Dưới đây là phần II cuộc trò chuyện giữa ông Vũ Khoan và nhà báo Huỳnh Phan :
Ngày xưa Mỹ là kẻ thù. Còn bây giờ, tuy vẫn còn những khác biệt, nhưng vẫn là một đối tác. Thế của mình cũng khác, lực mình cũng khác. Ngày xưa mình bị bao vây cô lập, bây giờ mình có chân khắp nơi, được tôn trọng ở khắp nơi. Vì vậy, thái độ và cách tiếp cận mà hai bên dành cho nhau khác nhiều.
Ông đánh giá thế nào về sự can dự của Mỹ tại khu vực này? Chẳng hạn, năm ngoái tại Thượng đỉnh Đông Á tại Hà Nội, mới có Ngoại trưởng Hilary Clinton tham dự, nhưng đến năm nay ở Bali cấp tham dự là Tổng thống Barrack Obama, người đã có những tuyên bố khá mạnh mẽ về vai trò của sự can dự của Mỹ đối với việc đảm bảo an ninh khu vực.
Thực ra, chuyện Mỹ can dự vào châu Á - Thái bình dương không phải mới. Có điều, vị trí của châu Á - Thái bình dương đã nổi lên vào cuối thế kỷ trước, vào những năm '90 đã lộ rõ rồi, và trong bối cảnh hiện nay càng nổi bật hơn nữa.
Vì sao?
Thứ nhất, kinh tế cả thế giới đều khó khăn, riêng châu Á - Thái bình dương vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tuy có giảm đôi chút.
Thứ hai, những nền kinh tế mới nổi tập trung ở đây. Vào những năm '80-90' của thế kỷ trước, đó là những "con rồng", "con hổ" châu Á. Như Hàn Quốc, Hồng Công, Singapore, hay Malaysia, Thái Lan.
Và đặc biệt có con rồng to là Trung Quốc. Rồi bây giờ lại đến Ấn Độ. Hay Indonesia cũng được xếp vào loại cường quốc bậc trung, có trong nhóm G20. Việt Nam ta cũng được đánh giá là nước có tiềm năng.
Cái thứ hai đã làm rõ nét cái thứ nhất về tiềm năng kinh tế.
Thứ ba, nhiều nước lớn đều qui tụ ở đây. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, còn Tây Âu mới hiện diện ít thôi. Khi mấy ông lớn tụm lại với nhau thì thành quan trọng thôi. Đó là địa chính trị.
Còn địa kinh tế, thì ngoài chuyện đã nói ở trên, đây là ngã ba đường của vận chuyển quốc tế, qua eo Malacca. Trong tình hình phát triển kinh tế thế này, vấn đề nguyên liệu và năng lượng trở thành vấn đề rất lớn.
Bây giờ, người ta mới nhấn mạnh chuyện Mỹ quay lại, chứ thực ra người Mỹ chưa bao giờ rời bỏ khu vực này. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh ở đây: chiến tranh Thái Bình Dương; chiến tranh Triều tiên và chiến tranh Việt Nam - Đông Dương.
Nhưng có một thời gian họ xao lãng...
Bởi họ sa lầy vào những chuyện khác. Họ thất bại ở Việt Nam nên phải rút ra, rồi sa lầy ở Trung Cận Đông trong một thời gian rất dài. Rồi những biến động ở châu Âu cũng thu hút sự quan tâm của Mỹ. Nên nói theo cách nói của ta là Mỹ đã "lực bất tòng tâm", muốn quay lại cũng chẳng quay lại được.
Nay tình hình thay đổi, trong đó có nhân tố Trung Quốc nổi lên mà người Mỹ cho rằng có thể cạnh tranh với họ. Chính vì vậy họ phải rút dần chân khỏi những chỗ khác, xác định châu Á - Thái bình dương là hướng chiến lược của họ.
Như vậy, cái mới ở đây là sự nhấn mạnh của họ thôi, chứ không phải là sự bắt đầu.
Nhưng sự hiện diện của họ hiện nay khác với ngày xưa như thế nào?
Ngày xưa, sự hiện diện lớn hơn. Hai cuộc chiến tranh lớn đều tiến hành ở đây là Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Bao nhiêu căn cứ quân sự, rồi hạm đội 7 tập trung ở đây. Suốt từ Nhật Bản, Hàn Quốc, xuống tới Thái Lan, Philippines...
Sau chiến tranh Việt Nam họ đã giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy tôi muốn nói là sự quay lại của họ chưa trở lại được mức cũ đâu.
Nhưng cái nét mới là sự can dự của họ ở đây không chỉ bằng quân sự, mà can dự bằng quan hệ chính trị, bằng quan hệ kinh tế. Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) chính là một sáng kiến nằm trong chiến lược can dự trở lại này.
Nói tóm lại, sự can dự lần này toàn diện hơn.
Thế cách tiếp cận của họ có gì khác không? Cách đối xử với khu vực này có khác hơn không, tôn trọng hơn không?
Chẳng hạn, TNS Jim Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, sau chuyến đi 5 nước Đông Nam Á, trong đó có cả Myanmar và Việt Nam, vào tháng 8.2009, đã nói rằng mỗi nước Đông Nam Á có một lịch sử riêng, và họ cũng có một lịch sử riêng trong quan hệ với Mỹ, và mục đích của chuyến đi của ông cũng là lắng nghe quan điểm của lãnh đạo các nước Đông Nam Á.
Cái khác lớn nhất là vị thế khu vực này đã khác trước.
Ngày xưa Việt Nam bị chia cắt, nay đã là nước thống nhất. Các nước ASEAN ngày xưa còn yếu, nay đã cứng cáp rồi. Hay Trung Quốc trước kia còn yếu, bị xâu xé bởi những bất ổn nội bộ, nay đã trở thành một cường quốc thứ hai trên thế giới về kinh tế rồi.
Các nước trong khu vực có vị thế cao hơn hẳn, trong khi Mỹ lại khó hơn trước. Sau khi Liên Xô sụp đổ, họ tưởng có thể làm mưa làm gió, cái gì cũng quyết định đơn phương. Nhưng cũng chỉ được một thời gian rất ngắn. Bây giờ họ cũng phải tìm cách tiếp cận đa phương. Chẳng hạn, ký TAC (Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác) với ASEAN, hay tham gia EAS (Cấp cao Đông Á).
Thế khác, lực khác, nên thái độ cũng phải khác là đúng thôi. Không phải đến để dạy bảo người ta nữa mà đến để tìm bạn, tranh thủ tìm đối tác.
Liệu sự thay đổi thái độ và cách tiếp cận của Mỹ với khu vực này cũng tác động đến thái độ và cách tiếp cận của Việt Nam với Mỹ?
Ngày xưa Mỹ là kẻ thù. Còn bây giờ, tuy vẫn còn những khác biệt, nhưng vẫn là một đối tác.
Thế của mình cũng khác, lực mình cũng khác. Ngày xưa mình bị bao vây cô lập, bây giờ mình có chân khắp nơi, được tôn trọng ở mọi chốn.
Vì vậy, thái độ và cách tiếp cận mà hai bên dành cho nhau khác nhiều.
Ông nhìn nhận mối quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đang hướng tới như thế nào?
Qua thông tin báo chí tôi thấy hai bên còn đang bàn bạc. Nhưng cũng phải nhìn nhận là mối quan hệ giữa hai nước, so với thời tôi còn làm việc, phát triển một trời một vực. Từ chỗ buôn bán chẳng có gì, đến chỗ Mỹ là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Tôi không ngờ trước khi ký BTA, xuất khẩu dệt may có 50 triệu USD, nay đã lên 6-7 tỷ USD, tạo ra bao công ăn việc làm.
Còn quan hệ chính trị trước đây làm gì có tiếp xúc cấp cao. Tôi là quan chức Việt Nam đầu tiên vào Nhà Trắng (tháng 7.2000), nhưng sau đó có biết bao nhiêu người vào Nhà Trắng nữa.
Rồi ngày trước làm gì tưởng tượng được Tổng thống Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam. Thế mà ông Bill Clinton, rồi ông George Bush đều sang. Còn các ngoại trưởng Mỹ, người nào cũng đều sang thăm Việt Nam cả.
Hai bên còn đối thoại với nhau cả về chiến lược nữa, quan hệ an ninh- quốc phòng cũng đã có.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng có kể rằng Đại sứ Mỹ David Shear, khi mời cơm ông, đã nói rằng câu chuyện của Mỹ và Việt Nam bây giờ không phải là câu chuyện ca basa mà là câu chuyện chiến lược.
Tuy hai nước chưa chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, nhưng trong sự trao đổi ý kiến giữa ta với Mỹ chắc có nhiều chuyện mang tính chiến lược. Nhưng tôi thiết nghĩ phạm vi, mức độ và tính chất của quan hệ Việt - Mỹ không thể nào bằng quan hệ Trung - Mỹ được.
Tôi có nghe là sau khi Quốc hội hai bên phê chuẩn BTA, vào cuối 2001, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ trao đổi thư phê chuẩn. Trong cuộc nói chuyện với Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleeza Rice, Phó Thủ tướng đã nêu vấn đề vụ kiện chống bán phá giá đối với cá basa Việt Nam tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, bà này chỉ muốn bàn tới chuyện chiến lược, câu chuyện khu vực và toàn cầu.
Sau 10 năm, câu chuyện đã hoàn toàn khác, đúng không, thưa ông?
Lúc đó, tôi là Bộ trưởng Thương mại, từ trong nước sang để ký văn bản phê chuẩn, còn Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ Mexico sang chứng kiến và thăm Mỹ.
Mỗi thời nó một khác chứ. Quan hệ sau 10 năm thay đổi nhiều rồi.
Ngày xưa chỉ nói song phương, mà song phương cũng chủ yếu nói về kinh tế. Rồi tiến thêm là song phương nói cả chuyện chính trị, chuyện an ninh... Thế rồi, bên cạnh chuyện song phương thì nói thêm chuyện đa phương, chuyện khu vực, chuyện toàn cầu.
Hay nói theo thuật ngữ thời chiến tranh là "leo thang", nhưng có cái khác là "leo thang hòa bình", hay "leo thang đối thoại". Tức là từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, với nước nào cũng vậy thôi. Nhưng nhất là với những nước là từng là thù địch, việc chuyển hóa quan hệ là cả một quá trình, nhiều khi chật vật.
Ngay cả ở Mỹ cũng có những vấn đề của họ. Chẳng hạn, khi năm ngoái Ngoại trưởng Hilary Clinton sang Việt Nam có nêu vấn đề nhân quyền.
Thực ra, ngoài việc Mỹ giương cao ngọn cờ nhân quyền trong quan hệ với các nước khác, thì bản thân bà Clinton cũng chịu sức ép của Quốc hội. Vì vậy, việc hiểu rõ chính trị nội bộ của nước Mỹ, để tránh việc quá định kiến với một nhân vật nào đó, cho người ta là "bad guy", là không thể chơi được... Ông nghĩ sao ạ?
Nhiều người chúng ta không hiểu cái thể chế của Mỹ. Thể chế của họ khác thể chế của ta. Nếu chúng ta áp dụng cái thể chế của ta để đánh giá họ thì không ổn. Và, ngược lại, nếu họ làm vậy cũng không trúng.
Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải hiểu nhau. Nói chuyện với họ, anh phải biết đang nói chuyện với ai, là người như thế nào, gia đình, hoàn cảnh ra sao...
Thể chế Mỹ có nhiều phe phái, nhiều lực lượng có tiếng nói như nhau. Bên hành pháp khác, lập pháp khác, tư pháp khác, tam quyền phân lập rõ ràng. Chính vì vậy bên hành pháp nhiều khi phải tranh thủ bên lập pháp, hay bên lập pháp có thể áp đặt rất nhiều cho bên hành pháp.
Bên tư pháp thì hoàn toàn độc lập. Trong các vụ kiện bên hành pháp và lập pháp không thể can thiệp.
Hay tiếng nói của truyền thông của họ rất lớn, thậm chí được coi là quyền lực thứ tư.
Mình không hiểu rõ hệ thống của họ thì làm sao mà nói chuyện được.
Chơi với các nước phải hiểu, mỗi nước có một thể chế khác, thậm chí văn hóa khác. Làm đối ngoại, hay thông tin đối ngoại, mà mang văn hóa Việt Nam áp dụng vào Mỹ thì không vào đầu người ta. Trái lại, họ mang cái văn hóa của họ áp vào mình, mình cũng không hiểu nổi.
Vừa rồi, tôi có dịp nói chuyện với Đại sứ Mỹ David Shear, khi tôi hỏi về sự khác nhau của ngươi phương Đông và người phương Tây, ông ấy có nói rằng bất chấp những khác biệt trong lối sống và tư duy, trong sâu thẳm con người hai bên vẫn có thể có những cái chung để nói chuyện với nhau. Ông còn nói nếu hai bên muốn hiểu nhau, cố tìm cách để hiểu nhau, thì nhất định sẽ hiểu. Ông có chia sẻ nhận định này không?
Tôi thì nói đơn giản hơn: Người Mỹ thích rượu Gin, người Anh thích Whisky, người Pháp thích rượu Cognac, còn người Việt lại thích rượu nút lá chuối.
Khác nhau thật đấy, nhưng vẫn cùng là rượu, và mọi người đều muốn uống rượu hết, chả trừ dân tộc nào cả.
Giá trị chung thì vẫn có, nhưng bản sắc lại rất riêng.
Bây giờ người ta nói nhiều đến tương lai chung. Chẳng hạn, từ chuyện chống biến đổi khí hậu, đến câu chuyện xây dựng một môi trường hòa bình ổn định để phát triển...
Thực ra, lịch sử loài người có cái chung, rồi mỗi anh thêm cái bản sắc riêng của mình. Nhưng cái chung vẫn là chung. Chẳng hạn, cái nhà về cơ bản vẫn giống nhau trên khắp thế giới, vẫn là mái với bốn bức tường, chỉ khác nhau kiểu kiến trúc, vật liệu xây dựng sao cho phù hợp với khí hậu, lối sống mà thôi.
Vẫn có cái chung, nhưng vẫn tồn tại cái bản sắc. Cái riêng không thể quyết định cái chung. Nhưng nếu cái chung mà không tính đến cái riêng thì cũng không ổn, bởi cái riêng nó vẫn cứ âm ỷ rồi bung ra chỗ này, phình ra chỗ kia...
Xin cám ơn ông, và chúc ông cùng gia đình một năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc.
Thực ra, chuyện Mỹ can dự vào châu Á - Thái bình dương không phải mới. Có điều, vị trí của châu Á - Thái bình dương đã nổi lên vào cuối thế kỷ trước, vào những năm '90 đã lộ rõ rồi, và trong bối cảnh hiện nay càng nổi bật hơn nữa.
Vì sao?
Thứ nhất, kinh tế cả thế giới đều khó khăn, riêng châu Á - Thái bình dương vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tuy có giảm đôi chút.
Thứ hai, những nền kinh tế mới nổi tập trung ở đây. Vào những năm '80-90' của thế kỷ trước, đó là những "con rồng", "con hổ" châu Á. Như Hàn Quốc, Hồng Công, Singapore, hay Malaysia, Thái Lan.
Và đặc biệt có con rồng to là Trung Quốc. Rồi bây giờ lại đến Ấn Độ. Hay Indonesia cũng được xếp vào loại cường quốc bậc trung, có trong nhóm G20. Việt Nam ta cũng được đánh giá là nước có tiềm năng.
Cái thứ hai đã làm rõ nét cái thứ nhất về tiềm năng kinh tế.
Thứ ba, nhiều nước lớn đều qui tụ ở đây. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, còn Tây Âu mới hiện diện ít thôi. Khi mấy ông lớn tụm lại với nhau thì thành quan trọng thôi. Đó là địa chính trị.
Còn địa kinh tế, thì ngoài chuyện đã nói ở trên, đây là ngã ba đường của vận chuyển quốc tế, qua eo Malacca. Trong tình hình phát triển kinh tế thế này, vấn đề nguyên liệu và năng lượng trở thành vấn đề rất lớn.
Bây giờ, người ta mới nhấn mạnh chuyện Mỹ quay lại, chứ thực ra người Mỹ chưa bao giờ rời bỏ khu vực này. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh ở đây: chiến tranh Thái Bình Dương; chiến tranh Triều tiên và chiến tranh Việt Nam - Đông Dương.
Nhưng có một thời gian họ xao lãng...
Bởi họ sa lầy vào những chuyện khác. Họ thất bại ở Việt Nam nên phải rút ra, rồi sa lầy ở Trung Cận Đông trong một thời gian rất dài. Rồi những biến động ở châu Âu cũng thu hút sự quan tâm của Mỹ. Nên nói theo cách nói của ta là Mỹ đã "lực bất tòng tâm", muốn quay lại cũng chẳng quay lại được.
Nay tình hình thay đổi, trong đó có nhân tố Trung Quốc nổi lên mà người Mỹ cho rằng có thể cạnh tranh với họ. Chính vì vậy họ phải rút dần chân khỏi những chỗ khác, xác định châu Á - Thái bình dương là hướng chiến lược của họ.
Như vậy, cái mới ở đây là sự nhấn mạnh của họ thôi, chứ không phải là sự bắt đầu.
Ngày xưa, sự hiện diện lớn hơn. Hai cuộc chiến tranh lớn đều tiến hành ở đây là Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Bao nhiêu căn cứ quân sự, rồi hạm đội 7 tập trung ở đây. Suốt từ Nhật Bản, Hàn Quốc, xuống tới Thái Lan, Philippines...
Sau chiến tranh Việt Nam họ đã giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy tôi muốn nói là sự quay lại của họ chưa trở lại được mức cũ đâu.
Nhưng cái nét mới là sự can dự của họ ở đây không chỉ bằng quân sự, mà can dự bằng quan hệ chính trị, bằng quan hệ kinh tế. Chẳng hạn, Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) chính là một sáng kiến nằm trong chiến lược can dự trở lại này.
Nói tóm lại, sự can dự lần này toàn diện hơn.
Thế cách tiếp cận của họ có gì khác không? Cách đối xử với khu vực này có khác hơn không, tôn trọng hơn không?
Chẳng hạn, TNS Jim Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, sau chuyến đi 5 nước Đông Nam Á, trong đó có cả Myanmar và Việt Nam, vào tháng 8.2009, đã nói rằng mỗi nước Đông Nam Á có một lịch sử riêng, và họ cũng có một lịch sử riêng trong quan hệ với Mỹ, và mục đích của chuyến đi của ông cũng là lắng nghe quan điểm của lãnh đạo các nước Đông Nam Á.
Cái khác lớn nhất là vị thế khu vực này đã khác trước.
Ngày xưa Việt Nam bị chia cắt, nay đã là nước thống nhất. Các nước ASEAN ngày xưa còn yếu, nay đã cứng cáp rồi. Hay Trung Quốc trước kia còn yếu, bị xâu xé bởi những bất ổn nội bộ, nay đã trở thành một cường quốc thứ hai trên thế giới về kinh tế rồi.
Các nước trong khu vực có vị thế cao hơn hẳn, trong khi Mỹ lại khó hơn trước. Sau khi Liên Xô sụp đổ, họ tưởng có thể làm mưa làm gió, cái gì cũng quyết định đơn phương. Nhưng cũng chỉ được một thời gian rất ngắn. Bây giờ họ cũng phải tìm cách tiếp cận đa phương. Chẳng hạn, ký TAC (Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác) với ASEAN, hay tham gia EAS (Cấp cao Đông Á).
Thế khác, lực khác, nên thái độ cũng phải khác là đúng thôi. Không phải đến để dạy bảo người ta nữa mà đến để tìm bạn, tranh thủ tìm đối tác.
Liệu sự thay đổi thái độ và cách tiếp cận của Mỹ với khu vực này cũng tác động đến thái độ và cách tiếp cận của Việt Nam với Mỹ?
Ngày xưa Mỹ là kẻ thù. Còn bây giờ, tuy vẫn còn những khác biệt, nhưng vẫn là một đối tác.
Thế của mình cũng khác, lực mình cũng khác. Ngày xưa mình bị bao vây cô lập, bây giờ mình có chân khắp nơi, được tôn trọng ở mọi chốn.
Vì vậy, thái độ và cách tiếp cận mà hai bên dành cho nhau khác nhiều.
Ông nhìn nhận mối quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên đang hướng tới như thế nào?
Qua thông tin báo chí tôi thấy hai bên còn đang bàn bạc. Nhưng cũng phải nhìn nhận là mối quan hệ giữa hai nước, so với thời tôi còn làm việc, phát triển một trời một vực. Từ chỗ buôn bán chẳng có gì, đến chỗ Mỹ là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Tôi không ngờ trước khi ký BTA, xuất khẩu dệt may có 50 triệu USD, nay đã lên 6-7 tỷ USD, tạo ra bao công ăn việc làm.
Còn quan hệ chính trị trước đây làm gì có tiếp xúc cấp cao. Tôi là quan chức Việt Nam đầu tiên vào Nhà Trắng (tháng 7.2000), nhưng sau đó có biết bao nhiêu người vào Nhà Trắng nữa.
Rồi ngày trước làm gì tưởng tượng được Tổng thống Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam. Thế mà ông Bill Clinton, rồi ông George Bush đều sang. Còn các ngoại trưởng Mỹ, người nào cũng đều sang thăm Việt Nam cả.
Hai bên còn đối thoại với nhau cả về chiến lược nữa, quan hệ an ninh- quốc phòng cũng đã có.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng có kể rằng Đại sứ Mỹ David Shear, khi mời cơm ông, đã nói rằng câu chuyện của Mỹ và Việt Nam bây giờ không phải là câu chuyện ca basa mà là câu chuyện chiến lược.
Tuy hai nước chưa chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, nhưng trong sự trao đổi ý kiến giữa ta với Mỹ chắc có nhiều chuyện mang tính chiến lược. Nhưng tôi thiết nghĩ phạm vi, mức độ và tính chất của quan hệ Việt - Mỹ không thể nào bằng quan hệ Trung - Mỹ được.
Tôi có nghe là sau khi Quốc hội hai bên phê chuẩn BTA, vào cuối 2001, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ trao đổi thư phê chuẩn. Trong cuộc nói chuyện với Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleeza Rice, Phó Thủ tướng đã nêu vấn đề vụ kiện chống bán phá giá đối với cá basa Việt Nam tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, bà này chỉ muốn bàn tới chuyện chiến lược, câu chuyện khu vực và toàn cầu.
Sau 10 năm, câu chuyện đã hoàn toàn khác, đúng không, thưa ông?
Lúc đó, tôi là Bộ trưởng Thương mại, từ trong nước sang để ký văn bản phê chuẩn, còn Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ Mexico sang chứng kiến và thăm Mỹ.
Mỗi thời nó một khác chứ. Quan hệ sau 10 năm thay đổi nhiều rồi.
Ngày xưa chỉ nói song phương, mà song phương cũng chủ yếu nói về kinh tế. Rồi tiến thêm là song phương nói cả chuyện chính trị, chuyện an ninh... Thế rồi, bên cạnh chuyện song phương thì nói thêm chuyện đa phương, chuyện khu vực, chuyện toàn cầu.
Hay nói theo thuật ngữ thời chiến tranh là "leo thang", nhưng có cái khác là "leo thang hòa bình", hay "leo thang đối thoại". Tức là từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, với nước nào cũng vậy thôi. Nhưng nhất là với những nước là từng là thù địch, việc chuyển hóa quan hệ là cả một quá trình, nhiều khi chật vật.
Thực ra, ngoài việc Mỹ giương cao ngọn cờ nhân quyền trong quan hệ với các nước khác, thì bản thân bà Clinton cũng chịu sức ép của Quốc hội. Vì vậy, việc hiểu rõ chính trị nội bộ của nước Mỹ, để tránh việc quá định kiến với một nhân vật nào đó, cho người ta là "bad guy", là không thể chơi được... Ông nghĩ sao ạ?
Nhiều người chúng ta không hiểu cái thể chế của Mỹ. Thể chế của họ khác thể chế của ta. Nếu chúng ta áp dụng cái thể chế của ta để đánh giá họ thì không ổn. Và, ngược lại, nếu họ làm vậy cũng không trúng.
Theo tôi, điều quan trọng nhất là phải hiểu nhau. Nói chuyện với họ, anh phải biết đang nói chuyện với ai, là người như thế nào, gia đình, hoàn cảnh ra sao...
Thể chế Mỹ có nhiều phe phái, nhiều lực lượng có tiếng nói như nhau. Bên hành pháp khác, lập pháp khác, tư pháp khác, tam quyền phân lập rõ ràng. Chính vì vậy bên hành pháp nhiều khi phải tranh thủ bên lập pháp, hay bên lập pháp có thể áp đặt rất nhiều cho bên hành pháp.
Bên tư pháp thì hoàn toàn độc lập. Trong các vụ kiện bên hành pháp và lập pháp không thể can thiệp.
Hay tiếng nói của truyền thông của họ rất lớn, thậm chí được coi là quyền lực thứ tư.
Mình không hiểu rõ hệ thống của họ thì làm sao mà nói chuyện được.
Chơi với các nước phải hiểu, mỗi nước có một thể chế khác, thậm chí văn hóa khác. Làm đối ngoại, hay thông tin đối ngoại, mà mang văn hóa Việt Nam áp dụng vào Mỹ thì không vào đầu người ta. Trái lại, họ mang cái văn hóa của họ áp vào mình, mình cũng không hiểu nổi.
Vừa rồi, tôi có dịp nói chuyện với Đại sứ Mỹ David Shear, khi tôi hỏi về sự khác nhau của ngươi phương Đông và người phương Tây, ông ấy có nói rằng bất chấp những khác biệt trong lối sống và tư duy, trong sâu thẳm con người hai bên vẫn có thể có những cái chung để nói chuyện với nhau. Ông còn nói nếu hai bên muốn hiểu nhau, cố tìm cách để hiểu nhau, thì nhất định sẽ hiểu. Ông có chia sẻ nhận định này không?
Tôi thì nói đơn giản hơn: Người Mỹ thích rượu Gin, người Anh thích Whisky, người Pháp thích rượu Cognac, còn người Việt lại thích rượu nút lá chuối.
Khác nhau thật đấy, nhưng vẫn cùng là rượu, và mọi người đều muốn uống rượu hết, chả trừ dân tộc nào cả.
Giá trị chung thì vẫn có, nhưng bản sắc lại rất riêng.
Bây giờ người ta nói nhiều đến tương lai chung. Chẳng hạn, từ chuyện chống biến đổi khí hậu, đến câu chuyện xây dựng một môi trường hòa bình ổn định để phát triển...
Thực ra, lịch sử loài người có cái chung, rồi mỗi anh thêm cái bản sắc riêng của mình. Nhưng cái chung vẫn là chung. Chẳng hạn, cái nhà về cơ bản vẫn giống nhau trên khắp thế giới, vẫn là mái với bốn bức tường, chỉ khác nhau kiểu kiến trúc, vật liệu xây dựng sao cho phù hợp với khí hậu, lối sống mà thôi.
Vẫn có cái chung, nhưng vẫn tồn tại cái bản sắc. Cái riêng không thể quyết định cái chung. Nhưng nếu cái chung mà không tính đến cái riêng thì cũng không ổn, bởi cái riêng nó vẫn cứ âm ỷ rồi bung ra chỗ này, phình ra chỗ kia...
Xin cám ơn ông, và chúc ông cùng gia đình một năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét