Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Tại sao BT Đinh La Thăng tích cực giải quyết tình trạng kẹt xe?

 

Đồng Xuân Trường (Danlambao) - Kể từ khi nhậm chức bộ trưởng (BT) Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã nổi lên như cồn trong chính giới vì những hành động được cho là quyết liệt, là một thế hệ BT mới. Và đặc biệt, vấn đề BT Thăng quan tâm nhất, kèm theo là sự ủy lạo của hàng loạt cơ quan chức năng, báo đài, chính là vấn đề kẹt xe ở Hà Nội và Sài Gòn. Tại sao vậy?
Ai cũng biết, dù là trẻ con, việc ùn tắc giao thông ở hai TP Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều nguyên nhân, mà hầu hết các nguyên nhân xuất phát từ sự điều hành yếu kém của chính quyền, chứ không phải từ chính sách của Bộ GTVT. Đơn cử việc ùn tắc từ kinh doanh vỉa hè, là do chính quyền cơ sở (Phường, xã) bật đèn xanh cho thu phí, thuế của các hộ dân kinh doanh, các nút thắt cổ chai không được giải tỏa là trách nhiệm của Quận, của Thành Phố. Cảnh sát không nghiêm, ăn tiền của dân nên không phạt người vi phạm, bỏ qua cho cánh xe tải chạy ẩu… thì chỉ có chính quyền TP mới giải quyết được chứ Bộ GTVT làm sao xử lý mấy ông cảnh sát được?
Nhiều người trong nghành giao thông đang tự hỏi, sao ông Thăng làm việc giống như đang làm thay giám đốc sở GTVT Hà Nội và sở GTVT Sài Gòn quá? Ai đời BT lại đi dự họp với UBND quận Hoàn Kiếm về việc giao thông của quận Hoàn Kiếm? Ai đời BT lại đi họp với các quận của Hà Nội để xử lý việc trông giữ xe trái phép, chưa nói là dù có chỉ đạo cụ thể như thế, việc cấm kinh doanh, trông giữ xe ở 262 tuyến phố rồi cũng sẽ phá sản, vì nó đi ngược với quyền lợi của đa số người dân, trong đó có một bộ phận không nhỏ quan chức địa phương (nhìn mà xem, các công ty cổ phần kinh doanh trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm đều của vợ ông Hoàng Công Khôi - bí thư quận Hoàn Kiếm).

Việc thay đổi giờ làm của Hà Nội là của ông giám đốc sở GTVT Hà Nội, của ông Chủ tịch TP Hà Nội, cớ sao ông Thăng lại hăm hở lao vào giải quyết? Có phải ông Thăng thích chơi trội? Hay muốn thể hiện mình để còn leo cao hơn? Hoàn toàn không phải, vì khi làm ông Thăng cũng đã biết tỷ lệ thành công chỉ ở mức dưới 50%, thậm chí, ngay tại diễn đàn Quốc Hội, ông cũng ngập ngừng mà không dám hứa tỷ lệ giảm ùn tắc là 5% hay 10%.

Vấn đề chính là ở chỗ, khi về nhậm chức BT Bộ GTVT, ông Thăng đã biết rằng, ngân sách dành cho xây dựng cơ bản của Ngành đã giảm, và ngày càng giảm hơn nữa. Ngay năm 2011, khi ông Thăng nhậm chức BT, toàn bộ vốn ngân sách dành cho năm 2011 đã được BT Hồ Nghĩa Dũng tiêu hết, thậm chí đã ứng trước 8000 tỷ trong tổng số 12000 tỷ của năm 2012. Như vậy, cả năm 2012 này, Ông Thăng chỉ được tiêu có chưa đầy 4000 tỷ, không đủ để chi phí giải phóng mặt bằng của các dự án ODA.

Vậy thì thượng sách là phải thu phí, mà phí gì? Ô tô đã gánh 11 loại phí rồi, phí duy tu đường bộ thì ông BT Dũng cũng đã xây xong, Quốc Hội cũng đã thông qua, ông Thăng chỉ còn nghĩ ra một loại phí cuối cùng, đó là phí lưu hành xe ô tô, xe máy mà lâu nay người dân đang bàn cãi.

Nếu không có khoản thu này (dự kiến sẽ kiếm được 15000 tỷ/năm), chắc chắn Bộ GTVT sẽ không có tiền để đầu tư vì ngân sách dành cho Bộ này đã hết, chỉ riêng chi phí dành cho Giải phóng Mặt bằng cũng đã ngồn mỗi năm không dưới 10.000 tỷ đồng, vậy nên việc thu phí lưu hành chắc chắn sẽ thực hiện, có thể mức thu sẽ được giảm xuống, nhưng không thể không thu, và sau khi thông qua khoản thu này, ông Thăng sẽ không còn quyết liệt về món ùn tắc, kẹt xe như trong thời gian qua nữa.

Hồi còn ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), ông Thăng tiếng là chủ của một doanh nghiệp, nhưng vốn dành cho xây dựng cơ bản của ngành này còn lớn hơn tiền dành cho xây dựng cơ bản của Bộ GTVT bây giời, nên việc thiếu tiền của Bộ GTVT lúc này chẳng khác gì Tư lệnh nhưng không quyết được gì hết, không hạ lệnh chiến đấu được vì có đạn đâu mà bắn.

Phân tích như trên, để thấy rằng, trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người hi vọng khoản thu phí lưu hành vô lý này rồi sẽ không được thông qua, nhưng thực tế thì khác, bằng cách này hay cách khác, ông Thăng sẽ thu bằng được, nếu không thì ông Thăng cùng Bộ GTVT sẽ chẳng làm được cái gì hết.

Tổng công ty XDCT Giao thông 1- Bộ GTVT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét