Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thêm một lần tôi đi gọi hồn

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Một số không ít người trong xã hội chúng ta đều cho rằng mỗi người sinh ra đều có số mệnh riêng. Họ nghĩ người ta sướng hay khổ , giầu hoặc nghèo, sống chết lúc nào đều do số cả. “ Trăm đường không tránh khỏi  số”, “Trần sao thì âm vậy”. Cũng chính vì tin như vậy, nên xã hội đã có nghề bói toán, xem số tử vi; gọi hồn người quá cố.
          Tôi cũng không phải ngoại lệ, đã từng đi xem bói 2, 3 lần  và cũng đi “gọi hồn” cho người thân vài ba lần, nhưng khi về nhà nghĩ lại thì thấy “các thầy, các cô”, đều nói dựa , vừa nói vừa thăm dò thái độ người xem để nói tiếp. Biết vậy, nhưng tôi vẫn tò mò, khi nào đó có chỗ hay tôi lại muốn đi thử lần nữa vì hy vọng sẽ gặp được “Thầy xịn”.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Với Thượng nghị sĩ Mắc-kên và con cá ba-sa

Nguyễn Tâm Chiến


V
ụ “11 tháng 9 năm 2001” thế vẫn chưa đủ, sau này tôi còn gặp phải nhiều điều rắc rối khác theo luật đời “họa vô đơn chí”. Một trong những cái họa tiếp theo là vụ tranh chấp thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam về bán phá giá cá Tra da trơn (hay còn gọi là cá Ba-sa, tiếng Anh là cá “Catfish”) nổ ra vào tháng 2 năm 2002.
Hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA) đã có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001, đúng 2 tháng sau khi tôi trình Thư ủy nhiệm và bắt đầu thực thi nhiệm vụ chính thức là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và 3 tháng sau vụ “11 tháng 9”. Nhìn lại quãng đường dài từ cuộc đàm phán mang tính “việt dã” về BTA, rồi đàm phán khá gay cấn về hạn ngạch hàng dệt may; bao nhiêu vòng đàm phán có tính quyết định với Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO, tiếp đến là việc Mỹ thiết lập với nước ta Quy chế thương mại bình thường thường xuyên (PNTR) v.v… và v.v… cho đến nay, khi Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam, tôi cứ ngẫm nghĩ một điều, từ quan hệ thù địch trước đây đi vào làm ăn kinh tế với nhau cũng thật gian nan, vất vả. Mục tiêu giờ đây không còn là “đánh cho Mỹ cút” mà là “lôi Mỹ vào làm ăn” trên cơ sở bình đẳng, công bằng! Giờ đây lợi ích phần nào có thể cân đong đo đếm được: bao nhiêu tỷ đô la hàng hóa chúng ta xuất qua được thị trường này, kiếm về cho đất nước được bao nhiêu ngoại tệ mạnh, thu được bao nhiêu tỷ đô là họ đầu tư vào nước ta, từ đó tạo thêm được bao nhiêu công ăn việc làm, nâng cao được đến đâu trình độ công nghệ của nền sản xuất và năng suất lao động. Theo phương pháp tư duy “nghĩ cho đến cùng” của người Nhật thì quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư nói riêng và quan hệ với Mỹ nói chung sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ta phát triển và củng cố vị thế quốc tế ra sao. Ta nói “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” cũng có phần đúng. Tiền nhiều, gạo nhiều sẽ đem về nhiều lợi nhuận; ngoài ra trong trường hợp của làm ăn với Mỹ còn một khía cạnh khác nữa: do sức mạnh và vị thế quốc tế nên nhiều khi họ có tiếng nói áp đảo trong việc hình thành các luật chơi về kinh tế-thương mại quốc tế. Các định chế như WTO, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… nói chung đều mang dấu ấn sâu đậm của “chú Sam”! Họ hay nói về “tự do thương mại”, “chống bảo hộ” nhưng trên thực tế thì càng buôn bán nhiều với Mỹ bao nhiêu thì càng xẩy ra nhiều vụ xung đột thương mại bấy nhiêu. Kim ngạch buôn bán hai chiều của nước ta với Mỹ đạt khoảng hơn 20 tỉ $ vào năm 2011 nhưng đã xẩy không ít vụ kiện cáo của phía Mỹ, nhất là về thủy sản, đó là chưa kể có lúc phía Mỹ còn rục rịch kiện thêm về đồ gỗ và một vài mặt hàng khác.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Vụ 10 năm oan sai: Các pháp quan, hãy nhảy xuống sông đi

Báo Lao động 7/11/13
“Nếu kẻ nào đi buộc tội người khác và đã thề trước thần linh về việc đó mà không đưa ra được bằng chứng xác đáng về sự buộc tội của mình thì kẻ đó sẽ phải chết”. Đây là điều luật đầu tiên trong Bộ luật Hamurabi - được ban hành vào khoảng năm 1760 trước Công nguyên ở Babylon cổ đại.
 
Nói một cách dễ hiểu: Nghĩa vụ chứng minh tội phạm phải là của người buộc tội, chứ người bị buộc tội không cần phải chứng minh mình vô tội.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Từ vụ 10 năm oan sai: Chặn ngay hành vi bức cung!

Báo Lao Động số 258, 7/11.
Những câu nói, hành động của điều tra viên khi ép cung, bức cung, nhục hình được ông Chấn nhớ như găm vào tim. Không nhớ sao được, đó là những ngày tháng khốn nạn nhất trong cái kiếp làm người của ông.
Một công dân chỉ là nghi can, điều tra viên đã nghĩ đó là tội phạm. Xưng hô như chợ búa, quát nạt mày tao rất thiếu văn hóa. Rồi bức cung, ép cung, gây áp lực tâm lý, khống chế tinh thần để bị can hoảng loạn mà nhận tội. Hình ảnh của điều tra viên đó sao? 
 Những người có chức trách điều tra tội phạm đã tìm ra tội phạm bằng cách như vậy đó. Những người chấp pháp lại coi thường pháp luật. Coi thường pháp luật là coi thường sinh mạng của công dân và án chung thân của Nguyễn Thanh Chấn chỉ là một ví dụ. Còn bao nhiêu Nguyễn Thanh Chấn sau song sắt các nhà tù, đó là một câu hỏi day dứt tâm can của bất cứ ai còn có lương tâm.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Câu chuyện tham thì thâm

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Tôi có cô cháu gái tên là Loan ở Phú Thọ. Cháu đang là sinh viên Trường cao đẳng học nghề. Tháng trước cháu đến nhà tôi chơi và hỏi: “Dì có chiếc xe đạp cũ nào không đi đến cho cháu mượn ít ngày, vì cháu vừa bị mất xe đạp tháng trước”.
            “-Thế cháu để xe ở đâu mà bị mất”. Tôi hỏi.
            Ngập ngừng một lát, cháu thưa:
“- Thực ra cháu bị lừa dì a!”.
“- Cháu bị lừa thế nào, cháu kể cho dì nghe. Ở Hà Nội đông người, dân tứ xứ đổ về, đủ mọi thành phàn nên cũng phức tạp”.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Nước Mỹ của sự thực dụng hay là chủ nghĩa thực tế

Nguyến Tâm Chiến


C
ái số mệnh may mắn được đi chỗ nhiều việc của tôi lại cho tôi một nhiệm kỳ công tác ngoại giao khác (nói chính thức là tôi được Đảng và Nhà nước cử đi); lần này là ở nước Mỹ, hay tên chính thức là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tôi không có ý định kể nhiều chuyện về nước Mỹ vì điều đó quá sức mình. Nước Mỹ quá lớn, nhân dân Mỹ quá đa dạng, lịch sử bên trong cũng như quan hệ với thế giới bên ngoài, nhất là trong thời cận - hiện đại quá nhiều chuyện. Thêm lý do nữa là tôi đã ở Mỹ hơi lâu, những 6 năm, thấy và nghe nhiều nên cũng không thể nhớ hết được; vả lại mỗi người trong chúng ta có cách quan sát và tư duy của mình. Có người nói “chưa đến Mỹ chưa hiểu thế giới này”.Điều đó vừa hơi quá, vừa có phần đúng. Giáo sư người Pháp nghiên cứu về Mỹ, Jean Pierre Fichou có viết: “Ta không thể xem xét nền văn minh Hoa Kỳ như xem xét văn minh các nước khác”. Chỉ một câu khái quát vậy thôi nhưng đã kích thích nhiều cuộc tranh luận về nước Mỹ. Ai đó đồng tình, ai đó không đồng tình. Và nhất là trước những biến đổi của nước Mỹ và thế giới toàn cầu hóa sâu rộng trong thời hiện đại này, chắc sự nhìn nhận về nước Mỹ càng cần suy xét và tranh luận nhiều… Mỗi lần gặp bạn bè từ Mỹ, tôi thường được nghe họ nói: “Nước chúng tôi, dân tộc chúng tôi còn non trẻ, lịch sử nước Mỹ mới hơn hai trăm năm so với hàng ngàn năm của Việt Nam… “ Nghe thế, tôi thường nói lại rằng, ông cha các bạn chủ yếu từ châu Âu qua, mang theo trong người cả nền văn minh phương Tây đã tồn tại cũng hàng nghìn năm… Họ chỉ cười và tỏ nửa đồng tình.