Nhóm
chuyển giao của Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump đã có lệnh chung
yêu cầu các chính trị gia được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm đại sứ
phải rời nhiệm sở của họ trước ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức, Đại
sứ Hoa Kỳ tại New Zealand nói với hãng tin Reuters hôm thứ Sáu.
“Tôi sẽ rời [New Zealand] trước ngày 20 tháng Một”, Đại sứ Mark Gilbert nói trong tin nhắn cho Reuters trên Twitter.Lệnh này không bao gồm các đại sứ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, như Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.
Nhiều chính trị gia làm đại sứ là những người đóng góp tài chính nhiều cho chính quyền và được bổ nhiệm vì có quan hệ gần gũi với tổng thống. Họ thường làm việc đến hết nhiệm kỳ tổng thống, còn các vị đại sứ là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thì làm việc theo nhiệm kỳ của ngành ngoại giao.
“Không có ngoại lệ”
Theo tờ New York Times (NYT), chỉ thị này là “không có ngoại lệ” và được gửi qua đường điện tín của Bộ ngoại giao Hoa kỳ hôm 23 tháng 12, các quan chức ngoại giao cho hay. Chỉ thị này làm Hoa Kỳ sẽ không có đại sứ được Thượng viện bổ nhiệm trong nhiều tháng ở những nước quan trọng như Đức, Canada và Anh quốc.Các chính quyền của cả hai đảng trước đây đều xét trên cơ sở từng trường hợp, cho các đại sứ, nhất là những người có con cái đang đi học, được tại nhiệm thêm vài tuần hay vài tháng.
Chính quyền của ông Trump, trái lại, đã đưa ra đường lối cứng rắn không cho phép các chính trị gia được bổ nhiệm làm đại sứ được tiếp tục tại nhiệm quá ngày 20 tháng Một với mục đích dỡ bỏ những thành tựu về chính sách đối nội và đối ngoại chủ chốt của người tiền nhiệm Obama, tờ NYT viết.
Các vị tổng thống trước đây của cả hai đảng như Bill Clinton, George W. Bush và Obama đều gia hạn cho các đại sứ được tiếp tục làm việc và thu xếp chuyện cá nhân cũng như công việc ngoại giao quan trọng, trong khi những người kế nhiệm của họ hoàn tất quá trình được cử nhiệm.
Một quan chức cao cấp trong nhóm chuyển giao của ông Trump nói với báo giới động thái này không có ý xấu gì, và chỉ là chuyện đảm bảo cho các đại sứ ở nước ngoài của chính quyền Obama ra khỏi chính phủ theo đúng lịch trình, cũng như hàng ngàn nhân viên chính trị khác trong Nhà trắng và các cơ quan liên bang vậy.
Quan chức này nói các vị đại sứ không nên ngạc nhiên vì họ phải rời nhiệm sở vào một ngày đã được chốt.
Cuộc sống đảo lộn
Cũng theo NYT, lệnh này đã làm đảo lộn cuộc sống riêng của nhiều vị đại sứ. Nhiều người đang chật vật thu xếp việc gia đình và xin visa ở lại các nước họ đang làm việc để con cái họ được tiếp tục học hết năm học, một số nhà ngoại giao Mỹ cho biết.Đêm hôm thứ Tư, ông Obama tổ chức tiệc chia tay cho các đại sứ là chính trị gia được bổ nhiệm tại Nhà Trắng. Theo những người có mặt tại buổi tiệc, các vị đại sứ được ông Obama chia buồn và họ so sánh cách đối phó với tình hình này ra sao.
Một số vị tỏ ra bất mãn vì bà Melania, vợ ông Trump đã chọn cách ở lại New York để cậu con trai Barron lên 10 tuổi của họ không phải chuyển trường giữa năm học. Vậy mà ông Trump lại không cho phép các đại sứ được gia hạn vì lý do tương tự.
____
TTT/ NYT/ CafeF
7-1-2017
Nhiều “Đại sứ chính trị” của Mỹ muốn làm ngược lại yêu cầu của ông Donald Trump buộc họ từ chức trước ngày Tuyên thệ 20/1 vì những vướng bận liên quan tới gia đình riêng.
Ở Costa Rica, Đại sứ Stafford Fitzgerald Haney cho biết ông đang tìm một ngôi nhà hoặc căn hộ cho gia đình 6 người, bao gồm 4 đứa con đang ở độ tuổi ăn học và người vợ đang điều trị ung thư vú. Đại sứ Haney, người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm, cho biết ông sẽ tranh đấu để hoãn phải trở về Mỹ trong 5 tháng tới, giúp các con hoàn thành năm học.
