Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

LÊ NGUYỄN KỂ CHUYỆN NGOẠI GIAO- 13

              KHÁM PHÁ VÙNG VỊNH


Quan hệ Việt Nam-Iraq vào những năm 80 của thế kỷ trước phát triển tốt đẹp. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, Iraq hỗ trợ bằng việc cho ta vay một lượng dầu khá lớn nhằm giải quyết khó khăn sau chiến tranh. Một lượng lao động của ta sang Iraq làm việc, một mặt để giải quyết công ăn việc làm cho dân, mặt khác dùng thu nhập qua xuất khẩu lao động để trả nợ dần cho bạn. Nhưng rồi cuộc chiến tranh vùng Vịnh diễn ra (1989), lao động ta phải về nước. Mỹ trực tiếp can thiệp và các năm sau đó tiếp tục thi hành chính sách bao vây cấm vận, Iraq ở vào tình thế vô cùng khó khăn. Quan hệ Việt Nam-Iraq tiếp tục tốt đẹp nhưng quan hệ buôn bán, lao động bị đình trệ, không phát triển được. Ta cố giúp bạn một số mặt hàng như gạo, chè nhưng phải nhập vào Iraq qua đường bộ nên cũng bị hạn chế. Trong bối cảnh đó, tháng 3 năm 1997, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải có chuyến thăm hữu nghị chính thức Iraq.
Do bị cấm vận, từ Amman (thủ đô của Jordan), đoàn phải đến Baghdad bằng đường ô tô qua sa mạc. Cuộc hành trình kéo dài 10 giờ với chiều dài của chuyến đi khoảng 1000 km.
Bắt đầu chuyến đi tôi có hai nỗi lo và ba sự chờ đợi : lo ăn không nổi thịt cừu, lo làm sao giải quyết “bầu tâm sự” trên một chặng đường dài 1000 km giữa một đoàn xe hơn chục chiếc.
Sau khoảng 3 giờ đi (tính từ Amman), chúng tôi dừng tại trạm biên Jordan-Iraq để làm thủ tục xuất nhập cảnh và dùng cơm trưa. Nỗi lo thứ nhất đã đến, đó là bữa cơm trưa hoàn toàn thịt cừu. Mới nhìn vào sợ thật, thịt nhiều bằng cơm. Không hiểu món ăn có tên là gì nhưng người ta trộn lẫn gạo, đậu, thịt cừu đun nhừ. Nhưng khi đến gần bắt đầu có mùi thơm thơm của thịt và một loại lá nào đó (như lá quế), khi cho vào mồm lại thấy bùi bùi, béo béo của đậu và thịt. Tóm lại cái mặc cảm mùi hôi của thịt cừu đã được thay thế bằng một thứ mùi mùi thơm thơm dễ chịu và vị ngọt thanh thanh của gia vị. Lần đầu tiên được hưởng một bữa cơm thực sự là cừu, thực sự ngon và từ đó mê luôn !
Giải tỏa được mối lo thịt cừu thì đến mối lo thứ hai về “bầu tâm sự” cũng dần dần được giải tỏa. Thực ra đâu phải chỉ có riêng mình mà nhiều người cũng có nhu cầu giải tỏa “bầu tâm sự” như vậy nên trên đường đi, cứ khoảng vài giờ lại có cuộc dừng xe kỹ thuật. Mọi người lại ra khỏi xe hít thở không khí trong lành, nhìn trời ngắm đất và làm việc đó giữa không gian mênh mông.
Rồi cái chờ thứ nhất cũng đã đến. Lâu nay, qua sách vở, chỉ biết sa mạc như Sahara, Gobi là những bãi cát, những mảnh đất cằn cỗi, không nước, không cây cối, không có sự sống…Ở ta không có sa mạc nhưng mỗi lần đi qua các dải đất hẹp của Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi…nhìn những dải cát trắng kéo dài ở bờ biển dưới nắng gay gắt cũng thấy hoa mắt, nóng bức trong người rồi. Bây giờ đã tận mắt thấy thế nào là sa mạc. Người ta thường ví xa tít chân trời. Nhưng khi đứng ở sa mạc rồi thì tôi cảm thấy không có chân trời, chỉ có không gian mênh mông vô tận. Đi hàng giờ không thấy có bóng người, không thôn xóm làng mạc, thỉnh thoảng một vài cụm cỏ khô cằn chen giữa sỏi cát. Xe chạy trên đường với tốc độ 120-150 km/h mà cảm thấy như chạy trên đường thảm phẳng lỳ, không đường cắt ngang, không chướng ngại vật. May mắn hai lần  (năm 2000 tôi có chuyến đi khác nữa) tôi qua sa mạc này vào mùa có mưa nên nhiệt độ không cao lắm, khác với lần tôi đến Kuwait vào mùa nóng nên phải chống chọi với nhiệt độ 52oC ngoài trời.
Rồi cái chờ thứ nhất cũng đã đến. Lâu nay, qua sách vở, chỉ biết sa mạc như Sahara, Gobi là những bãi cát, những mảnh đất cằn cỗi, không nước, không cây cối, không có sự sống…Ở ta không có sa mạc nhưng mỗi lần đi qua các dải đất hẹp của Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi…nhìn những dải cát trắng kéo dài ở bờ biển dưới nắng gay gắt cũng thấy hoa mắt, nóng bức trong người rồi. Bây giờ đã tận mắt thấy thế nào là sa mạc. Người ta thường ví xa tít chân trời. Nhưng khi đứng ở sa mạc rồi thì tôi cảm thấy không có chân trời, chỉ có không gian mênh mông vô tận. Đi hàng giờ không thấy có bóng người, không thôn xóm làng mạc, thỉnh thoảng một vài cụm cỏ khô cằn chen giữa sỏi cát. Xe chạy trên đường với tốc độ 120-150 km/h mà cảm thấy như chạy trên đường thảm phẳng lỳ, không đường cắt ngang, không chướng ngại vật. May mắn hai lần  (năm 2000 tôi có chuyến đi khác nữa) tôi qua sa mạc này vào mùa có mưa nên nhiệt độ không cao lắm, khác với lần tôi đến Kuwait vào mùa nóng nên phải chống chọi với nhiệt độ 52oC ngoài trời.
Rồi cái chờ thứ nhất cũng đã đến. Lâu nay, qua sách vở, chỉ biết sa mạc như Sahara, Gobi là những bãi cát, những mảnh đất cằn cỗi, không nước, không cây cối, không có sự sống…Ở ta không có sa mạc nhưng mỗi lần đi qua các dải đất hẹp của Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi…nhìn những dải cát trắng kéo dài ở bờ biển dưới nắng gay gắt cũng thấy hoa mắt, nóng bức trong người rồi. Bây giờ đã tận mắt thấy thế nào là sa mạc. Người ta thường ví xa tít chân trời. Nhưng khi đứng ở sa mạc rồi thì tôi cảm thấy không có chân trời, chỉ có không gian mênh mông vô tận. Đi hàng giờ không thấy có bóng người, không thôn xóm làng mạc, thỉnh thoảng một vài cụm cỏ khô cằn chen giữa sỏi cát. Xe chạy trên đường với tốc độ 120-150 km/h mà cảm thấy như chạy trên đường thảm phẳng lỳ, không đường cắt ngang, không chướng ngại vật. May mắn hai lần  (năm 2000 tôi có chuyến đi khác nữa) tôi qua sa mạc này vào mùa có mưa nên nhiệt độ không cao lắm, khác với lần tôi đến Kuwait vào mùa nóng nên phải chống chọi với nhiệt độ 52oC ngoài trời.
Với khoảng 10 giờ ngồi trên xe băng qua sa mạc mới biết thế nào là sa mạc !
                                      
Rồi đến cái chờ thứ hai. Đã có dịp thấy và ăn quả chà là thật ngon, vừa ngọt vừa thơm, một vị thơm hơi lạ. Và bây giờ lại tận mắt thấy cây chà là thế nào. Ở ta, nhất là ở Nam Bộ, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Ở Iraq lại có những cánh rừng chà là thẳng cánh máy bay ở phía Bắc Iraq. Đâu đâu cũng thấy chà là, rừng chà là, chà là dọc ven đường, chà là bao bọc lấy thôn xóm, làng mạc. Những buồng chà là nặng trĩu như những chum dừa trông quá đẹp mắt. Quả chà là được xuất đi nhiều nước như một loại hoa quả quý, được nhiều người ưa chuộng. Một số nước nhập cây chà là về trồng làm cây cảnh cho thành phố (như Dubai-các tiểu vương quốc Ả rập) và tạo màu xanh cho những vùng đất khô cằn vì nó có khả năng chịu khô và nóng.
Trong thời gian ở Iraq, đoàn cũng được bạn mời thăm vườn treo Babilon, 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Đó cũng là điều mong đợi của nhiều người. Chúng tôi đến tận nơi, đứng ngay trên mặt đất của kỳ quan, được bạn giới thiệu tỉ mỉ nên hình dung được thế nào là vườn treo. Nhưng vườn treo không còn trên thực địa nữa, nó đã biến dạng, mất đi theo thời gian. Thế là mong chờ thứ ba của tôi cũng được thỏa mãn, và bây giờ có thể nói, kể lại với bạn bè, người thân, con cháu trong gia đình là mình đã từng đến, từng đặt chân lên vườn treo Babilon.
Bạn đón tiếp Phó Thủ tướng Phan Văn Khải trọng thị và chu đáo. Cuộc hội đàm, trao đổi giữa hai bên chân thành, cởi mở và nhanh chóng thống nhất các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Ta tiếp tục cung cấp hàng năm một lượng gạo và chè khá lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Iraq trong bối cảnh Mỹ tiếp tục bao vây cấm vận. Các doanh nghiệp của ta đi theo đoàn cũng ký một số hợp đồng trao đổi hàng hóa với bạn.
Cuộc gặp giữa ông Saddam Hussein và Phó Thủ tướng Phan Văn Khải diễn ra có phần huyền bí. Đây là cuộc gặp rất hẹp, phía ta chỉ có Phó Thủ tướng và phiên dịch. Bạn đến khách sạn đón anh Khải vào đúng giờ hẹn rồi đưa đi lòng vòng qua nhiều phố, nhiều đường khác nhau. Khi ra khỏi thành phố rồi quay lại như một cuộc trốn tìm loanh quanh nhằm nghi binh, tránh sự theo dõi của lực lượng đối lập, chống đối. Cuối cùng nó diễn ra tại thủ đô Baghdad, nhưng là chỗ nào cụ thể thì không ai khẳng định được. Hệ thống an ninh bảo vệ của Iraq đối với Hussein cực kỳ chặt chẽ, nghiêm ngặt. Theo Đại sứ ta tại Iraq thời đó, có một số trường hợp người tiếp chỉ là Hussein trá hình (đóng thay) nhưng rất khó phân biệt ai thật ai không.
Đoàn được bố trí ở tại khách sạn Rashid, khách sạn quốc tế sang trọng nhất của thủ đô Baghdad. Điều tôi nhớ mãi là ngay tại cửa chính ra vào của khách sạn (nằm giữa tiền sảnh và phòng khách), ở bên dưới sàn là bức ảnh bán thân của Bush ghép bằng đá. Ở vị trí như vậy thì suốt ngày đêm, mỗi khi ra vào mọi người đều dẫm chân lên mặt Bush. Đấy là cách thể hiện lòng căm ghét, giận dữ của người dân Iraq đối với hành động thù địch của chính quyền Bush đối với tổ quốc họ lúc bấy giờ.
Chào mừng thắng lợi của chuyến thăm, Đại sứ ta ở Baghdad mời đoàn mời đoàn thăm Sứ quán và dùng bữa tối. Phía bạn có Phó Tổng thống và một số cán bộ cao cấp cùng dự. Theo phong tục của địa phương, người Hồi giáo không uống rượu, bia. Tôn trọng phong tục đó, lễ tân của Sứ quán cũng không dám rót rượu mà chỉ để một số chai dự phòng. Đang trong lúc vui vẻ, ấm cúng, một tùy tùng của Phó Tổng thống ghé sát tai tôi nói nhỏ, Ngài có thể nâng cốc chúc sức khỏe lãnh đạo chúng tôi. Tôi khẽ đề nghị Phó Thủ tướng ta nâng ly chúc bạn. Phó Tổng thống đáp lễ và sau đó tiếp tục cuộc vui với nhiều lần chạm ly khác nữa.
Có thể trong các cuộc tiếp tân đối ngoại hẹp, với bạn bè thân tình thì vẫn được nâng cốc chăng ? Nhưng cũng có thể việc nâng cốc tại Sứ quán ta ở Baghdad chỉ là cử chỉ ngoại giao cần thiết để tỏ sự tôn trọng đối với Phó Thủ tướng Phan Văn Khải ?!
Sau cuộc tiếp khách, Phó Thủ tướng và đoàn có cuộc gặp than tình với toàn thể cán bộ, nhân viên sứ quán. Phó Thủ tướng bày tỏ tình cảm, thông cảm với hoàn cảnh công tác, sinh hoạt khó khăn của mọi người, nhất là cuộc sống tinh thần (trong xã hội Hồi giáo) và khí hậu khắc nghiệt. Cảm nhận được tinh thần thân mật, cởi mở của Phó Thủ tướng, Đại sứ thay mặt cơ quan mạnh dạn đề nghị xem xét cải thiện chế độ lương cho anh em. Phó Thủ tướng giao cho tôi-đại diện Bộ Ngoại giao và chị X-đại diện Bộ Tài chính tham gia đoàn nghiên cứu đáp ứng đề nghị chính đáng của sứ quán. Trên đường về khách sạn, nhân ngồi cùng xe, tôi nhắc lại việc sứ quán đề nghị và cả chỉ thị của Phó Thủ tướng, chị X đáp lại một câu gọn lỏn : theo tỷ giá đô la thị trường tự do, ăn tiêu cá nhân ở Iraq mỗi tháng chỉ mất 20 đô la chứ bao nhiêu ? Tôi cụt hứng ! Thì ra cuộc sống đơn giản chỉ gói gọn trong ba bữa ăn ?
Năm 1997, tình hình kinh tế của đất nước còn khó khăn nhưng đã qua hơn 10 năm đổi mới rồi thì cũng không đến nỗi lắm. Vấn đề vẫn là cách suy nghĩ, tư duy kiểu “ao làng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét