Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Mừng anh 50 tuổi Đảng

Nguyễn Hữu Động (Viết từ Mê-hi-cô)



Hôm ấy, máy bay tôi đến New York chậm hỏn một tiếng. Làm xong thủ tục xuất cảnh thì đā một giờ sáng. Anh và mấy anh em khác đứng chờ tôi ở cổng ra. Anh bỏ điếu thuốc đang hút, chào tôi và nói: "Thành phố này về khuya không an toàn lắm, và quan hệ với chủ nhà cũng khá phức tạp nên chúng tôi phải đưa cả một tiểu đội ra đón anh." Mười năm sau, khi tôi đến ở đấy, NY đā trở thành một trong những thành phố an toàn nhất thế giới.


Về đến  trung cư, tôi được xếp vào cùng buồng  với anh, không biết vì lý do tuổi tác (chúng tôi xấp xỉ tuổi nhau) hay vì lý do gì khác. Trong những năm ấy, bao trùm vẫn là chế độ bao cấp, từ ăn đến mặc. Mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào tiêu chuẩn. Riêng tôi thì rất dốt cái món này: cho ăn gì thì ăn nấy, cho ở đâu thì ở đấy, cho bao nhiêu tiền thi tiêu bấy nhiêu. Nói cho đúng, năm 1980, cán bộ ở NY được phát từ 1,50 cho đến 2đô la / ngày cũng tuỳ theo tiêu chuẩn, gọi là Daily Allowance Subsistence (Xin miễn dịch vì từ Subsistence này chính xác quá) Cơm ngày ba bữa ở cơ quan, cà fê, thuốc lá thì nhịn,  hoặc trong trường hợp tôi,  bà xã phụ cấp. Cán bộ đi công tác nước ngoài phải đến Bộ tài chính mượn giầy và côm lê, khi về phải trả lại. 


Có lẽ tôi thân anh vì chuyện này.

Đôi giầy  bộ tài chính cho mượn làm bằng loại da gì tôi không biết, nhưng có đặc điểm là sang đến khí hậu khô thì co lại, sỏvào như là bị tra tấn. Hay hơn nữa, giầy này biết nói và kêu như vẹt, két két qua mỗi bước. Vào phòng họp xin đừng đến muộn vì cả phòng sẽ ngẩng đầu nhìn và nghe đôi  giầy bất hủnày. Và nhất là đừng bao giờ thăm viện bảo tàng hay phòng triển lãm. Trong khi thiên hạ im lặng ngắm tranh thìtiếng kêu của đôi giầy là cực hình đối với khổ chủ.

Biết thế, một hôm đi họp khuya, tôi đề nghị anh cởi giầy đi vào phòng.Ít khi chúng tôi bước vào phòng một cách đàng hoàng như vậy. Quan hệ giữa chúng tôi    từ đóthay đổi.  Hiểu nhau, và tìm mọi cách đỡ gánh nặng cho nhau.

Ở chung phòng với nhau đến gần ba tháng nhưng chẳng bao giờ tôi hỏi anh về cuộc sốnganh. Và anh cũng chẳng bao giờ nói. Có lần anh hỏi tôi về một vấn đề chuyên môn, tôi đang loay hoay tìm câu trả lời thì anh nói, với cái giọng từ tốn rất đặc biệt:“Thi gian trước, tôi đi Iính, ông đi học. Bây giờ ông dạy lại tôi như thế hai đứa cùng có lợi".Chỉ bằng một câu, anh đã tạo điều kiện cho chúng tôi thân nhau trong gần 40 năm  qua. Cũng chỉ với một câu, anh thểhiện một cách hồn nhiên sắc khí Việtnam. Ra trận khi cần thiết vàbị bắt buộc, nhưng tương lai phải là xây dựng, làrnột cuộc sống tạm gọi là bình thường. Sau này, khi làm việc trong các phái đoàn hoà bình của Liên Hiệp Quốc, tôi mới
hoàn toàn thấm cái phong cách đó: hoà bình là một cái gìrất giản dị. Nhưng con đường đi đến điều giản dị ấynhiều lúc không phải con đường giản đơn nhất. Khi viết về sự hình thành của bản sắc Việtnam, nhiều nhà sửhọc thường nói tới tinh thần và truyền thống chống ngoại xâm, nhưng ít người đã phân tích vìsao tinh thần đó lại đẻ ra lòng thiết tha hoà bình như ta biết.

Sau những ngày ở New York và nhất là khi tôi  vào làm việc cho LHQ, thỉnh thoảng tôi lại gặp anh, khi ở Hànội, khi ở Bangkok hay New York và lần cuối ở Genève. Trong những năm ấy, mới biết thêm về anh. Người Hà Thành gốc, sĩ quan trong nhữngnăm 60, được chọn đi B, bị thương, giải ngũ và chuyển sang làm ngoại giao. Cũng như   bao người  khác đã cầm súng làm nhiệm vụ công dân, anh chẳng bao giờ kể chuyện hoặc than vãn, hoặc khoe khoang về thời ấy. Đến nhà anh một hôm, tôi thấy treo một giấy chứng nhận Thương Binh. Anh cười vẫn nụ cười hiền hoà, vui, pha một chút tinh nghịch và bảo: "Để bọn phường  nó bớt hạch sách". Huy, huân chương, anh dấu biệt, kể cả cái  mà tôi  thích nhất, huân chương bộ đội Trường Sơn. Một điểm khác nói lên tính giản dị của anh là dù làm bất cứ việc gì, anh không bao giờ quan trọng hóa mình. Mỗi lần gọi điện  thoại tôi thường nói: “A lô chào tham tán” thì ở đầu máy phía bên kia  trái đất, anh cười  và trả Iời : "Tham ăn tán phét".﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽dig nhun d[ âyc cangôireusement- maciracinadas con la materia.magistrales y talleres prtion for Palestine. All togeth

Nhà anh bên cạnh Hồ Tây. Trước khi có con đường quanh hồ, vào thăm anh phải đi qua đường làng, hai xe đạp chỉ đủchỗ tránh nhau. Cũng chính vì thế mà anh em bè bạn kéo tới rất đông. Đủ mặt, văn nghệ sï, cán bộ, dân đen, ngoại giao đủ cấp, người còn đi làm hay đã hạ cánh an toàn. Họ mến anh, mến chị, vì anh, chị là những người mến khách và mến tất cả những gì mang tính văn  hóa, từ văn hóa chính thống đến  văn hóa ẩm thực. Bún chả thì phải có anh, chị. Hiệu phở ngon phải đi với anh, quán trà, cà fê, không cóanh, chẳng thành quán.Tôi  thường nói đùa: "Thiếu anh, Hànội sẽ thiếđi một cáì gì đó rất Hànội”. Trong những năm sốt đất, có nhiều người khuyên anh bán nhà  để thành tỷ phú thật, chứ nay anh là người ngồi trên đống vàng nhưng thiếu tiền mặt. Anh thường cười và nói:“Hai vợ chồng mình đã bỏvào cái  nhà này bao nhiêu công sức. Thôi để hưởng tuổi già vài năm rồi sẽ tính. Mặt khác, dọn đi bây giờ thì chỗ đâu mà chung vui với anh em?”

Từ hơn hai mươi năm nay, anh xoay sang nghề vẽ. Gọi là nghề trong cái nghĩa là tranh anh rất đẹp. Nhà tôi  không là nhà nữa mà là phòng triển lãm tranh của anh. Nhưng nói lànghề thì cũng không đúng nghĩa lắm, ngoại trừ ai đó nói làm « nghề” từ thiện. Tranh của anh chủ yếu đểtặng bạn, nhất là những ai biết và mê Hànội. Tôi có một ước mơ là tổ chức tại nơi tôi ở hay đã từng ở, một triển lãm tranh anh. Hànội, Genève đãtừng làm. Nhưng  thiếu Paris, New York, Bangkok vàMexico thì còn thiếu.

Cũng có những lần ngồi UTQ với anh (uống trà quạu theo tiếng miền Nam), chúng tôi cũng bàn về thời chiến,về những quyển sách nói về thời ấy. Anh nói: "Mình cóđọc Nỗi Buồn Chiến Tranh nhưng mình nghĩ là tác giả quên không nói đến cái khí thế thời ấy. Người ta thật sự xung phong cầm súng và những người không được vào bộ đội, hiếm nhưng có, cũng mang mộtnỗi buồn ít ai kể đến. Tôi hỏi: "Vậy chủ nghĩa lý lịchcấm công dân iàm nghĩa vụ à?"

Anh bảo, "Đương nhiên không phải tuyệt đối, nhưng đó là chính sách". Và anh kể: "Năm mình chuẩn bị đi B, có buổi họp cả đại đội để kể khổ! Khi đến lượt mình, mình nói: thú thật với các đồng chí, tôi chỉkhổ khi vào Iính. Ở nhà được mẹ chiều, ăn uống đầy đủ, bây giờ đi bộ, vác nặng, thiếu ăn”...

Sau anh cười và nói: "Chỉ vì câu nói đó mà mình bị chậm vào đảng mất mấy năm. Ông cũng biết đấy, trong ta có những cha ba bị, cứng ngắc, chẳng hiểu cuộc sống thật ra sao, lý luận chỉ là bình phong che cái dốt.  Nhưngông yên tâm, họ không phá được lâu đâu. Bằng chứng là mình còn trụ cho đến hôm nay."

Theo tôi  đoán mò, nếu  không bị chậm mấy năm vì cái bản lĩnh dám nói, dám độc lập suy nghĩ của anh, năm nay anh đạt đúng 50 tuổi  đảng. Xin thay rnặt cho cá nhân tôi,  mừng anh.

NHĐ
Mêhicô. 3/4/15

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét