Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Ôtô, bỏ đi cho nó lành...

(VEF.VN) - Thị trường ôtô ảm đạm, xăng dầu tăng chóng mặt, các mức phí dành cho ôtô cứ dày và dài thêm mãi khiến không ít người đang có ý định bỏ ôtô "cho nó lành". Có thật thế không? (TS xin bình thêm : bỏ ô tô là trúng kế của bọ rồi, hạn chế phương tiện cá nhân mà, còn nếu không bỏ được thì lại vẫn nhiều ô tô cá nhân, không hạn chế được, bọ lại nghĩ ra cách khác để hạn chế...!!! Ở VN mình ô tô không chỉ là phương tiện giao thông, nó còn là đẳng cấp, là đặc quyền, bởi vậy cá nhân bình thường nào nào muốn có được cái ô tô để di chuyển hoặc để làm ăn thì không dễ đâu nhé !!!!)


Cái ôtô phút chốc trở thành một tâm điểm trong đời sống xã hội bởi một sự kiện chẳng ai móng muốn: những mức phí cao, thậm chí vô lý mà người ta sắp bắt nó phải "cõng".
Trước hết, nói ôtô là nói đến đẳng cấp, tất nhiên là cái uy thế (khối lượng, hình dạng) của nó hẳn nhiên là hơn xa cái xe đạp, xe máy rồi. Chẳng thế ở ta một thời khi mở DN chưa nói đến làm ăn nhưng thế nào nhưng người ta cứ phải bằng mọi cách mua cho được một cái ôtô để đi giao dịch cho oai, dù có phải vay mượn, thế chấp sổ đỏ, nhà cửa cho ngân hàng, hiệu cầm đồ. Mà ngay chỉ riêng trong thế giới ôtô thôi, câu chuyện đẳng cấp, khoảng cách giàu nghèo càng thể hiện một cách rõ ràng, ghê gớm: dĩ nhiên là cái anh Toyota phải hơn anh chạy cái Kia, Huyndai một tý nhưng chỉ là gã nông dân nghèo nếu so với nhưng Audi, Maybach, Ferrari...
Nhưng có lẽ, chủ đề của bài viết này chỉ nên xoay quanh giới xe hơi bình dân, những "khổ chủ" thực sự nếu các mức phí mới được áp đặt, chứ đối với những ai đã xài các loại siêu xe nói trên thì các mức chi phí chỉ là "muỗi"...
Xứ ta, cái xe ôtô có vị thế ghê lắm. Ở quê tôi, ngày xưa cứ lái xe bấm còi "pin pin" từ đầu làng là cả làng, cả nước đã đổ ra để dòm, để ngó và xuýt xoa. Mấy cái ông ngồi trên xe hẳn nhiên là oai vệ đã đành, mà cái nhà được ôtô đậu ngõ cũng có cớ để vênh vang với thiên hạ.
Đối với người VN, xe ôtô nhiều khi không chỉ là phương tiện vận chuyển... (ảnh minh họa - Tiền Phong)
Nền kinh tế càng khởi sắc, chuyện mua sắm phương tiện đơn giản và giá trị của cái ôtô cũng giảm đi nhiều. Chẳng thế, cách đây khoảng 20 năm thôi, chắc bán vài mảnh đất mới mua được một cái ôtô thì nay, bán vài cái ôtô may ra mới mua được một mảnh đất, thậm chí một căn hộ nhỏ. Giá trị nhỏ đi, nhưng vị thế và sự hiện diện của loại phương tiện này trong đời sống gia đình xã hội ngày một "to" hơn. Hãy bỏ qua những đại gia chuyên "chơi" xe, thay xế hộp như thay sơ mi, đối với đại đa số gia đình Việt Nam, ôtô vẫn là một cái gì đấy rất quan trọng. Có khi một người sắm được cái ôtô đã là một niềm vui cho không chỉ gia đình họ, mà còn là niềm tự hào của cả gia tộc. Bởi trong không ít gia đình, ôtô không chỉ là phương tiện che mưa nắng nữa mà đã trở thành một phương tiện công ích: ma chay, cưới hỏi, hội hè cũng là cái ôtô; chở vợ con về quê thăm ông bà, bố mẹ, rồi ông bà bố mẹ lên Hà Nội, lên thành phố thăm thú phố phường cũng là chiếc ôtô ấy. Ở đô thị, nhiều lái xe taxi hiện nay "ôm" luôn taxi, họ chở khách (dĩ nhiên) bằng ôtô, chợp mắt thậm chí qua đêm luôn trên đó. Có khi ôtô còn kiêm thêm vai trò khách sạn, bởi người ta thỉnh thoảng "yêu" nhau luôn trên đó.
Bạn tôi, một kỹ sư tin học ở Vinh, Nghệ An chán làm nhà nước đã mở một công ty riêng, dù có trụ sở ở nhà đất hẳn hoi nhưng vốn tính hay vi vu, lúc Hà Nội, Hải phòng, khi Huế, Đà Nẵng... Anh biến cái xế hộp của mình thành  văn phòng di động, trên xe đầy đủ: điện thoại - dĩ nhiên rồi, công văn giấy tờ, giấy phép hoạt động công ty, rồi các ấn chỉ, con dấu đủ cả... Anh cười vui: "Tôi mê ôtô nên tự lái không thuê ai, lại hay đi nên cứ làm thế này cho tiện, cần thì ký nháy, đóng dấu cho tiện. Nếu trên xe anh có thêm cái WC nữa thì đúng là một văn phòng di động 'khép kín' hoàn hảo"!
Gần đây, thị trường ôtô trong nước rơi vào suy thoái nặng nề. Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), có những thời điểm, doanh số của các thành viên tụt xuống còn không đầy 50% so với cùng kỳ năm ngoái, và đến nay tình hình vẫn chưa được cải thiện là bao. Người ta đồ rằng, mại lực trên thị trường ôtô quá yếu, bởi nền kinh tế gặp khó khăn, giá cả thì tăng cao trong khi thu nhập của dân vẫn vậy. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhiều người có kế hoạch mua xe đang dừng lại để nghe ngóng thăm dò, bởi với mức phí lên tới hàng chục triệu đồng/tháng mua cái xe cũng đã khó nhưng 'nuôi" nó còn vất vả hơn nhiều. Thậm chí, đã có những xì xào là ngay cả những người đã "tậu trâu" (ôtô) nhưng thấy giá "dây thừng" (phí) đắt quá cũng đang định bán "trâu" để mua xe máy, tiếng là để đi lại cho tiện nhưng thực chất là để giảm tải những chi phí cắt cổ trong thời buổi thóc cao, gạo kém!
Người ta đã chán ôtô đến vậy sao? Có thấu hiểu tâm tư của những người trong cuộc, thực ra đó là chuyện cực chẳng đã chẳng ai muốn vậy đâu. Phàm ở trên đời, trừ mấy bậc cao nhân đã "hóa thánh" muốn vứt bỏ tiện nghi xa hoa để trở về với cỏ cây, hoa lá thiên nhiên, người ta phần đa chẳng ai muốn bán cái ôtô ấm áp, an toàn để xài cái xe máy và các phương tiện thô sơ, bụi bặm làm gì. Trong cái xã hội mà hình thức là rất quan trọng như Việt Nam hiện tại, đặc biệt trong giao tiếp, kinh doanh việc "bán ôtô đi xích lô" là thể hiện sự xuống cấp không phải bàn cãi. Giống như ai chuyên xài "Pie cạc đanh" tiền triệu, nay phải vận cái sơmi chỉ dăm chục ngàn đồng bán bên hè phố hẳn cũng bức bối, ngứa ngáy lắm thay!
Trong khu chung cư tôi ở, có một cậu đàn ông mới hơn 30 nhưng đã rất thành đạt, mua được nhà cho vợ con, mở công ty tư nhân chuyên về truyền thông... lúc nào cũng phong độ, tốc độ xài tiền nhìn đã thấy thèm. Nhưng gần đây rất ít gặp lắm, di động thì tắt ngóm. Hôm rồi, bắt gặp cậu ta tại bãi rửa xe ôtô, tay bắt mặt mừng hồi lâu thì sau đấy thấy cậu ta hỏi... vay ít tiền! Sao lại vay tiền? Té ra ngoài cái công ty chỉ là hình thức, việc chính của cậu ta là đầu tư vào bất động sản. Cũng chẳng phải ghê gớm gì, cũng chỉ đầu tư vào lĩnh vực căn hộ mini ở Trung Hòa, Nhân Chính, Khương Hạ Khương Đình thôi. Độ 2 năm trước (2010) phân khúc này còn sốt nóng, cứ mỗi vụ cậu ta cũng thu được vài ba trăm triệu, cộng cả năm cũng bạc tỷ có dư.
Nhưng nay thị trường bất động sản chìm, các căn hộ chung cư mini bị rẻ rúng, vốn vay hơn 2 tỷ đồng mỗi tháng chịu lãi suất ngân hàng khoảng hơn 40 triệu đồng, chịu sao nổi. Sao không bán xe mà trả nợ? "Con Vios cũ này được bao nhiêu hả anh, mà bán làm sao được, dù phải vay cả tiền với lãi suất nóng ngoài xã hội (5.000 đồng/triệu/ngày) cũng phải nuôi bằng được con xe này cho nó có tư thế, nếu bán xe các chủ nợ nó đến "thịt" ngay"! Tôi chợt nhớ đến trường hợp một đại gia thủy sản ở miền Tây vừa rồi nợ đìa nhưng cưới con trai vẫn dùng dàn xe khủng để trấn an thiên hạ...
Ở ta cái ôtô nó quan trọng thế, bỏ làm sao được...(TS : Ô hô, không bỏ được thì hạn chế làm sao được ?!!!)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét