Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

SỬA HIẾN PHÁP : TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẪM ĐẾN TA

Tác giả : Tô Văn Trường
 
          Quốc hội khóa 13 đã có quyết định thành lập Ban soạn thảo sửa lại Hiến pháp năm 1992 do ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội làm trưởng ban gồm 30 thành viên không những là cơ sở để sửa những luật cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước, cơ chế bảo vệ Hiến pháp và  quyền bầu cử mà còn là cơ hội để rà soát, đánh giá lại toàn bộ về bản Hiến pháp đối với yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Hiến pháp là bộ luật nghiêm túc nhất của quốc gia: được hình thành bởi quá trình phát triển công lý của loài người. Công Lý là các lý lẽ, các giá trị đúng đắn được thừa nhận chung, có giá trị rộng rãi được công nhận bởi số đông.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ 3 VỀ BIỂN ĐÔNG

Vài ghi chép
từ Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về Biển Đông : Hợp tác vì ổn định và hợp tác trong khu vực 
( KS Melia, Hà Nội 4 – 5/11/2011 )
         
               Tác giả : Hải Sơn


1. Biển Đông với sự phức tạp vốn có của các tranh chấp biển, đảo cùng với khát vọng về hòa bình , ổn định và hợp tác đã và đang tiếp tục thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của giới nghiên cứu, giới hoạch định chính sách và dư luận trong và ngoài khu vực. Không phải ngẫu nhiên số đại biểu tham dự Hội thảo lần này, nhất là từ các nước Á,  Úc, Mỹ tăng lên nhiều so với Hội thảo lần thứ nhất với những tên tuổi lớn như : GS Geoffrey Till từ Anh, TS B.Percival , GS Jon Van Dyke từ Mỹ, GS C. Thayer , GS L. Buszynski từ Úc, GS E. Franchx từ Bỉ, TS  V.Sakhnuja , TS D. Pradhan từ Ấn độ, GS K. Sato từ Nhật bản, GS E. Kanaev từ Nga, ĐS H. Djalal từ Indonesia,  Tường về hưu D.Shaeffer từ Pháp, GS R. Amer từ Thụy điển, TS Koh Choong Suk và Yearn Hong Choi từ Hàn Quốc,  GS R. Pangalangan, TS R. De Castro từ Philipin, ĐS Severino nguyên Tổng thư ký ASEAN, GS R. Beckman từ Singapore, GS M. George từ Malaysia, GS Tô Hạo, TS Nhậm Viễn Giả, TS Đặng Kiến Quần, TS Tiết Quế Phương từ Trung Quốc, GS Dustin Wang từ Đài loan.v.v. Đại diện các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mai, kinh tế - văn hóa các nước và vùng lãnh thổ của châu Á – Thái Bình dương, châu Âu, châu Mỹ tại Hà Nội . Phía Việt nam có sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về Biển, luật pháp quốc tế, quan hệ quốc tế từ các trung tâm, các Viện nghiên cứu chíến lược, các trường Đại học của Việt Nam.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

ANH HAI NAM BỘ

Tác giả  :  Bảy Nhị
Nguồn   :   Tô Văn Trường

           Hôm nước lên đỉnh lũ, tôi hướng dẫn các anh Nguyễn ngọc Trân, Hồ Chín, Nguyễn Sinh Huy đi thăm lại công trình kinh Võ Văn Kiệt. Trên đường từ Hà Tiên-Vàm Rầy về ghé thăm nhà máy Vĩnh Bình huyện Châu Thành (AG), thấy cơ sở nầy của công ty CP BVTV An Giang làm ăn với nông dân tử tế, có văn hóa, anh Trân gọi điện thoại cho giám đốc công ty và sau đó chuyển máy cho tôi. Tôi khen cây cầu treo rất đẹp, vững chắc mới bắc, nối liền nhà máy với tỉnh lộ và hỏi giá xây dựng cây cầu. Giám đốc Th. là người thân tình, cùng làm chung, khi tôi làm giám đốc sở NN (1988) :
          -Tổng vật tư làm cầu chỉ có 700 triệu.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO - II

 
                          KHÔNG ĐẤT ĐỂ ĐỘN THỔ

 
Tháng 9 năm 1975, tức chỉ mới bốn tháng sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thăm chính thức Mexico với tư cách khách mời của Tổng thống Echeveria. Đây là thời điểm thuận lợi để ta mở rộng quan hệ với nhiều nước ở các khu vực khác nhau, đồng thời vận động các nước giúp đỡ, hỗ trợ cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Riêng với Mexico là một nước sản xuất và xuất khẩu dầu khí lớn, có nhiều kinh nghiệm nên ta có nhu cầu tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của họ trong lĩnh vực này.

Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch bay từ Peru, nơi vừa mới kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước Không liên kết, và một Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước trực tiếp từ trong nước sang. Tôi lúc đó đang công tác tại Đại sứ quán ta tại Cuba đến Mexico trước hai hôm để làm nhiệm vụ  tiền trạm cho đoàn.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO - I


            Lều văn xin giới thiệu một số mẩu chuyện ngoại giao do Lê Nguyễn kể. Lê Nguyễn là bút danh, tuy nhiên qua những câu chuyện sinh động, giàu nội dung, giàu cảm xúc suy tư mà vẫn rất hóm hỉnh, những câu chuyện gợi nhớ lại khung cảnh của một thời ngoại giao còn khó khăn nhưng hăng hái và lạc quan, các đồng nghiệp ngoại giao và bạn bè khắp nơi chắc không khó gì để nhận ra anh là ai. Vâng, anh chính là một nhà ngoại giao, một vị Đại sứ tài ba, là người đã tham gia lãnh đạo Bộ Ngoại giao, là một trong những người anh gạo cội của nhiều đồng nghiệp một thời.
            Lều văn xin mời các bạn đọc cùng đọc và cùng đoán xem Lê Nguyễn là ai !



                    TỪ CÁI NGĂN KÉO BẰNG GỖ Ở MEXICO....

            Năm 1975, “Năm quốc tế phụ nữ” của Liên hiệp quốc được tổ chức ở thủ đô Mexico. Hơn 100 đoàn từ khắp thế giới tham dự. Riêng Việt nam có hai đoàn, một của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và một của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Mỗi đoàn của ta đều do Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ dẫn đầu. Đoàn miền Bắc còn có anh Đinh Nho Liêm, Đại sứ Hà Văn Lâu, miền Nam có Đại sứ Võ Anh Tuấn và Phan Minh Hiền (Đại sứ ở Tiệp Khắc).

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

NGƯỜI GẮN BÓ CẢ ĐỜI VỚI NGOẠI GIAO VĂN HÓA. (Hỏi chuyện nhà báo Nguyễn Vĩnh)

Chiến Thắng thực hiện

Phần 2



Thôi, chuyện Ngoại giao văn hóa ta dừng ở đây anh nhé. Xin hỏi là anh làm Tổng biên tập từ năm nào đến năm nào?

Chắc anh hỏi tôi làm Tổng biên tập Báo Quốc Tế của Bộ Ngoại giao? Xin trả lời có trình tự một chút.

Thời gian trước đó tôi làm nhiều năm ở báo Tin Việt Nam sau khi chuyển từ nhà ngoại văn sang. Lúc này tờ báo đã chuyển qua Bộ Ngoại giao quản lý. Báo vẫn ra tiếng Pháp và tiếng Anh (Le Courrier du Vietnam/Vietnam Courier). Đến 1988 tôi được bổ nhiệm làm Phó tổng biên tập. Cuối 1992 Bộ Ngoại giao và Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) bàn nhau thống nhất chuyển tờ báo này sang TTXVN chủ quản. Lãnh đạo báo lúc này chỉ còn mình tôi (các anh chị lãnh đạo khác đã đi công tác ở các Đại sứ quán của ta), nên Bộ giao tôi thay mặt thực hiện bàn giao mọi công việc chu tất với vị Chánh văn phòng của TTXVN.

Tiếp đó tôi được Bộ điều động làm Phó tổng biên tập Tạp chí Quan hệ quốc tế mà hồi đó anh Nguyễn Ngọc Trường làm Tổng biên tập. Về sau các anh lãnh đạo tờ báo này cũng lần lượt luân chuyển công tác ra nước ngoài nên Bộ giao tôi làm Tổng biên tập từ 1998 cho đến khi tôi về hưu, 2006.

Nguyễn Vĩnh trong chuyến phục vụ đoàn cấp cao thăm Nga, ảnh chụp  tại sảnh hội đàm điện Krem-lanh        

CHÚ TƯ CON LÀ AI - Chương 15

Một buổi sáng, có hai thanh niên mặc đồ lính Campuchia đi xuồng máy tới ghe chú Tư. Họ tắt máy, bám thành ghe leo lên. Thấy vậy, chú Tư vội giấu lưới rồi ra hiệu ngầm báo cho ghe ông Mười. Chú Tư và ông Mười vừa đi được một mẻ, cá còn chưa kịp thả xuống gầm ghe. Tôi đang gội đầu, rũ tóc ngó lên, thấy hai người này có vẻ quen quen nhưng chưa nhớ ra ngay đã gặp ở đâu. Họ cùng chào chú Tư :
- Chào chú. 
Chú Tư đứng thủ thế, nhìn khách lạ bằng ánh mắt đầy vẻ nghi ngờ.
- Có việc gì ?
- Không có gì đâu chú, tôi muốn mua con cá về nhậu thôi.
- Lấy đâu ra cá bán cho cậu.
-Tôi muốn mua cá thiệt tình mà. Tôi đâu phải kiểm cá mà chú ngại.
- Cái đó để coi.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

NGƯỜI GẮN BÓ CẢ ĐỜI VỚI NGOẠI GIAO VĂN HÓA. (Hỏi chuyện nhà báo Nguyễn Vĩnh)

Chiến Thắng thực hiện

Nói anh Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng biên tập Báo Quốc Tế, nay sắp bước vào tuổi 70 thì thật khó tin. Anh đi chiếc Lead màu nâu to đùng, đẩy xe lên vỉa hè quán cà phê nhẹ tênh, gặp bạn bè là cười nói rộn ràng, anh em thân tình đâu ới một tiếng, dù ở xa anh cũng ào tới không mấy khi chối từ ái ngại. Đánh bạn với những người như thế thật sướng, ít phải giữ kẽ. Anh Vĩnh đi đâu cũng thường mang theo một cái túi, trong đó trước đây là láp-tóp Vaio xịn, giờ anh thay cái máy tính bảng mới tinh, gọn nhẹ hơn. Đều là thứ dụng cụ đồ nghề gắn với cánh nhà báo và những blogger; bởi với họ không cập nhật thông tin thì hình như “không chịu được”. Nguyễn Vĩnh quả thật vẫn là một ông lão trẻ trung và ham thích cái mới.

Vào một sáng Hà Nội tháng mười, anh và tôi đã ngồi với nhau ở một quán cà phê ven Hồ Tây. Thi vị và đáng nhớ cái buổi ấy khi gió đầu đông chỉ mới chớm lướt trên mặt hồ xanh và chút se lạnh trên da thịt người. Bên hồ câu chuyện của chúng tôi rỉ rả theo từng giọt cà phê, cũng toàn chuyện kỷ niệm nghề nghiệp, chuyện bạn bè một thuở…

Khi trở về nhà nhớ lại, thấy những điều Nguyễn Vĩnh kể thật là hay, đặc biệt là những nhận xét thật xác đáng mà lý thú,  mới xin phép anh chép ra đây, có thế nào chép thế ấy, không văn chương màu mè gì.
                                                  
Nhà báo Nguyễn Vĩnh
                                                     
Phần 1

Ở Bộ Ngoại giao, tôi thấy anh là một trong số không nhiều người đã gắn bó suốt với ngoại giao văn hoá.

PHIẾM ĐÀM VỀ BÓNG ĐÁ

Tác giả : Phan Hồng Giang
Nguồn : từ mail của Tô Văn Trường.
Lời bàn của Tô Văn Trường : Bài viết hay, thâm thúy, rất đáng suy ngẫm.


 Những sự kiện nào trên thế giới hiện đại thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông,của các chính khách và đông đảo người dân ? Có thể lỗ mỗ trả lời ngay mà không quá sợ bị tuýt còi "việt vị" :  bức tường Berlin sụp đổ 1989 đánh dấu chấm hết cho kỷ nguyên xung đột ý thức hệ, Liên Xô  hùng mạnh  bất ngờ tan rã sau Thỏa ước Belovejskoe một ngày giữa đông năm 1991,vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 ở nước Mỹ, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản 11/3 năm nay, hai  sát thủ hàng loạt kiêm "người hùng" kỳ dị Osama bin Laden và Muammar Gaddafi "đang sống chuyển sang... từ trần" và sức lan tỏa khó cưỡng của "Mùa xuân Ả - rập"...
      Khỏi phải bình phẩm gì nhiều về tác động lâu dài, sâu rộng của các sự kiện trên. Một điều khá kỳ lạ là, cùng với những sự kiện thực sự quan trọng ấy, có những chuyện chẳng có gì quan trọng, thậm chí có thể coi là tầm phào, cũng vẫn khiến hàng trăm triệu, thậm chí  có lúc là hàng tỷ người dân khắp năm châu phải gác lại mọi  việc, thức đêm thức hôm mà dán mắt vào màn ảnh nhỏ hồi hộp theo dõi từng phút diễn biến - ấy là chuyện...bóng đá, là những trận cầu đỉnh cao - chung kết  World Cup (Đức-Brazil hay Tây Ban Nha-Hà Lan), chung kết  Euro Cup ( Đức- Tây Ban Nha), derby nước Anh - Manchester United vs Liverpool, derby  Tây Ban Nha - Real Madrid vs Barcelona...    
   Vì sao như vậy ? Khó có thể trả lời ngắn gọn cho hiện tượng xã hội lý thú này khi cơn ghiền bóng đá không buông tha một ai, bất kể đó là Tổng thống Brazil hay Argentina, Thủ tướng Tây Ban Nha hay Italia, là bậc thức giả uyên thâm hay anh phu hồ, tài xế, là cậu học trò lớp 1 hay chị hàng xén, hàng cơm... Tất cả đều say sưa thụ hưởng những xúc cảm hỷ nộ ái ố ùa về từ sân cỏ với 22  người đàn ông  quần đùi áo số đang hăm hở săn đuổi  duy nhất một trái bóng tròn...          
  Phải chăng sức hấp dẫn của bóng đá là ở chỗ nó đã và đang là hình bóng cuộc đời, chứa đựng một phần những chiêm nghiệm xa gần về cuộc sống quanh ta ?..