TT - Là
nhà nghiên cứu sâu về luật quốc tế, GS-TS Nguyễn Vân Nam rất nặng lòng
với thời sự nóng bỏng ở biển Đông. Theo ông, cần phải kiện ra tòa án
quốc tế để Trung Quốc phải thay đổi chiến lược.
Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ khởi kiện Trung QuốcPhải kiện Trung QuốcCận cảnh tàu Trung Quốc đâm 2 tàu của Việt Nam hư hỏng nặng
Tàu kiểm ngư bị hư hỏng nặng - Ảnh: Hữu Khá |
GS-TS Nguyễn Vân Nam |
Ông Nam nhấn mạnh:
- Trung Quốc chỉ muốn giải quyết tranh chấp song
phương, không chịu đa phương. Nhưng thỏa thuận song phương với Trung
Quốc rất nguy hiểm.
Họ có thể dùng nó để loại trừ các nghĩa vụ quốc tế của
mình. Bởi nguyên tắc tối cao của công pháp quốc tế là tôn trọng chủ
quyền quốc gia, tôn trọng sự thỏa thuận giữa các nước, nên những thỏa
thuận song phương như vậy có khả năng và hiệu lực loại trừ nghĩa vụ quốc
tế mà một trong hai nước đã ký kết.
Tức là với một thỏa thuận song phương, Trung Quốc có
thể loại trừ được những điều mà họ muốn loại trừ, nhưng không thể hoặc
chưa kịp loại trừ khi ký kết các thỏa thuận quốc tế.
Ngoài ra, họ còn có thể ép chúng ta thực hiện những
điều cam kết song phương với họ. Nhưng chính họ lại có thể không thực
hiện, bởi trong quan hệ giữa ta và Trung Quốc có những loại thỏa thuận
song phương không có hiệu lực quốc tế, và vì vậy họ không sợ bị phán xử.
Điều này cực kỳ nguy hiểm. Chính vì vậy, việc cần làm
ngay là phải đưa Trung Quốc vào cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương
trong công pháp quốc tế.
4 cách khởi kiện Trung Quốc
"Với việc khởi kiện, chúng ta sẽ đập nát sự tự
tin của họ, buộc họ phải bị động thay đổi chiến lược chứ không thể hoàn
toàn hành động ngang ngược, trâng tráo theo ý mình"
GS-TS NGUYỄN VÂN NAM
|
*
Trung Quốc luôn khăng khăng không chấp nhận thẩm quyền tài phán của tòa
án quốc tế. Với trường hợp kiện của Philippines cho thấy Trung Quốc
không đồng ý ra tòa mà còn gia tăng áp lực song phương.
- Điều 287 khoản 1 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(UNCLOS) quy định khi tranh chấp, các nước thành viên có thể chọn bốn
khả năng: thứ nhất là tòa án quốc tế ở Hà Lan, thứ hai là Tòa án quốc tế
về luật biển ở Đức, thứ ba là tòa trọng tài theo phụ lục 7 của UNCLOS,
thứ tư là tòa trọng tài theo phụ lục 8 cho những tranh chấp đặc biệt.