Nhờ cái Lều văn này mà Thăng Sắc tôi đã có thêm những người bạn mới, một trong những người bạn mà tôi có may mắn được quen biết qua Lều văn là ông Nguyễn Dương Liên, Signore Nguyễn Dương Liên, Việt kiều tại Ý. Ông Dương Liên là một trong những người đọc Lều văn của tôi, và sau khi đọc bài Đại sứ Ngô Điền trong chuyên mục Chuyện kể của một Đại sứ thì ông đã viết thư cho tôi, cái duyên là để nói chuyện xưa kia phụ than ông đã là giáo sư dạy toán ở Huế, có dạy ông Ngô Điền.
Ông Dương Liên viết cho tôi bằng tiếng Việt, xa quê lâu thế mà còn viết được tiếng Việt như dưới đây thì thật đáng cảm phục lắm. Tôi bảo ông viết hay thế thì cho tôi đăng trên Lều văn mọi người cùng xem. Ông nhờ tôi sửa chữa nhưng tôi thấy cứ để nguyên như ông viết sẽ hay hơn.
Xin trân trọng giới thiệu :
“ Tôi tên là Nguyễn-Dương-Liên René, René là tên Công-giáo tôi đã nhận khi ra đời và là tên của một vị thánh bổn-mạng,nghĩa là một vị thánh phù-hộ suốt đời cho tôi. René xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là sự sống lại .Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn sống, đã được vào 68 mùa xuân vì tôi sanh ra ngày 15 tháng 3 năm 1943 tại Huế .
Người mẹ tôi là bà Sophie Mohr (mất tại Roma vào Tết 1962, thọ 50 tuổi) là một người Đức gốc Saarbrücken thủ-đô của Saarland một vùng đất tiếp giáp với Alsace-Lorraine của Pháp. Cha tôi là ông Nguyễn-Dương-Đôn,giáo sư toán trường Khải-Định tại Huế (sau này đổi tên thành Quốc-Học) trong các năm 1939-1946 .Trong chính phủ đầu-tiên của Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm , cha tôi đã được làm Bộ-trưởng quốc-gia giáo-dục từ năm 1954 đến cuối năm 1957 khi rời Sài Gòn, rồi cha tôi đã đến Roma để làm Đại-sứ Việt-Nam Cộng-Hòa, kiêm Madrid (Tây-Ban-Nha). Ông kết-thúc nhiệm-vụ cuối năm 1966 khi ông đã về hưu vào cuối năm đó. Đó là lý-do tại vì sao tôi đã sống ở Việt-Nam chỉ 15 năm mà thôi nhưng sống rất lâu tại Roma.”
Ông Nguyễn Dương Liên cùng gia đình |
“Khi cha tôi đã đi Roma vào cuối năm 1957 (hồi đó tôi có 15 tuổi), tôi theo ông và kể từ đó tôi trở về lại Việt Nam chỉ có 1 lần mà thôi, trong tháng mười hai, năm 1977, nghĩa là sau 20 năm vắng quê-hương. Vào thời điểm đó, tôi được mời đi Hà-Noi, bởi vì đó là lần đầu tiên mà chính phủ đã mời một phái-đoàn của Hội đoàn kết người Việt tai Ý tôi hướng-dẫn hồi đó.Trước Giáng sinh 1977 đến cuối tháng giêng 78.Trong dip đó, tôi có cơ-hội gặp riêng ông Ngô-Điền, lúc đó ông mới trở về từ Mỹ sau khi đã làm việc thiết-lập quan-hệ với Liên-Hiệp-Quốc. Ong Ngô-Điền là một cựu học-trò xuất sắc về toán của cha tôi ở trường Quốc-Hoc”.
Bài anh Chiến-Thắng đã soạn về ông Ngô-Điền đã khiến tôi liên-lạc với anh qua blog cuả anh là "Lều văn-hoá Thăng-Sắc" và nhờ anh tôi mới nối liên-lạc được với một người tôi quen xưa nay tại Roma là anh Đo-Công-Minh,người tôi đã làm quen khi anh làm việc tại Đại-sứ quán Hà-Nội tại Roma, sau 1973 . Anh Chiến-Thắng đã mời tôi vào lều văn-hoá của anh để viết vài lời thăm từ Roma cho quý độc-giả Blog của anh .
Thế thì mình đang nghĩ khi mình đi vào nhà ai đó,mình nên tôn-trọng quy-tắc và truyền thống nhà đó .
Mục-tiêu của lều nhà anh Chiến-Thắng là văn-hoá nếu tôi đã hiểu rõ, thì tôi đã nghĩ rằng không có văn-hoá gì hơn bằng văn-hoá ẩm-thực nếu mình muốn trao đổi thoải-mái với nhau và không có đề-tài nào có sức thống-nhứt con người bằng đề-tài văn-hoá ẩm-thực, miễn là không phải văn-hoá cách-mạng kiểu Mao.
Sống hơn 50 năm tại Roma, tôi đã muốn biết những món ăn gì nó hợp "Gu" nhất cho người Y' lẫn cho người Việt mình. "Gu" là danh-từ gốc Pháp (le gout) tôi đã nghe biết lần đầu tiên trong tháng 12 năm 1977 tại Hà-Nôi.Món ăn đó là thịt heo quay và tôi xin kể cho quý bạn hoàn-cảnh nào tôi đã quen biết tới món ăn đặc-biệt này của vùng Lazio và lân-cận, Lazio là tỉnh của thủ-đô Roma.
Tôi đã dành kỳ nghỉ hè đầu tiên của tôi vào tháng tám năm 1958 để đi Roma, nơi cha tôi, ông Nguyễn-Dương-Đôn làm Đại sứ Việt-Nam Cộng-Hòa sau khi đã từng làm Bộ trưởng Bộ quốc-gia giáo-dục trong chính-phủ của Tổng thống Ngô-Đình-Diệm (54-57).
Tại Roma, bà nấu bếp Ý tại sứ-quán , Signora Adrianna, đã cung cấp cho chúng tôi một món ăn đặc-sản của Roma được gọi là " porchetta" (đọc: pọc-kết-ta).
Đó là thịt heo quay Ý .Tôi rất mừng bởi vì nó nhắc tôi nhớ thịt heo quay Việt-Nam, nhưng loài thịt heo quay này nó có rất nhiều loại gia vị hơn thịt heo quay Việt-Nam .Cách chuẩn bị thịt heo quay porchetta Ý nó phức-tạp hơn cách làm của người Việt-Nam , thịt cũng ngon và da cũng dòng và vàng .Kể từ khi tôi trở thành công dân La-Mã, món ăn đặc-sản này không bao giờ thiếu trên bàn ăn của chúng tôi quanh năm .
Porchetta món ngon nhớ lâu |
(Ông Nguyễn Dương Liên đang soạn tiếp, chúng ta sẽ xem tiếp kỳ sau)
xin chúc mừng nhà văn thăng sắc chỉ trong một thời gian ngắn với nỗ lực không ngừng đã xây dựng một lều văn hội tụ bốn phương về . ai đã vào một lần thi hằng ngày không thể không vào . vì ở đó nó làm cho ta hiểu biêt hơn . và nó còn gợi cho ta về miền ký ức vui buồn luôn ẩn khuất đâu đây .
Trả lờiXóaBà Già Lan viết :Vừa đọc bài về ông Liên.Lều của Thắng hay đấy,mình lại "khen",cái lí để khen đơn giản thôi: nó là Lều nên ai vào cg đc,khg "mêt mỏi " như vào lâu đài;khi ra lại có đc chút "quà" tuỳ chọn - đơn sơ mộc mạc cg có mà nhg bài học rộng lớn sâu sắc cg rât phong phú...Song diều mình quý hơn cả ở đây là cái Tâm rất Lành của chủ Lều-khg hằn học,moi móc,ác ý,cg khg xu thời,uốn éo...Hãy để cho cái Lều này là chỗ nghỉ ngơi của nhg ng rât bình thường và chỉ muốn tử tế!
Trả lờiXóa