Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

PHÁT HUY VAI TRÒ TIÊN PHONG, TÍNH CHIẾN ĐẤU CỦA BÁO CHÍ

Tác giả : Bùi Văn Bồng
Lời bạt  của Tô Văn Trường : Được hỏi cảm nhận về hội nghị báo chí ở Quảng Ninh vừa qua, tôi chẳng thấy có gì mới để bình luận vì thực sự chỉ tập trung vào việc coi trọng "quản lý"! 
Báo Nhân dân, có trụ sở ở khu đất vàng giữa thủ đô, tờ báo chính thống của Đảng, tuy đã có cải tiến nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu của cuộc sống. Bằng chứng là  chẳng có quầy báo nào ở ngoài phố bầy bán báo "Nhân dân", đơn giản vì có cho cũng rất hiếm tìm được người dân muốn đọc!  Thời tôi còn làm viện trưởng kiêm bí thư đảng ủy, bắt buộc phải đặt mua báo nhân dân (nhưng chỉ để cho anh phó bí thư đảng ủy lưu trữ cho phải phép)!
Một số tờ báo giấy nổi tiếng nhiều bạn đọc, số lượng phát hành có xu hướng giảm sút, ngoài lý do về sứt mẻ "thương hiệu" còn vì ngay cả đối tượng đọc là nông dân cũng thích chuyển dần sang đọc báo mạng, có nguồn thông tin phong phú, đa chiều.  
Tôi mới nhận được bài viết (dưới đây) của nhà báo-đại tá Bùi Văn Bồng nói về vai trò trách nhiệm của nhà báo.

KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ SỬA CHỮA ĐẬP SÔNG TRANH


Công dân Việt Nam: Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc
(Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh HASCON,
Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh EEI)
"Chúng tôi kính mong công luận ủng hộ đề xuất của chúng tôi, một Công dân Việt Nam yêu Tổ quốc yêu Đồng bào: Vì an toàn sinh mạng của hàng vạn người dân hạ lưu, kiến nghị Thủ tướng lập tức ra lệnh xả cạn hồ Thủy điện Sông Tranh 2 trong suốt thời gian tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố".

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Cam Bốt sẽ được trắc nghiệm tại Thượng đỉnh ASEAN

Đức Tâm
Mặc dù sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt và đặc biệt ở thủ đô Phnom Penh rất rõ ràng, với hàng loạt dự án trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng, ảnh hưởng thực sự của Trung Quốc đối với Cam Bốt sẽ được trắc nghiệm nhân Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN – lần thứ 20 sẽ khai mạc vào ngày 03/04 và qua chuyến viếng thăm Phnom Penh của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, kể từ ngày mai, 30/03.

NGƯỜI THIỆT THÒI CUỐI CÙNG VẪN LÀ NHÂN DÂN

Ca sĩ Mỹ Lệ
Một giải pháp tình thế tạm thời nữa mà tôi thấy rất cần thiết đó là cấm nhập khẩu thêm tất cả các loại xe ô tô và xe máy. Nếu cảm thấy tổng số các loại xe đang được lưu hành ở Việt Nam đã đầy, không muốn xuất hiện thêm nữa thì Nhà nước hãy đánh thuế nhập khẩu cao nữa lên để khống chế lượng xe nhập về.

 
Mỹ Lệ cảm ơn Mỹ Linh
 
- Gần đây, chị có quan tâm đến chủ trương thu phí lưu hành phương tiện cá nhân (ôtô, xe máy…) của Bộ Giao thông hay không?

- Tôi đã theo dõi thông tin này từ những ngày đầu tiên mà trong lòng đầy lo lắng và bức xúc. Lên tiếng với báo chí thì không phải lắm bởi là một người công dân Việt Nam trước chủ trương chính sách do Nhà nước ban hành ra mình đi phản đối thì không hay chút nào.

Nhưng nếu không ai có ý kiến gì thì khi ban hành chính thức, người thiệt thòi cuối cùng vẫn là nhân dân, trong đó có cả tôi. Thật lòng, tôi rất mong muốn được bày tỏ một vài quan điểm.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Thu phí phương tiện cá nhân: Được, mất gì?

  Trần Vinh (Vũng Tàu)
Cách thu phí theo đề xuất của Bộ GTVT thực chất là 'đánh' vào tài sản cố định chứ không phải đánh vào mức độ lưu thông!
Trong Pháp lệnh cũng không hề có khái niệm “hưởng lợi gián tiếp” như Bộ GTVT cố tình giải thích. Vì vậy, việc đề xuất thu phí hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ GTVT là trái luật?

Cơ sở pháp lí của “Phí hạn chế phương tiện cá nhân”?
Theo Pháp lệnh Phí và lệ phí hiện hành thì Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả cho một  tổ chức cá nhân khác cung cấp dịch vụ.
Hạn chế phương tiện cá nhân chưa bao giờ là một dịch vụ. Hơn nữa trong Pháp lệnh có 13 loại phí nhưng tuyệt nhiên không có phí hạn chế phương tiện cá nhân. Chẳng lẽ người sử dụng phương tiện lại mất tiền mua phí để chính mình bị hạn chế?

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Thu phí lưu hành xe chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi

Khi vấn đề thu phí lưu hành đối với xe cá nhân đang làm nóng dư luận, trên một tờ báo đã đăng tải cuộc trò chuyện với diva Mỹ Linh. Theo bài báo, Mỹ Linh cho rằng việc đưa ra phí này là bất hợp lý, chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi.  Hoan hô Mỹ Linh !!!


- Sống ở ngoại thành, hàng ngày phải di chuyển cả một quãng dài hàng chục cây số để “tiến về Hà Nội”, nhà lại có đến hai con xe bốn bánh - câu chuyện xăng tăng giá, thu phí lưu hành giao thông đường bộ… hẳn nằm trong mối quan tâm của chị?
 
Không chỉ quan tâm mà phải nói còn là ở mức vô cùng bức xúc. Xăng tăng giá liên tục, mà lần này còn tăng những hơn 2000 đồng/lít, rồi thì thuế chồng lên thuế, phí chồng lên phí trong khi cuộc sống người dân còn muôn vàn khó khăn, chất lượng công trình giao thông không đảm bảo cho sự an toàn của người dân và chưa tương xứng với những khoản tiền mà dân phải đóng thì thử hỏi, như thế liệu có công bằng với người dân không? Sao không hỏi người dân họ cảm thấy thế nào, sức chịu đựng của họ ra sao…

Giao thông đường bộ: Cấm gì? Thu gì?


Nguyễn Ngọc Hùng, Vnn 27/3/12

Không thể để những kẻ rút ruột công trình cứ việc đút tiền vào túi cá nhân và những đoàn xe "quá tải" cứ phá nát cầu đường, rồi buộc người dân phải nộp "phí" ngày càng tăng để bảo trì đường bộ! 
LTS: Giao thông đường bộ, phí giao thông, cấm loại xe nào ở các đô thị lớn... lâu nay là đề tài quan tâm của dư luận xã hội nhưng cũng là vấn đề tranh cãi chưa bao giờ ngã ngũ. Đủ biết, tính "nan giải" của giao thông, ở góc độ quản lý.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Phí ô tô và chính sách kiểu "chưởng Kim Dung"

Bảo Bảo, Vnn, 26/3/12
Định hướng phát triển ngành ô tô với cuộc tranh cãi về phí chồng lên phí gợi nhớ về tuyệt chiêu võ công trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung: Song thủ hỗ bác hay trò chơi trẻ con thách đó nhau, làm thế nào để tay trái vẽ hình tròn trong khi tay phải vẽ hình vuông. (Bài này vui mà hay mà xác đáng !!!)

 
"Lão Ngoan đồng" Châu Bá Thông là một trong những cái tên đáng nhớ nhất trong thế giới nhân vật phong phú kỳ diệu của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Thứ võ công vị đạo sỹ này sáng chế có tên gọi hơi cắc cớ: "Song thủ hỗ bác". Yếu quyết của nó là hai tay cùng lúc phải thi triển hai chiêu thức khác nhau, tay này "hỗ" (yểm trợ) thì tay kia "bác" (gạt bỏ). Đối phương không biết đâu mà lần, chẳng khác nào cùng lúc phải đón đỡ sự tấn công của hai cao thủ.

NGƯỜI GẮN VỚI ĐÊ ĐIỀU BÃO LỤT

          Anh Đặng Quang Tính, nguyên Cục trưởng Đê Điều Kiêm Chánh văn Phòng và Ủy Viên Thường Trực Chống Lụt Bão Trung Ương mới gửi cho Lều văn bài viết dưới đây, vẽ nên không chỉ khuôn mặt của một Bộ trưởng Lê Huy Ngọ mà còn hình ảnh cả một tập thể những người tâm huyết, hết mình tận tụy với sự nghiệp đê điều lụt bão, vì sự an nguy của người dân trước thiên tai.
          Xin giới thiệu bài viết của anh Tính với bạn bè.



          Tôi  may mắn được làm Cục Trưởng Đê Điều Kiêm Chánh văn Phòng và Ủy Viên Thường Trực Chống Lụt Bão Trung Ương ,giúp việc trực tiếp cho hai Bộ Trưởng là anh Lê Huy Ngọ và anh Cao Đức Phát,cả hai anh đều để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc và cảm phuc.Trong bài viết này tôi xin được dành riêng cho anh Lê Huy Ngọ người đã nghỉ hưu.
            Một người thủ trưởng cũng như một người anh,người đồng chí mà tôi muốn viết về anh một con người bình dị nhưng lại có cả một tầm chiến lược về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai,đặc biệt là thiên tai bão lũ.Tât nhiên anh cũng đã từng tâm huyết và trăn trở vì nông dân và nông thôn,nhưng ở đây tôi muốn muốn nói riêng về những năm tháng thiên tai điển hình và khắc nghiêt mà tôi đã nhiều lần giúp việc cho anh.

'Phí chồng phí' với xe cá nhân

VNexpress, 26/3/12

Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, với 8 loại phí hiện hành và 2 loại sắp áp dụng, gánh nặng với người dùng ôtô là quá lớn. Trong khi đó, việc thu phí với xe máy cũng được cho là một vấn đề xã hội hết sức nhạy cảm.
> Bộ Giao thông giải trình về phí hạn chế xe cá nhân

Với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, câu chuyện thuế, phí từ lâu đã khiến ông Nguyễn Mạnh Hùng trăn trở. Theo tính toán của ông Hùng giá ôtô tại Việt Nam hiện cao gấp 3 lần, phần nhiều là do thuế và phí. "Phí trước bạ ở Hà Nội tăng cao tới 20%, phí cấp biển số xe 20 triệu đồng, phí trông giữ xe cũng tăng cao khiến lượng ôtô bán ra trong tháng 1 đã giảm một nửa", vị chủ tịch này cho biết.

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Thử thách trật tự địa chính trị trên biển Đông

Tuần Việt Nam, 24/3/12
Tại các vùng biển chung, sức mạnh hải quân giúp tạo sự ổn định trên biển, từ đó tạo điều kiện cho sự vận hành tốt của hệ thống toàn cầu và đem lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia.
>> Kỳ 1: Những vết rạn trong nền tảng toàn cầu
Quản lý các vùng biển chung
Sức mạnh hải quân dựa trên các quyền rộng lớn về tiếp cận các đại dương trên thế giới để đảm bảo an ninh khu vực, tránh nguy cơ xung đột giữa các quốc gia; khả năng tiếp cận như vậy cho phép các quốc gia răn đe và ngăn cản các nước khác theo đuổi chính sách xâm lược. Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) quy định các khái niệm này trong lời mở đầu, nói rằng LHQ được thiết lập "để thống nhất sức mạnh của chúng ta nhằm duy trì hòa bình và ổn định quốc tế, và đảm bảo, thông qua việc chấp nhận các nguyên tắc và lập ra các biện pháp, rằng các lực lượng vũ trang không được sử dụng, trừ phi để bảo vệ lợi ích chung".

Tranh chấp Biển Đông không nằm trong nghị trình của thượng đỉnh ASEAN

BBC, 23/3/12
Campuchea trong vai trò Chủ tịch ASEAN quyết định vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không nằm trong nghị trình của cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh vào tháng tới.

Báo chí Campuchea ngày 23/3 trích dẫn loan báo của nhà lập pháp Cheam Yeap thuộc đảng Nhân dân Campuchea hôm 22/3 nhấn mạnh là một quốc gia trung lập, dựa trên lập trường phát huy hòa bình-phát triển kinh tế khu vực, Campuchea sẽ không đặt vấn đề Biển Đông vào nghị trình làm việc tại thượng đỉnh.

Phát biểu của ông Cheam Yeap được đưa ra tại hội nghị bàn về các biện pháp ngăn ngừa xung đột trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, kỷ niệm 10 năm ngày ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc với ASEAN hồi năm 2002.

Nhà nghiên cứu Võ Xuân Vinh thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Việt Nam cho rằng Campuchea không nên tự gọi mình là nhà quan sát trung lập trong tranh chấp Biển Đông và rằng vấn đề quan trọng này nên được đưa vào nghị trình thảo luận của thượng đỉnh ASEAN trong tháng tư năm nay.
Nguồn: The Phnompenh Post, Opendevelopmentcambodia.net

Người Việt kỳ thị người Việt!

Khánh Hưng

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

ĐỈNH CAO VÀO KẾT CỤC

Sưu tầm từ mạng :
1) Hitler:
 
Bác Hit đang diễn thuyết
 
Thi hài được cho là của bác Hit

GẤP RÚT HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

 
Tống Văn Công (nguyên Tổng biên tập báo Lao Động)
Nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trước khi kết thúc nhiệm kỳ đã thẳng thắn nhìn nhận trên Sài Gòn Tiếp thị số xuân là ông đã không giải được bài toán tham nhũng như đã hứa.
Bởi theo tôi, chống tham nhũng là bài toán khó (không chỉ ở Việt Nam) nhưng để đất nước ta ngày càng hùng cường, chúng ta phải giải. Với bài viết này, tôi hy vọng cùng nhiều ý kiến tâm huyết khác sẽ góp phần nào đó góp sức mở “đột phá khẩu” trong mặt trận phòng, chống tham nhũng (PCTN) này!

Các loại phí phương tiện giao thông: Gánh nặng cho dân


Lao Động online, Thứ Sáu, 23.3.2012 | 08:09 (GMT + 7) 
"Bộ GTVT không nên tính toán theo kiểu thu càng nhiều loại phí đối với phương tiện giao thông của người dân là có nhiều tiền tái đầu tư cơ sở hạ tầng, do cuộc sống của người dân VN vẫn còn vất vả và nghèo khó. Thay vào đó, Nhà nước nên đầu tư xây dựng đường sá thật tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển, từ đó góp phần làm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách để tái đầu tư hạ tầng. Nếu cùng lúc đưa ra nhiều loại phí áp dụng đối với các phương tiện giao thông đường bộ sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng những khó khăn cho người dân. Khi có quá nhiều loại phí được áp dụng, nó sẽ tạo ra lực phản mạnh đối với tốc độ phát triển KT-XH."

Ngày 22.3, Hiệp hội Vận tải Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012. Sau lời khai mạc của ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch hiệp hội, nội dung xuyên suốt của hội nghị là góp ý về các loại phí phương tiện giao thông sắp ban hành và đang được đề xuất.

Ôtô, bỏ đi cho nó lành...

(VEF.VN) - Thị trường ôtô ảm đạm, xăng dầu tăng chóng mặt, các mức phí dành cho ôtô cứ dày và dài thêm mãi khiến không ít người đang có ý định bỏ ôtô "cho nó lành". Có thật thế không? (TS xin bình thêm : bỏ ô tô là trúng kế của bọ rồi, hạn chế phương tiện cá nhân mà, còn nếu không bỏ được thì lại vẫn nhiều ô tô cá nhân, không hạn chế được, bọ lại nghĩ ra cách khác để hạn chế...!!! Ở VN mình ô tô không chỉ là phương tiện giao thông, nó còn là đẳng cấp, là đặc quyền, bởi vậy cá nhân bình thường nào nào muốn có được cái ô tô để di chuyển hoặc để làm ăn thì không dễ đâu nhé !!!!)

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

CHỌN THÁI ĐỘ SỐNG


Tô Văn Trường
          Mấy người bạn thân của tôi đang sống ở Hà Nội, thủ đô trái tim và trung tâm nọ kia của cả nước, chỉ mong ông Bí thư (hay ông Chủ tịch thành phố ) có được những lời nói và hành động như ông Bá Thanh Bí thư Đà Nẵng thôi!    
          Trước đây, tôi viết bài “Im lặng là vàng”, một người bạn phản hồi cho rằng đây là vấn đề “chọn thái độ sống” của mỗi người. Đôi khi, thực tế cuộc sống khá phũ phàng khiến người ta dễ đau lòng, nản chí, nhất là những lúc công việc không thuận lợi, các mối quan hệ cá nhân với mọi người xung quanh có lúc không như ý, môi trường sống thay đổi vv... khiến ta bị ảnh hưởng tâm lý, thái độ lựa chọn có khi cũng dao động theo.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO- 12

XIN QUÝ KHÁCH TẠM NGỒI TẠI CHỖ TRONG GIÂY LÁT ĐỂ MỜI ĐẠI SỨ VIỆT NAM RA TRƯỚC.

Lúc tôi làm Đại sứ thường trú ở Mexico thì đồng thời kiêm nhiệm ở Colombia. Tôi thu xếp công việc để đi Colmbia trình Quốc thư vào mùa xuân năm 1989. Trước khi đi tôi có cuộc gặp Đại sứ Colombia ở Mexico, vừa chào xã giao, vừa tìm hiểu tình hình và thủ tục lễ tân ở nước bạn. Đại sứ hứa sẽ báo cáo về nước sớm và hỏi tôi bay bằng hãng hàng không nào, có ai cùng đi. Tôi nói đã mua máy bay của hàng không Colombia và chỉ đi một mình.

Chuyện vi hành của hai bộ trưởng

Bùi Hoàng Tám (Nguồn : Trần Nhương.com)
Đôi khi mình tự nhủ thôi thì khó khăn, mỗi người hi sinh một tí miễn là có hiệu quả, đất nước phát triển. Nhưng buồn thay từ ngày bác Thăng nhậm chức, đường phố vẫn tắc, tai nạn giao thông vẫn gia tăng… Chỉ có đời sống nhân dân là bị xáo trộn, xã hội nhiều khi náo loạn cả lên.
Nhiều lúc chỉ muốn thét lên: Đừng làm náo loạn thêm nữa, thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng!

Sức ép 10 loại thuế, phí 'đè nặng' ôtô VN


Bạn đang sở hữu hoặc sắp mua một chiếc ô tô. Với 3 loại thuế và 7 loại phí, sức nặng đang đè lên chiếc ô tô của bạn? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn về các vấn đề trên cũng như những chuyện thú vị lẫn sức ép từ chiếc ô tô. Bài viết, ý kiến bình luận xin gửi về email banxahoi@vietnamnet.vn.

Không ở đâu trên thế giới này, người tiêu dùng lại phải đóng nhiều loại thuế và phí đến thế khi mua và sử dụng một chiếc ôtô như ở Việt Nam. Điều này khiến giá xe ở một nước đang phát triển như nước ta cao gấp 2,5 lần so với một nước phát triển và có thu nhập bình quân đầu người cao như Mỹ.

Tăng thuế, thêm phí: Cứ đi ôtô là tận thu?

 
(VEF.VN) - Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, hiện ô tô đang phải chịu 8 loại thuế, phí bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí đăng ký biển số, phí bảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm dân sự, phí xăng dầu.
Từ 1/6 tới, các phương tiện giao thông sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ, trong đó ôtô con đến 9 chỗ 1,8 triệu đồng/năm. Thời gian tới ôtô có thể sẽ phải đóng thêm các loại phí gồm: phí lưu hành xe từ 20 đến 50 triệu đồng/năm, phí vào nội đô giờ cao điểm 30.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.