Xin mời bạn bè dành chút thời gian xem clip này, rất đáng lắng nghe.
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Sự trăn trở của một kẻ lười biếng
Xin mời bạn bè dành chút thời gian xem clip này, rất đáng lắng nghe.
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013
Khấu đầu em lạy anh "Hòn đá" !
Tác giả ẩn danh
Linh khí đất trời, lạy anh là đá
Đích thị chủ mưu ấy Bộ văn hóa
Tôi mua anh về, mài mài cạ cạ
Mực tàu pha sơn, bôi bôi xóa xóa
Hán Phạn tùm lum, chú phù đủ cả
Chích chích chi chi, trào triết ẩu á
Tôi khiêng anh lên
Yểm vào đền cả.
Úm ba la hồng, om ma ni phạ.
Linh khí đất trời, lạy anh là đá
Đích thị chủ mưu ấy Bộ văn hóa
Tôi mua anh về, mài mài cạ cạ
Mực tàu pha sơn, bôi bôi xóa xóa
Hán Phạn tùm lum, chú phù đủ cả
Chích chích chi chi, trào triết ẩu á
Tôi khiêng anh lên
Yểm vào đền cả.
Úm ba la hồng, om ma ni phạ.
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013
Thường dân
Nguyễn Long, Chi hội Nhà văn Thái Bình
Đông thì chật ít thì thưa
Đông thì chật ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông
Khi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả khi không là gì
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì đó thôi
Ăn của đất uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013
KHÓC DÒNG SÔNG QUÊ
Vũ Đức Tâm
Thuở
học trò, mình vẫn thường được nghe và nhẩm theo một bài hát với những
ca từ tha thiết, trữ tình : “Quê hương tôi bên dòng sông Nhuệ, bãi dâu
mươn mướt xanh bờ…”. Sau này lớn khôn hơn, mình mới biết đó là bài
“Người con gái Việt” của nhạc sĩ Lân
Tuất. Mình mới thấy mỗi dòng sông quê đều mang trong mình nó biết bao
giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà bây giờ người ta gọi là văn hóa
vật thể và phi vật thể. Nhìn rộng ra, mỗi nền văn minh đều gắn với
một/nhiều dòng sông: sông Nile Ai Cập, sông Hằng Ấn Độ, sông Danube của
nhiều nước Trung và Đông Âu, sông Volga của Nga, Euphrates và Tigris của
Trung Đông, Hoàng Hà Trung Quốc, sông Hồng Việt Nam… Mỗi một vùng, tỉnh
hoặc làng xã cũng đều có con sông với cây đa bến nước của riêng mình mà
dù đi cùng trời cuối đất người ta vẫn da diết nhớ về nó.
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
Một ông Tây là người Việt
Lan Trang
Kỷ niệm 150 năm sinh, 70 năm ngày mất của nhà bác học A.Yersin:Hơn tất cả, ông là người Việt Nam
Kỷ niệm 150 năm sinh, 70 năm ngày mất của nhà bác học A.Yersin:Hơn tất cả, ông là người Việt Nam
Trong
diễn văn của Đại sứ Liên bang Thụy Sĩ Andrej Motyl đọc tại lễ kỷ niệm
150 năm sinh, 70 năm ngày mất của nhà bác học, nhà hoạt động xã hội nhân
văn Alexandre Yersin tổ chức tại
Nha Trang, Khánh Hòa ngày 1/3 vừa qua, có đoạn: "không ở đâu dấu ấn của
Yersin lại sâu sắc hơn ở Viện Pasteur Nha Trang, đúng ra là ở tất cả
các Viện Pasteur trên toàn Đông Dương. Những dấu ấn của ông cũng được để
lại ở Trường Đại học Y khoa Hà Nội..."... |
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013
Quốc hoa, đại sứ hay chuyện đái ỉa ?
Trương Duy Nhất
Hết chuyện chọn quốc hoa đến đại sứ du lịch vừa tổn phí vừa ỏm tỏi.
Cái cần để quảng bá văn hóa và du lịch Việt, tôi nghĩ không phải là việc chọn bình hoa sen, hoa lúa, hoa xấu hổ hay hoa… cứt lợn!
Cũng không phải những vòng đo vú ngực đít mông của các nàng “đại sứ”.
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Khi bộ trưởng hứa cái rẹt, nói ráo hoảnh.
Đào Tuấn
Bộ trưởng Thăng là người chăm hứa. Dân bảo ông “hứa cái rẹt”. Nhưng sau đó, ông ráo hoảnh phân tích tại sao lời hứa lại nhanh “thoảng bay theo gió” đến thế.
Báo Thanh Niên ngày hôm qua đã dùng 2 chữ “dày đặc” khi cảnh báo về nguy cơ “trạm thu phí” trên tuyến Quốc lộ 1A. Kèm ngay theo đó là lời khẳng định của đại diện phía “nhà xe”, rằng: “Xe phải đóng thêm 1 triệu thì phải tính vào giá cước 1 triệu, nên áp lực giá sẽ đẩy ra ngoài xã hội và người dân phải gánh”. Có lẽ thế là đủ. Ngay cả những người nghèo không có xe riêng, cũng nhận đủ phí đường bộ. Người may mắn có xe, dù chỉ là xe ba gác, hẳn sẽ tự hào được xác nhận yêu nước gấp đôi khi vừa đóng phí bảo trì đường bộ vừa móc túi đều đều mỗi khi xe qua trạm.
Bộ trưởng Thăng là người chăm hứa. Dân bảo ông “hứa cái rẹt”. Nhưng sau đó, ông ráo hoảnh phân tích tại sao lời hứa lại nhanh “thoảng bay theo gió” đến thế.
Báo Thanh Niên ngày hôm qua đã dùng 2 chữ “dày đặc” khi cảnh báo về nguy cơ “trạm thu phí” trên tuyến Quốc lộ 1A. Kèm ngay theo đó là lời khẳng định của đại diện phía “nhà xe”, rằng: “Xe phải đóng thêm 1 triệu thì phải tính vào giá cước 1 triệu, nên áp lực giá sẽ đẩy ra ngoài xã hội và người dân phải gánh”. Có lẽ thế là đủ. Ngay cả những người nghèo không có xe riêng, cũng nhận đủ phí đường bộ. Người may mắn có xe, dù chỉ là xe ba gác, hẳn sẽ tự hào được xác nhận yêu nước gấp đôi khi vừa đóng phí bảo trì đường bộ vừa móc túi đều đều mỗi khi xe qua trạm.
Thưa Bộ trưởng, ông cứ giả vờ kê cao gối mà ngủ quên
Đào Tuấn
Xin vote cho Alan Phan, dù ông là ai, khi ông khuyên các bộ trưởng “cứ đừng làm gì cả”. Bởi biết đâu đó với việc, giả vờ cũng được, kê cao gối mà ngủ, các vị chả mang lại niềm vui cho ối người, dù chỉ là trong những cơn mơ.
Ở trong một thành phố rất to, có một con ngõ rất nhỏ. Trong cái ngõ nhỏ đó, có một khu tập thể không to. Trong khu tập thể không to, được xây từ năm 1978, vài lần suýt đổ, nhàu như một miếng giẻ, xấu như một con cóc đó có một căn hộ rất nhỏ. Và trong căn hộ rất nhỏ đó, có một gia đình rất to.
Xin vote cho Alan Phan, dù ông là ai, khi ông khuyên các bộ trưởng “cứ đừng làm gì cả”. Bởi biết đâu đó với việc, giả vờ cũng được, kê cao gối mà ngủ, các vị chả mang lại niềm vui cho ối người, dù chỉ là trong những cơn mơ.
Ở trong một thành phố rất to, có một con ngõ rất nhỏ. Trong cái ngõ nhỏ đó, có một khu tập thể không to. Trong khu tập thể không to, được xây từ năm 1978, vài lần suýt đổ, nhàu như một miếng giẻ, xấu như một con cóc đó có một căn hộ rất nhỏ. Và trong căn hộ rất nhỏ đó, có một gia đình rất to.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)