Truyện ngắn
Chồng bà bị giặc Pháp bắt đày Côn Đảo. Con trai và con dâu đều hy sinh, để lại cho bà một đứa cháu trai, cháu đích tôn của bà. Không cần kể ra, ai cũng biết những nỗi cực nhọc để nuôi được đứa cháu khôn lớn. Bà đã nuôi nó bằng chính phần máu thịt của mình nên càng ngày bà càng tóp đi, lưng còng xuống.
Chồng bà bị giặc Pháp bắt đày Côn Đảo. Con trai và con dâu đều hy sinh, để lại cho bà một đứa cháu trai, cháu đích tôn của bà. Không cần kể ra, ai cũng biết những nỗi cực nhọc để nuôi được đứa cháu khôn lớn. Bà đã nuôi nó bằng chính phần máu thịt của mình nên càng ngày bà càng tóp đi, lưng còng xuống.
Đứa cháu lớn lên, phổng phao khoẻ mạnh, sớm biết thương bà nên rất chăm học, chăm làm. Tuy vậy nó vẫn ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Cứ đến mùa, khi chiều xuống, trai làng tụ tapạ trước nhà bà, rủ cháu bà đi thả diều qua đêm. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc võng ra sân nằm hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của cháu bà trong và vi vút nhất. Giấc ngủ đến nhẹ nhàng, bà thiếp đi. Khi tỉnh dậy, bà nghe tiếng giội nước ào ào. Đấy là cháu bà về, đang tắm ngoài giếng. Ngôi sao hôm đã sáng xanh giữa trời.
Bà mắng:
Bà mắng:
- Bố tiên nhân mày, đi suốt đêm. Bà để khoai trên nồi ấy, có đói lấy ra mà ăn.
Đứa cháu cười khì khì. Cứ như thế suốt cả mùa diều, đêm nào cũng như đêm nào.
Năm 1965, Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ở khắp nơi, thanh niên đua nhau đi bộ đội. Cháu bà nhấp nhổm nhưng lo bà phải ở nhà một mình không dám quyết. Bà nghĩ: "Nó có máu của ông nó, của bố mẹ nó, chắc không giữ được". Ban tuyển quân xã không nhận. Đứa cháu đứng ngồi không yên, buồn bã nhìn hết đứa bạn này đến đứa bạn khác ra đi. Thương cháu, bà dắt nó lên thẳng huyện.
- Các chú cứ nhận cho nó. Trai thời loạn, gái thời bình. Một ngày tôi chỉ ăn vài lưng cơm, lo gì cho tôi.
Thế là cháu bà được nhập ngũ. Trước hôm đi, nó rủ các bạn đến dọi lại mái nhà, khơi cái giếng nước và trồng một dãy na ở vườn. Nó phân phát tất cả diều cánh cốc cho trẻ con. Còn lại chiếc diều to đeo sáo ba, nó gác lên bếp rồi dặn bà:
- Cái diều này đừng cho ai bà nhé, để bao giờ về con còn chơi.
- Bố tiên nhân mày, lớn tồng ngồng thế mà sao vẫn còn trẻ con.
Bà nhìn cháu âu yếm nhưng trong lòng thật tủi. Nó có những niềm vui lớn lao khác hơn là sống với bà và chơi diều.
Mười năm qua đi. Suốt mười năm ấy bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Sức bà ngày càng yếu, trí nhớ kém dần và sinh bệnh lẫn. Bà quên tên những người xung quanh, có khi nhầm buổi chiều sang buổi sáng. Duy có một điều bà không hề lẫnlà việc giữ cái diều cháu bà gài trên gác bếp. Những năm chioến tranh, trẻ em vẫn chơi diều. Đêm đêm, bà vẫn nằm còng queo trên chiếc chõng tre cũ mẹp. Những tiếng sáo của lũ trẻ làm bà nhớ cháu đến thắt ruột. Bà giữ chiếc diều ba sáo như một báu vật, hợp tác xã đã chữa cho bà cái nhà, bó lại cái sân, nhưng bà không choai đụng đến cái bếp đã xiêu vẹo chỉ vì trong đó có cái diều. Có những đêm đang nằm, bỗng bà bật dậy, xuống bếp đánh diêm sờ lần xem chiếc diều còn cất đó không. Dãy na cháu bà trồng đã cho quả. Bà bán được khối tiền đembỏ tất vào con lợn đất to giấu ở đầu giường. Hàng xóm bảo bà dở chứng, sắp chết. Riêng bà, bà không nghĩ tới cái chết. Bà chưa thể, chừng nào cháu bà chưa trở về. Nhưng rồi bệnh lẫn càng thêm nặng. Cả ngày bà chỉ lẩm bẩm một mình nhắc lại kỷ niệm của những ngày đã xa lắc mà phần lớn là những ngày cực nhọc và đau buồn. Những lúc ấy, bà thường thấy cháu bà đi về, chỉ là một cái bóng, nhưng vẫn y như xưa, bé bỏng, đen thoi, luôn cười khì khì, bà gọi tên nó, chửi "bố tiên nhân mày" như thể cháu bà đứng ngay trước mặt.