Tại Cộng hòa Séc, Đại sứ Andrew H. Schapiro cũng đang phải tìm một căn nhà ở Prague và xin cho các con vào học tại một ngôi trường ở Chicago, Mỹ phòng trường hợp họ buộc phải về nước ngay. Trong khi đó, tại Brussels và Geneva, Đại sứ Mỹ ở Bỉ Denise Bauer và Đại sứ Mỹ thường trực tại Liên Hiệp Quốc Pamela Hamamoto cũng đang nỗ lực ở lại để con họ không phải chuyển trường khi còn vài tháng nữa là tốt nghiệp trung học.
Ronald E. Neumann, Chủ tịch Học viện Ngoại giao Mỹ, một tổ chức phi lợi nhận trụ sở ở Washington, cho rằng, việc các “đại sứ chính trị” phải từ chức là điều không có gì lạ. Tuy nhiên, yêu cầu họ trở lại ngay lập tức là điều chưa từng xảy ra và làm xáo trộn nhiều thứ trong cuộc sống riêng tư của gia đình các đại sứ.
W. Robert Pearson, một cựu đại sứ Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng nhận định yêu cầu bộ máy chuyển giao quyền lực Donald Trump đưa ra “khá bất thường”. Động thái này có thể làm suy giảm lợi ích của Mỹ cũng như báo hiệu một sự thay đổi vội vàng, điều làm trầm trọng hơn sự bồn chồn, lo lắng ở các nước đồng minh với Mỹ xung quanh mối quan hệ với chính quyền mới.
Tại bữa tiệc chia tay Tổng thống Obama dành cho các đại sứ không phải nhà ngoại giao chuyên nghiệp tối 4/1, nhiều người bày tỏ sự thất vọng khi vợ và con Tổng thống đắc cử Donald Trump không chuyển tới Nhà Trắng và ở lại New York đến hết năm học. Nó có thể trở thành cái cớ để các đại sứ chính trị từ chối về nước theo yêu cầu.
Ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát thông báo yêu cầu các Đại sứ được bổ nhiệm chính trị, nộp đơn từ chức trước 20/1. Thông điệp này không đề cập tới các Đại sứ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng gửi bản hướng dẫn cụ thể cho những đại sứ chính trị muốn ở lại, bao gồm yêu cầu chính thức cũng như lý do.
Trong quá khứ, Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều dành một khoảng thời gian nhất định trước khi thay thế các đại sứ chính trị, thường đại diện cho nước Mỹ ở các quốc gia có quan hệ chiến lược như Anh, Đức, Canada…. Quãng thời gian này giúp tìm ra ứng viên thay thế phù hợp và cũng để gia đình các đại sứ có thời gian chuẩn bị.
TTT/ NYT/ CafeF
Nhiều đại sứ Mỹ chống lại yêu cầu từ chức ngay lập tức của Donald Trump
Linh Anh7-1-2017
Nhiều “Đại sứ chính trị” của Mỹ muốn làm ngược lại yêu cầu của ông Donald Trump buộc họ từ chức trước ngày Tuyên thệ 20/1 vì những vướng bận liên quan tới gia đình riêng.
Ở Costa Rica, Đại sứ Stafford Fitzgerald Haney cho biết ông đang tìm một ngôi nhà hoặc căn hộ cho gia đình 6 người, bao gồm 4 đứa con đang ở độ tuổi ăn học và người vợ đang điều trị ung thư vú. Đại sứ Haney, người được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm, cho biết ông sẽ tranh đấu để hoãn phải trở về Mỹ trong 5 tháng tới, giúp các con hoàn thành năm học.
Tại Cộng hòa Séc, Đại sứ Andrew H. Schapiro cũng đang phải tìm một căn nhà ở Prague và xin cho các con vào học tại một ngôi trường ở Chicago, Mỹ phòng trường hợp họ buộc phải về nước ngay. Trong khi đó, tại Brussels và Geneva, Đại sứ Mỹ ở Bỉ Denise Bauer và Đại sứ Mỹ thường trực tại Liên Hiệp Quốc Pamela Hamamoto cũng đang nỗ lực ở lại để con họ không phải chuyển trường khi còn vài tháng nữa là tốt nghiệp trung học.
Ronald E. Neumann, Chủ tịch Học viện Ngoại giao Mỹ, một tổ chức phi lợi nhận trụ sở ở Washington, cho rằng, việc các “đại sứ chính trị” phải từ chức là điều không có gì lạ. Tuy nhiên, yêu cầu họ trở lại ngay lập tức là điều chưa từng xảy ra và làm xáo trộn nhiều thứ trong cuộc sống riêng tư của gia đình các đại sứ.
