Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Nghễnh ngãng hưởng thái bình

Vũ Đức Tâm
Thuở ấy, ông bà còn đang tràn đầy sức xuân. Ông đã đi làm được ít năm, công việc ổn định, thu nhập tàm tạm, nhưng vẫn chăn đơn gối chiếc, chưa có ai nâng khăn sửa túi. Ông thích nghe nhạc, mê văn, thơ. Bà nổi tiếng xinh đẹp, nết na, thùy mị, cũng phải lòng thơ, văn, âm nhạc chả kém và cũng chưa cùng ai. Bà có cuốn sổ nhỏ chép đầy những câu thơ, đoạn văn tâm đắc. Kiểu như : Ai chỉ được cho trăng chỗ đứng/Ai bảo trăng dừng lại chốn này/Ai bảo được trái tim thiếu nữ/Yêu một lần thôi chớ đổi thay… Các chàng trai trẻ cứ  gọi là xếp hàng dài dằng dặc trước nhà người đẹp, trổ đủ các ngón mong lọt vào mắt xanh của nàng. Ông chững tuổi hơn họ, lại là kẻ đến sau, nhưng lại là kẻ chiến thắng.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Tự ký

 Ly Yen
 Hóa đá trong màn đêm
Giấu giọt buồn ngân ngân hai khóe mắt
Tự soi gương bằng tưởng tượng
Thấy ánh sáng chói lòa xa xa.

Soi vào tận cùng sự yếm mềm bản ngã
Ở đâu chông chênh chiều đông
Trước sương mù ảo huyền như khói
Mắc giăng một nỗi thương người.
L.Y

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Lẵng nho tặng Tổng bí thư Đỗ Mười

Nguyễn Tâm Chiến
(Tiếp theo)


Đ
ến Nhật có lẽ một trong những điều “kinh hoàng” nhất đối với người nước ngoài là mức giá sinh hoạt cao ngất ngưởng. Tôi nhớ hồi 1994, lúc đón một Đoàn cán bộ của Ban Tổ chức Trung Ương ta qua thăm, đến sân bay lúc còn sáng sớm, tôi kính mời mấy bác dùng bát mỳ Sô-ba lót dạ (cũng là dạng mỳ tôm của ta bây giờ, chỉ có khác là thành phần phong phú và nhìn nhiều màu sắc hơn). Đang ăn, anh Chu Văn Rỵ, ngày ấy là Phó Ban, trước là Bí thư Thái Bình, hỏi tôi:
- Cậu ơi, bát mỳ này mấy đồng?
- Thưa anh nếu tính bằng tiền mình là..là..(vì đột ngột, tôi đang nhẩm tính từ 1.100 Yên)… khoảng trên dưới 200 nghìn đồng!
- Chà, bằng hơn mười kg gạo nhà mình! Anh Rỵ thả giọng dài thượt, suýt làm mất hết vị ngon của món lạ.
Tôi đến Nhật từ cuối 1992, đúng lúc Nhật “rục rịch” bắt đầu mở viện trợ ODA cho Việt Nam trong xu hướng chung các nước phát triển đang giải tỏa dần cấm vận đối với nước ta. Niềm vui khác là trong nhiệm kỳ công tác ở Nhật, tôi đã được tham gia chuẩn bị và đón tiếp tất cả các nhà Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam lần đầu tiên sang thăm Nhật. Đó là Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1993), Tổng Bí thư Đỗ Mười (1994) và Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1995). Đầy ắp bao kỷ niệm của những điều “đầu tiên”dồn về trong tôi khi viết những mẩu chuyện này. Nhưng tôi chỉ xin kể lại vài hồi ức liên quan tới cuộc thăm hữu nghị chính thức Nhật Bản lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đỗ Mười - nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Cuốn sách cũ

Truyện ngắn của Thăng Sắc


          Phi-líp Mơ-nuy là giáo viên dạy tiếng Pháp tại Trung tâm Văn hóa Pháp trên phố Tràng Tiền, Hà Nội. Vào một chiều tháng chín, sau khi cùng với ban Giám đốc hoàn tất chương trình cho một lớp học mới, anh mở cửa bước ra ngoài phố thì chút xíu đụng phải một ông già đang đứng đọc bản thông báo tuyển sinh bằng tiếng Pháp mà anh vừa dán lên buổi sáng nay. Chiếc mũ phớt màu xám cầm trên tay, chiếc kính lão có vẻ hơi nặng trễ xuống mũi, ông già dướn mắt đọc, chăm chú tới mức không nhận thấy người thày giáo tiếng Pháp đang ngạc nhiên nhìn mình. Quả thật Phi-líp Mơ-nuy rất ngạc nhiên, đã từ lâu những người dừng lại đọc tin trước cửa Trung tâm toàn là thanh niên, cũng có một số người đã có tuổi nhưng già như ông già đang cầm mũ đứng đọc kia thì đây là lần đầu tiên anh bắt gặp. Hình ảnh ấy làm cho Phi-líp Mơ-nuy thấy rất vui, anh tiếc rằng lúc ấy mình không có cái máy ảnh để chớp lấy khoảng khắc hiếm có này. Anh phấn khích đến gần, kiên nhẫn đợi ông già đọc xong và đặt cái mũ phớt lên đầu rồi mới lịch sự hỏi :

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Phải chăng quá sính ngoại !

Ghi chép của Nguyễn Thị Kim Dung


Nói đến “sính ngoại” chúng ta thướng nghĩ dân mình thích dùng hàng ngoại, như quần áo, giày dép, các đồ dùng có mác nước ngoài: Mỹ, Ý, Canada, Anh, Hàn Quốc … thì có giá hơn hàng nội. Chả thế mà cháu tôi chuyên may quần áo mẫu mã đẹp, đường kim mũi chỉ đều, đẹp, chắc chắn, nhưng dán nhãn “Made in Vietnam” bán không được giá và hàng bán không chạy. Cháu đành phải mua nhãn Hàn Quốc, Thái Lan đính vào thì hàng tiên thụ nhanh hơn, giá bán cao hơn. Cháu nói : “Cháu muốn dán nhãn Việt Nam lắm, nhưng ít lãi nên đành “phải nhờ” nhãn nước ngoài”.
            Còn về sữa, giá sữa ngoại nhập về bán cao hơn gấp 4, 5 lần thậm chí có loại gấp 9 lần giá trị thực của nó mà nhiều người cứ chuộng ngoại vẫn mua, coi thường sữa nội.
            Thuốc cũng vậy. Hôm tôi nằm điều trị tại Bệnh viện G.T.V.T nghe được chú y tá dặn bệnh nhân ra viện: “Bác về mua B1 và C ngoại uống thêm, đừng mua thuốc nội chỉ toàn bột mỳ uống không có tác dụng gì đâu”…?!
            Còn chuyện “sính ngoại” đề cập dưới đây lại là chuyện mà tôi suy nghĩ thiệt hơn, và muốn chia sẻ cùng mọi người, xem có ai đồng tình với tôi chăng?
            Chuyện đó là vào khoảng tháng 5 vừa rồi một số tổ chức và nhà tài trợ đã mời được anh Nick (người Úc) – một thanh niên bị cụt cả hai tay hai chân; bù lại anh có đôi mắt sáng rất đẹp và có một bàn chân phụ nhỏ xíu.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Nguyễn Cơ Thạch: Kiến trúc sư của nền Ngoại giao Việt Nam hiện đại

Phan Doãn Nam
Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao

Bác Hồ và một số đồng chí lãnh đạo cùng gia đình tại Việt Bắc. (Đ/C Nguyễn Cơ Thạch đứng thứ 3 hàng sau, từ phải sang).Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp Ngoại giao của nước nhà tại những thời điểm quan trọng nhất của đất nước và trong việc xây dựng ngành Ngoại giao. Là người được làm việc bên cạnh Bộ trưởng trong một thời gian dài, tác giả bài viết tóm lược những đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực đối ngoại của đất nước cũng như trong công tác xây dựng ngành Ngoại giao.


Giai đoạn 1954-1975
Tôi có vinh dự được làm việc dưới sự chỉ đạo của anh Nguyễn Cơ Thạch ngay từ khi mới bước chân vào Bộ Ngoại giao (BNG). Nguyên là năm 1956, sau khi học xong lớp Phiên dịch tiếng Anh của Bộ, tôi cùng anh Nguyễn Dy Niên và anh Đặng Phong Hoàn được cử sang công tác ở Tổng Lãnh sự quán (TLSQ) nước ta mới mở tại New Delhi, Ấn Độ.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Cắt tỉa cây tùng

Nguyễn Tâm Chiến


L
àm nghề Đại sứ, ngoài những giờ phút căng thẳng của công việc thì sung sướng nhất có lẽ là những dịp được đi thăm thú nơi này, nơi khác trên đất nước bạn. Đi du ngoạn phong cảnh, di tích lịch sử, tìm hiểu văn hóa, phong tục, lối sống của nhân dân địa phương mà lại còn được phía bạn đưa đón, “chăm nom” chu đáo nữa chứ!
Sau gần nửa năm chạy “rốt-đa”công việc tại Thủ đô Tô-ky-ô mà nội dung quan trọng nhất là thúc đẩy việc Nhật Bản giải tỏa cấm vận và bắt đầu Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam (từ 1993), tôi có dịp xuống thăm Cố đô Ky-ô-tô. Nói đến Cố đô Nhật tôi đành tạm không kể nhiều chuyện hay về ngôi Đền Vàng nổi tiếng và nhất là nghi lễ Trà đạo có một không hai trên thế giới. Hôm tới thăm Đền tôi định thử nghiệm thả hồn trong cốc trà đó xem sao nhưng rồi đành phải thất vọng từ bỏ dịp may khi nghe người hướng dẫn nói: “Xin mời ngài Đại sứ, song Ngài sẽ cần dành ra khoảng ba tiếng rưỡi đồng hồ để thưởng thức nghi lễ pha trà và nhấp một cốc trà đạo đích thực! Dành ra từng ấy thời gian trong thời đại thông tin và công nghệ cao này để thưởng thức có một ly trà thì thật mấy ai không hoảng hồn! Lần đó tôi đành khước từ “toàn quyền” được hưởng sự ưu ái và lòng mến khách của các bạn Nhật và chỉ dám đề nghị họ “trình diễn vắn tắt”cho riêng tôi trong vòng có khoảng hơn 30 phút để hiểu sơ qua về Trà đạo…

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Thu 5

Thăng Sắc


Một nửa mùa thu đã đi
Còn một nửa
nghiêng về miền gió bấc
Hà Nội đang se se
Sương mù hồ Tây vương lên tóc
Bâng khuân chiều tím  em về.

Rồi mùa thu sẽ  qua
Chỉ mình anh ở lại
Thương mùa thu
Bông cúc vàng không úa
Buồn mùa thu
Anh cô đơn nhớ em.
 (Cô gái và hoa cúc-tranh của Dương Bích Liên)




Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực


'Lãnh đạo, quản lý có 3 loại quyền lực: Địa vị, kiến thức và nhân cách, trong đó hai quyền lực sau có sức hấp dẫn đích thực hơn loại quyền lực thứ nhất', Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ.

Ông Vũ Khoan khi đương chức  là nhà ngoại giao kì cựu, khi về hưu lại dành tâm huyết  giảng dạy và truyền thụ  kiến thức cho thế hệ sau, đặc biệt là các lãnh đạo trẻ.
Ông cũng là một trong số không nhiều những lãnh đạo đã nghỉ hưu vẫn dõi theo những tiến triển của thời cuộc, và đưa ra nhiều gợi mở quan trọng cho công tác hoạch định chính sách và kỹ năng lãnh đạo, quản lý...
Phóng viên Tuần Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan xung quanh chủ đề về phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo
Lãnh đạo phải có sức hấp dẫn
- Ông đánh giá như thế nào về kỹ năng lãnh đạo của các cán bộ quản lý, lãnh đạo hiện nay?

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Trình thư ủy nhiệm

Nguyễn Tâm Chiến


 Đ
i nhận nhiệm vụ là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Việt Nam tại Nhật Bản thì việc quan trọng đầu tiên được chờ đợi là trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước ta lên Nhật hoàng (có người gọi là Quốc thư cho ngắn gọn và nghe như có phần cao sang hơn!). Tới nhiệm sở một hay hai ngày gì đó, tôi được đại diện lễ tân Bộ Ngoại giao Nhật thông báo, để chuẩn bị tiến hành nghi lễ đó, tôi và tất cả các cán bộ có hàm ngoại giao tham gia, cần “học” thuần thục mấy bài về đi đứng, lùi tiến, ngang dọc. Thế là trong mấy buổi liền anh em chúng tôi đã cần mẫn theo sự chỉ dẫn của ‘thầy giáo’ ngoại giao Nhật, thực hành nghiêm túc các bài học về cách thức đi lại, di chuyển đội hình tại buổi lễ. Đối với bất cứ Đại sứ nào và ở bất cứ nước nào, việc trình Thư ủy nhiệm của Nguyên thủ nước mình lên Nguyên thủ nước Đại sứ được cử đến đều là sự kiện trang nghiêm, tạo nên niềm vinh dự và ý thức trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển quan hệ giữa hai nước, hai nhân dân. Nhưng thường tại các nước quân chủ hay quân chủ lập hiến như ở Nhật Bản, các nghi lễ còn gợi thêm cảm xúc về sự uy nghi, kính cẩn…

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Thu 4

Thăng Sắc

Mới đấy mà nay đã giữa thu
Đất nẻ toác cánh đồng nước cạn
Vẫn rình rập ngoài khơi cơn bão muộn
Thu tàn rồi sao còn lũ miền Nam.

Bố đã mài dao vào vụ mía
Lũ trẻ phàn nàn bưởi vẫn he
Em về muộn
Sương buông như khói mỏng
Má hây hây lưu luyến nắng hè.

Anh bâng khuâng lỗi với em lời hẹn
Lúa bộn bề tay anh mải cắt
Đã vầng trăng vằng vặc một dải đê.