhà lãnh đạo thế giới cùng tập trung ở một nơi.
Theo tờ Wall Street Journal, các phóng viên chứng kiến đã kể lại rằng, khi các nhà lãnh đạo các nước được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dẫn vào một căn phòng được trang trí lộng lẫy, ông Putin quay về phía ông Obama và nhận xét bằng tiếng Anh: “Căn phòng đẹp đấy chứ?”
Ông chủ Nhà Trắng lạnh lùng thể hiện sự đồng ý mà chẳng buồn nhìn sang ông chủ điện Kremlin.
Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014
Bốn "chuyện lạ" ở đất nước Nhật Bản
1./ Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
2./ “No noise” - không ồn
Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014
Nguyễn Đình Đăng trả lời phỏng vấn của phóng viên một tờ báo trong nước
Dưới đây là nguyên văn nội dung tôi trả lời phỏng vấn của phóng viên một tờ báo trong nước ngày 2/12/2011*).
1) Vừa là một họa sĩ vừa một là nhà vật lý, anh
lấy đâu ra sức lực để hoàn thành được nhiều công việc đến vậy và công
việc nào cũng đạt đến độ…xuất sắc?
Xuất sắc đơn thuần chỉ là kết quả của thói quen
làm cực tốt những việc bình thường và niềm vui khi làm như vậy. Khi
người ta thường xuyên làm một việc gì đó với sự tập trung cao độ tới
từng chi tiết với thái độ làm tốt nhất những gì có thể làm bằng tất cả
khả năng của mình thì xuất sắc là hệ quả không mấy ngạc nhiên. Không nên
quên rằng không ai có thể đạt được trình độ xuất sắc trong bất cứ lĩnh
vực nào nếu không trải qua một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài.
Nhưng một khi đã say mê làm việc mình thích, người ta quên đi sự mệt mỏi
và quên cả thời gian. Tôi còn có cái may là không phải làm gì khác
ngoài nghiên cứu vật lý, vẽ tranh và chơi piano.
Cần một phiên bản nâng cấp cho hệ điều hành
Phạm Gia Minh
Đã
đến lúc cần đổi mới thể chế để tìm lại những động lực phát triển cho
nền kinh tế vì hầu như ai ai cũng thấy rằng các động lực vốn mạnh mẽ
thời Đổi mới cách đây hơn 20 năm dường như nay đã cạn kiệt. Nói theo
ngôn ngữ của thời @ thì Việt nam đang rất cần một phiên bản nâng cấp cho
hệ điều hành.
Nếu
nhìn bao quát rồi dành chút thời gian để suy ngẫm và liên tưởng thì
chúng ta sẽ thấy sự tương đồng lý thú giữa xã hội hiện đại với chiếc máy
vi tính –một phương tiện phổ cập trong thời đại bùng nổ thông tin.
Máy tính nào cũng có phần cứng, các phần mềm ứng dụng và hệ điều hành giúp cứng và mềm kết hợp với nhau một cách tối ưu và nhanh nhất nhằm đáp ứng các bài toán do thực tiễn đặt ra. Ứng với một thế hệ phần cứng nhất định sẽ có những phần mềm phù hợp (đôi khi ngược lại) cùng một hệ điều hành tương thích, bởi lẽ, khi các phần cứng và mềm trở nên quá lớn, quá phức tạp vượt ra ngoài khả năng gánh vác của hệ điều hành thì cả hệ thống máy tính sẽ vận hành ì ạch. Và lúc đó, các chuyên gia tin học sau nhiều phen sửa chữa, vá víu tạm chương trình sẽ phải nghiêm túc ngồi xuống để soạn ra một phiên bản nâng cấp của hệ điều hành.
Máy tính nào cũng có phần cứng, các phần mềm ứng dụng và hệ điều hành giúp cứng và mềm kết hợp với nhau một cách tối ưu và nhanh nhất nhằm đáp ứng các bài toán do thực tiễn đặt ra. Ứng với một thế hệ phần cứng nhất định sẽ có những phần mềm phù hợp (đôi khi ngược lại) cùng một hệ điều hành tương thích, bởi lẽ, khi các phần cứng và mềm trở nên quá lớn, quá phức tạp vượt ra ngoài khả năng gánh vác của hệ điều hành thì cả hệ thống máy tính sẽ vận hành ì ạch. Và lúc đó, các chuyên gia tin học sau nhiều phen sửa chữa, vá víu tạm chương trình sẽ phải nghiêm túc ngồi xuống để soạn ra một phiên bản nâng cấp của hệ điều hành.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)