W. Robert Pearson, một cựu đại sứ Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng nhận định yêu cầu bộ máy chuyển giao quyền lực Donald Trump đưa ra “khá bất thường”. Động thái này có thể làm suy giảm lợi ích của Mỹ cũng như báo hiệu một sự thay đổi vội vàng, điều làm trầm trọng hơn sự bồn chồn, lo lắng ở các nước đồng minh với Mỹ xung quanh mối quan hệ với chính quyền mới.
Tại bữa tiệc chia tay Tổng thống Obama dành cho các đại sứ không phải nhà ngoại giao chuyên nghiệp tối 4/1, nhiều người bày tỏ sự thất vọng khi vợ và con Tổng thống đắc cử Donald Trump không chuyển tới Nhà Trắng và ở lại New York đến hết năm học. Nó có thể trở thành cái cớ để các đại sứ chính trị từ chối về nước theo yêu cầu.
Ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát thông báo yêu cầu các Đại sứ được bổ nhiệm chính trị, nộp đơn từ chức trước 20/1. Thông điệp này không đề cập tới các Đại sứ là nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng gửi bản hướng dẫn cụ thể cho những đại sứ chính trị muốn ở lại, bao gồm yêu cầu chính thức cũng như lý do.
Trong quá khứ, Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều dành một khoảng thời gian nhất định trước khi thay thế các đại sứ chính trị, thường đại diện cho nước Mỹ ở các quốc gia có quan hệ chiến lược như Anh, Đức, Canada…. Quãng thời gian này giúp tìm ra ứng viên thay thế phù hợp và cũng để gia đình các đại sứ có thời gian chuẩn bị.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam không phải từ chức theo yêu cầu của Donald Trump
Linh Anh
7-1-2017
Ngài Ted Osius, Đại
sứ Mỹ tại Việt Nam, cho biết, ông không nằm trong diện phải từ chức
trước ngày 20/1 theo yêu cầu nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống
đắc cử Donald Trump đưa ra.
Ngày 5/1, New York Times dẫn nguồn tin
cho biết, đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Donald Trump vừa ra chỉ
thị cho tất cả các đại sứ chính trị của Mỹ ở nước ngoài từ chức trước
ngày tân tổng thống nhậm chức (20/1), điều chưa từng có tiền lệ trong
nhiều thập kỉ qua.Trả lời báo Trí Thức Trẻ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết, ông không nằm trong diện phải từ chức theo yêu cầu mà đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra.
“Yêu cầu của chính quyền tương lai dành cho các đại sứ được bổ nhiệm chính trị. Là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, tôi không nằm trong diện bị yêu cầu từ chức. Tôi sẽ tiếp tục hoàn tất nhiệm kỳ đại sứ của mình ở Việt Nam”, Đại sứ Ted Osius cho biết thông qua cuộc trao đổi trên Facebook Messenger.
Là nhà ngoại giao dạn dày kinh nghiệm, ông Ted Osius được bổ nhiệm vị trí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ngày 18/11/2014, sau khi đánh bại 3 ứng viên khác trong một cuộc biểu quyết ở Thượng viện Mỹ. Nhiệm kỳ của ông tại Việt Nam kéo dài 3 năm, tương đương tháng 11/2017.
Đại sứ Ted Osius là người có nhiều kinh nghiệm hoạt động ngoại giao tại Việt Nam. Năm 1996, ông có mặt trong đoàn quan chức Mỹ đầu tiên tới Việt Nam sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1995. Năm 1997, ông là Tuỳ viên Chính trị đầu tiên tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh và đảm trách nhiệm vụ này trong một năm.
Đại sứ Ted Osius từng thực hiện hành trình vượt 1.930 km từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh bằng xe đạp. Ông cũng là người kêu gọi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng. Ông cũng tỏ ra là người am hiểu văn hoá Việt Nam khi thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp, gói bánh chưng hay viết thư pháp mừng năm mới cũng như đi chùa báo hiếu cha mẹ trong lễ Vu Lan. Đại sứ Ted Osius có thể sử dụng tốt tiếng Việt.
Khác với các đại sứ chuyên nghiệp, đại sứ chính trị được bổ nhiệm nhờ mối quan hệ gần gũi với tổng thống. Theo thông lệ, họ sẽ rời vị trí sau khi tổng thống đương nhiệm hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều dành một khoảng thời gian nhất định trước khi thay thế các đại sứ chính trị – thường đại diện cho nước Mỹ ở các quốc gia có quan hệ chiến lược như Anh, Đức, Canada…. Quãng thời gian này giúp tìm ra ứng viên thay thế phù hợp và cũng để gia đình các đại sứ có thời gian chuẩn bị. Bộ máy chuyển giao quyền lực của ông Donald Trump gây chú ý vì yêu cầu các Đại sứ chính trị từ chức ngay lập tức, điều dẫn tới sự phản kháng của nhiều người vì lý do gia đình.
____
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét