Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Khách Tây bật khóc giữa cửa khẩu vì visa cấp đến năm 1900

Không trực tiếp đi làm thủ tục xin cấp visa vào Việt Nam, Kate đã nhận được thị thực gia hạn đến năm 1900. Sai sót nhỏ đã cho cô những bài học đáng nhớ trên đường du lịch.

 Kate M. là một blogger du lịch, 31 tuổi đến từ Boston, Mỹ. Kate đã bỏ việc vào năm 2010 để chu du Đông Nam Á trong 6 tháng, kể từ đó hành trình của cô kéo dài tới 4 năm rưỡi với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tháng 2/2011, Kate đặt chân tới Việt Nam sau thời gian khám phá Lào và Thái Lan. Dưới đây là những dòng chia sẻ của cô.

khach-tay-bat-khoc-giua-cua-khu-vi-visa-cap-den-nam-1900
Kate trên đường khám phá thế giới. Ảnh: Adventurous Kate.
Việt Nam là một trong những nước yêu cầu du khách phải xin cấp thị thực trước khi nhập cảnh, bạn sẽ không được cấp visa tại biên giới quốc gia. Tôi đã đặt dịch vụ xin visa Việt Nam qua một đại lý du lịch ở Vang Vieng, một thị trấn thuộc tỉnh Vientiane, Lào. Họ sẽ tới đại sứ quán Việt Nam tại Vientiane để làm thủ tục cấp thị thực với giá 50 USD (hơn một triệu đồng). Khi nhận được hộ chiếu, tôi hoàn toàn sốc khi nhận lại visa được gia hạn tới 16/02/1900.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Tin khó tin : CAMPUCHIA ĐƯỢC TRUNG QUỐC MUA NHƯ THẾ NÀO?

Một phóng sự điều tra của Financial Times (8-9-2016) cho thấy Bắc Kinh đã mua Phnom Penh như thế nào…(FB Mạnh Kim, 14/9/2016)

Ở Campuchia, Fu Xianting, 67 tuổi, là một gương mặt quen thuộc. Tay cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc này, được biết đến với tên “đại ca Fu”, có thể được xem là một “đại sứ” Bắc Kinh tại Phnom Penh. Fu thân với Hun Sen đến mức cung cấp cả đội cận vệ cho Thủ tướng Campuchia mà vài người trong số đó từng bị buộc tội tấn công thô bạo các nghị sĩ đối lập. Tập đoàn Unite International của Fu Xianting đang đầu tư vv một trong những bãi biển đẹp nhất Campuchia với dự án du lịch 5,7 tỷ USD. Qua Fu Xianting, Bắc Kinh luồn sâu vào hệ thống chính trị nội bộ Campuchia và đưa nước này vào phạm vi ảnh hưởng của họ, biến Hun Sen thành con rối và giúp ông này củng cố quyền lực nhằm xây một “pháo đài chính trị” cho mình, như nhận xét của Global Witness.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

G20: Tại sao Putin đứng hàng đầu, Thủ tướng Nhật đứng hàng hai?

Những tiểu tiết như sắp xếp lãnh đạo nước nào đứng ở hàng trước hay hàng sau khi chụp ảnh tập thể, ai ngồi cạnh ai khi dự tiệc đều được nước chủ trì hội nghị G20 cân nhắc kỹ lưỡng.
 Theo SCMP, trong khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại Hàng Châu, Trung Quốc để dự hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà quan sát không chỉ để mắt tới các kế hoạch lớn được đưa ra mà còn chú ý tới những tiểu tiết không kém phần quan trọng.
Chuyện hậu trường , hội nghị ,G20

Tranh cãi về cách đối xử của nước chủ nhà Trung Quốc với Tổng thống Mỹ Obama hôm 3/9 khi ông hạ cánh xuống sân bay Hàng Châu là một bằng chứng rõ ràng.