Mùa đông năm 1976 lạnh buốt và khô khốc. Sương muối đốt xém những tàu lá chuối và trút sạch lá của dãy na trong vườn. Hàng xóm thăm bà, thấy bà ho sù sụ, người chỉ còn một nắm. Họ nghĩ bà khó qua được mùa lạnh, bàn nhau đóng cho bà một cỗ áo bằng gỗ dổi. Mà lẩm bẩm chửi mấy ông phó mộc rằng họ muốn bà chết sớm hay sao mà cứ đóng chí chát, doạ cháu bà về nó cứ là vằm vào mặt. Nhìn bà đụp cái áo bông đã sờn tay, sờn gáy, lọ mọ như một bóng ma, mấy phó mộc thương bà một, lại nghĩ tới cháu bà mười, biệt từng ấy năm trời.
Vậy mà thật kỳ diệu, bà đã qua được mùa đông khắc nghiệt, mùa xuân đến, vườn thơm ngát mùi hoa. Bà lần ra gốc bưởi, hít hít. Tận trong nơi sâu kín của mình, hình như bà có nhận ra một ý nghĩ, tuy không mạch lạc, nhưng có phần chua xót, rằng có thể đây là lần cuối cùng bà còn được ngửi cái mùi thơm ngát của thôn quê đã theo bà suốt cả cuộc đời. Nhưng một ý nghĩa khác mãnh liệt và nóng bỏng hơn lại ùa đến. Đó là cháu bà. Thế là bà xua đuổi đi ngay cái ý nghĩa chết chóc ban đầu. hương bưởi và khí mát mùa xuân làm bà khoẻ khoắn hơn lên.
Một buổi sáng, người ta mang đến cho bà một bức thư. Cả xóm vây quanh bà, vui mừng. Hải, cô hàng xóm 18 tuổi, hét vào tai bà:
- Bà có thư, thư của anh Chiến gửi cho bà đây này.
Bà nhíu mày nhìn bức thư rồi hỏi lại:
- Chiến nào?
- Cháu bà chứ còn Chiến nào nữa. Lú gì mà đến cháu mình cũng không nhớ.
Nói rồi. Hải bóc thư đọc tư: "Bà ơi, cháu thật có tôi, đi thế mà không viết thư cho bà. Nhưng bao giờ trong lòng cháu cũng mong nhớ bà, chỉ lo bà ở nhà dở giời, trái gió, không có cháu bên cạnh. Nhưng bây giờ thì cháu cho bà biết ngay nhé, cháu đang được về với bà rồi đấy, có khi nhận được thư này thì cháu cũng ra tới Quảng Bình bà ạ. Cháu thương bà quá đi mất thôi, không biết bây giờ bà thế nào. Cháu mua cho bà một cái cối giã trầu đấy…". Mọi người nghe Hải đọc thư đều dấm dứt khóc. Riêng bà vẫn lặng thinh, thản nhiên như không. Rồi bà chợt nói: "Chúng mày lừa bà. Lừa làm sao được già này. Nếu là thằng Chiến thật thì nó đã hỏi cái diều của nó". Không ai biết bà nói cái diều nào nhưng mọi người cũng bỏ qua ngay. Chẳng ai để ý làm gì những cái dớ dẩn của người già.
Chiến về, bà không nhận. Chiến ôm chầm lấy bà bé bỏng, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Cháu bà khác, không phải cái người to khoẻ rắn chắc, lại có cái sẹo như cái chéo tay trên mặt. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống chân bà, quỳ lạy bà. Nước mắt ròng ròng. Bà vẫn dửng dưng đẩy anh ra, mồm vẫn lẩm bẩm nói chuyện với cháu bà mà Chiến biết đấy chỉ là cái bóng của mình cách đây đã hơn chục năm. Chiến hết lòng chăm nom bà, nhưng bà đối với Chiến cứ như người lạ. Có lúc, bà nhìn Chiến, thăm dò, xét nét, tìm kiếm. Rồi im lặng. Những ngày đầu, Chiến buồn và lo, nhưng rồi anh cũng quen dần với ý nghĩ là bà anh đã dở tính từ nhiều năm nay.
Cuối cùng, mùa thẻ diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về mang theo một đoạn tre cứng cáp.
- Con vót cái diều chơi bà ạ. Có dễ từ ngày đi bộ đội đến giờ con chưa vót cái nào.
Đôi mắt kèm nhèm của bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu rồi chợt như loé sáng. Bà bàng hoàng, run rẩy khi những khoảng mờ tối trong trí nhớ loãng ra, tan dần đi và bà nhận ra trong cái dáng người vót diều là cháu bà. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai người cháu và hỏi:
- Chiến đấy ư con!
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở sang bên, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột. Bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp.
- Cái diều của con đây cơ mà. Bà vẫn giữ cho con, bố tiên nhân mày.
Người cháu lôi ra một chiếc khung diều đeo sáo ba, bồ hóng đen kít, bám thành từng mảng. Lúc ấy anh mới nhớ rằng cách đây hơn mười năm, anh đã dặn bà giữ cho anh chiếc diều này.
Tối hôm ấy, khi cháu bà mang chiếc diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo ba. Ngôi sao hôm sáng lung linh giữa trời. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, yên bình.
Khi Chiến về, giội nước ào ào ngoài giếng, anh không thấy bà chửi bố tiên nhân mày như những đêm xưa. Sau đó ba hôm, khi dọn giường cho bà, Chiến tìm thấy một con lợn đất. Anh đập ra, đếm tất cả tiền xu, tiền hào, tiền đồng, thấy nhiều hơn cả số tiền anh đã lo cho bà. Anh bật khóc hu hu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét