(Laodongonline 4/1/13) :
Rất nhiều người lo lắng cho “khí chất người xứ Quảng”, cho “cá tính Nguyễn Bá Thanh” khi ông “ra Hà Nội”. Nhưng có lẽ, chỉ cần ông vẫn giữ lối nói, cách làm như “thuở Đà Nẵng”, hẳn nhiên ông sẽ nhận được sự tin tưởng không chỉ của riêng người xứ Quảng, không chỉ của riêng báo chí.
Nếu phải chọn lựa một từ ngữ để nói về Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh, hẳn nhiều người sẽ chọn hai từ “Quyết đoán”. Quyết đoán
một cách... quyết đoán. Và quyết đoán một cách thẳng thắn.
Hình như không có nhiều quan chức địa phương “dám” bàn đến những câu chuyện “ngoài Hà Nội”.
Đoàn ĐBQH Đà Nẵng không lớn, không nhỏ, thường ngồi chung với Hải Phòng và Thanh Hóa ở Chu Văn An trong các phiên thảo luận tổ ở Quốc hội. Nhưng có lẽ, đây là một trong những “địa chỉ quan tâm” của báo chí. Rất đơn giản, vì ở đó có Nguyễn Bá Thanh, có Đinh La Thăng. Đám phóng viên nghị trường thường hỏi nhau: Hôm nay “cụ Thanh” có nói gì không? Và câu chuyện không “sứt” phát biểu nào của vị bí thư xứ Quảng trên báo được đương nhiên coi như tất lẽ dĩ ngẫu.
Báo chí vẫn gọi ông là “hot man”. Đơn giản là tất cả những điều ông nói, tất cả những việc ông làm đều mang một cách thức “thẳng thắn và quyết đoán” - thương hiệu Nguyễn Bá Thanh.
Nhớ trong phiên thảo luận tình hình KT-XH hôm 31.10 năm ngoái, ông Thanh là vị ĐBQH bấm nút phát biểu gần như cuối cùng, để nói về vấn đề nóng nhất tại nghị trường trong suốt một ngày rưỡi của phiên thảo luận là nợ xấu.
Và đó là phát biểu không thể thẳng thắn hơn: “Đất nước đang đổi mới, phát triển, có nhiều thành tựu, trong đó cũng có công rất lớn của ngành ngân hàng, nhưng nếu mai này có sự đổ vỡ nền kinh tế, thì cũng bắt đầu chính từ hệ thống ngân hàng”. Thậm chí, ông thẳng thắn khẳng định câu chuyện “người ta nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay” khi lý giải nguyên nhân ngân hàng không thể xiết nợ.
“Phải bóc tách ra, có những loại nợ không phải là nợ xấu mà quá xấu, không bao giờ có thể đòi được” ông nói, và sau đó nêu dẫn chứng ở Nhà máy ximăng Hạ Long: Tổng mức đầu tư ban đầu là 4.000 tỉ, quá trình thi công đến 45 tháng và tăng thêm 2.776 tỉ đồng, như vậy số vốn đi vay lớn hơn 5.000 tỉ đồng cho dự án này. Đến hết tháng 3.2012 đã lỗ 1.215 tỉ. “Đó là nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước phải thống kê một cách nghiêm túc, mới nói được đến lúc nào mới giảm nợ xấu, đến năm nào giảm bao nhiêu phần trăm”, vị Bí thư Thành ủy đề nghị. Ông bức xúc: “Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỉ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng”.
Hồi đầu năm 2012, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh gây sự chú ý đặc biệt của dư luận khi có buổi nói chuyện, truyền hình trực tiếp-với hơn 4.000 cán bộ địa phương công khai toàn bộ nội tình của thành phố, kể cả vấn đề cán bộ trước nay vẫn được coi là “nhạy cảm”. Thậm chí, ông bình luận từng vị trí. Thậm chí, ông kêu gọi “mỗi chức danh quy hoạch từ hai đến ba người” kể cả cho chức Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: “Ít nhất là phải hai, và không làm lấy được. Công khai hóa quy hoạch cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân biết…”. “Mấy ông thi đua với nhau, tới hồi ông nào tốt nhất, mình chọn, thế thôi, phải có “cạnh tranh”.
Dường như với ông, không có gì là tế nhị, là nhạy cảm cả.
Và có lẽ, chính sự thẳng thắn và quyết liệt, nghe ra thật đơn giản- đã làm nên “thương hiệu Nguyễn Bá Thanh”.
Rất nhiều người lo lắng cho “khí chất người xứ Quảng”, cho “cá tính Nguyễn Bá Thanh” khi ông “ra Hà Nội”. Nhưng có lẽ, chỉ cần ông vẫn giữ lối nói, cách làm như “thuở Đà Nẵng”, hẳn nhiên ông sẽ nhận được sự tin tưởng không chỉ của riêng người xứ Quảng, không chỉ của riêng báo chí.
Đoàn ĐBQH Đà Nẵng không lớn, không nhỏ, thường ngồi chung với Hải Phòng và Thanh Hóa ở Chu Văn An trong các phiên thảo luận tổ ở Quốc hội. Nhưng có lẽ, đây là một trong những “địa chỉ quan tâm” của báo chí. Rất đơn giản, vì ở đó có Nguyễn Bá Thanh, có Đinh La Thăng. Đám phóng viên nghị trường thường hỏi nhau: Hôm nay “cụ Thanh” có nói gì không? Và câu chuyện không “sứt” phát biểu nào của vị bí thư xứ Quảng trên báo được đương nhiên coi như tất lẽ dĩ ngẫu.
Báo chí vẫn gọi ông là “hot man”. Đơn giản là tất cả những điều ông nói, tất cả những việc ông làm đều mang một cách thức “thẳng thắn và quyết đoán” - thương hiệu Nguyễn Bá Thanh.
Nhớ trong phiên thảo luận tình hình KT-XH hôm 31.10 năm ngoái, ông Thanh là vị ĐBQH bấm nút phát biểu gần như cuối cùng, để nói về vấn đề nóng nhất tại nghị trường trong suốt một ngày rưỡi của phiên thảo luận là nợ xấu.
Và đó là phát biểu không thể thẳng thắn hơn: “Đất nước đang đổi mới, phát triển, có nhiều thành tựu, trong đó cũng có công rất lớn của ngành ngân hàng, nhưng nếu mai này có sự đổ vỡ nền kinh tế, thì cũng bắt đầu chính từ hệ thống ngân hàng”. Thậm chí, ông thẳng thắn khẳng định câu chuyện “người ta nâng khống giá trị tài sản lên để cho vay” khi lý giải nguyên nhân ngân hàng không thể xiết nợ.
“Phải bóc tách ra, có những loại nợ không phải là nợ xấu mà quá xấu, không bao giờ có thể đòi được” ông nói, và sau đó nêu dẫn chứng ở Nhà máy ximăng Hạ Long: Tổng mức đầu tư ban đầu là 4.000 tỉ, quá trình thi công đến 45 tháng và tăng thêm 2.776 tỉ đồng, như vậy số vốn đi vay lớn hơn 5.000 tỉ đồng cho dự án này. Đến hết tháng 3.2012 đã lỗ 1.215 tỉ. “Đó là nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước phải thống kê một cách nghiêm túc, mới nói được đến lúc nào mới giảm nợ xấu, đến năm nào giảm bao nhiêu phần trăm”, vị Bí thư Thành ủy đề nghị. Ông bức xúc: “Một đất nước còn nghèo mà không dưới 100 tỉ USD chỉ trông vào nhà, đất, kể cả vàng”.
Hồi đầu năm 2012, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh gây sự chú ý đặc biệt của dư luận khi có buổi nói chuyện, truyền hình trực tiếp-với hơn 4.000 cán bộ địa phương công khai toàn bộ nội tình của thành phố, kể cả vấn đề cán bộ trước nay vẫn được coi là “nhạy cảm”. Thậm chí, ông bình luận từng vị trí. Thậm chí, ông kêu gọi “mỗi chức danh quy hoạch từ hai đến ba người” kể cả cho chức Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng: “Ít nhất là phải hai, và không làm lấy được. Công khai hóa quy hoạch cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân biết…”. “Mấy ông thi đua với nhau, tới hồi ông nào tốt nhất, mình chọn, thế thôi, phải có “cạnh tranh”.
Dường như với ông, không có gì là tế nhị, là nhạy cảm cả.
Và có lẽ, chính sự thẳng thắn và quyết liệt, nghe ra thật đơn giản- đã làm nên “thương hiệu Nguyễn Bá Thanh”.
Rất nhiều người lo lắng cho “khí chất người xứ Quảng”, cho “cá tính Nguyễn Bá Thanh” khi ông “ra Hà Nội”. Nhưng có lẽ, chỉ cần ông vẫn giữ lối nói, cách làm như “thuở Đà Nẵng”, hẳn nhiên ông sẽ nhận được sự tin tưởng không chỉ của riêng người xứ Quảng, không chỉ của riêng báo chí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét