Câu
châm ngôn của triết gia Hy Lạp Heracritus “không
ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” hay
được người đời mang ra để nhắc nhở những ai chợt quên rằng cuộc sống vốn
dĩ luôn biến động không ngừng như một dòng
sông cuộn chảy giữa đôi bờ khi lở khi bồi. Sống là vận động, là tự
chuyển biến nội tại để thích nghi, thích ứng với môi trường ngoại
cảnh. Có điều là trong hàng tỷ cá thể và vô số cộng đồng có cái thì vận
động đi
lên mà cũng có cái thì đi xuống cho nên mới có những cặp khái niệm như
hưng thịnh và suy thoái, phát triển và suy vong.
Sự vận động, chuyển biến thông thường là một quá
trình tích lũy âm thầm, liên tục theo quy luật “lượng chuyển thành chất” nên phần
lớn thời gian nó mang hình thái êm ả, hòa bình. Chỉ khi nào lượng đã dư thừa để chuyển biến thành
chất mới nhưng không có hình thái thể hiện phù hợp, giống như nước lũ dâng cao
mà không được thông dòng thì sẽ phát sinh những thời khắc đột phá, cách mạng và
bạo lực để tìm một lối thoát cho những mâu thuẫn nội tại đã lên đến cực điểm.
Thái độ cự tuyệt mọi diễn biến đang âm thầm diễn ra
cũng chẳng khác nào nhắm mắt trước quy luật phát triển và vận động của cuộc sống
nên cũng giống như loài chim đà điểu vùi đầu trong cát mỗi khi gặp nguy nan.
Nói như vậy để thấy cần trân trọng, ủng hộ những biến
chuyển nội tại mang xu hướng phát triển đi lên, đồng thời phải cảnh giác và ngăn chặn các diễn biến dẫn đến sự
suy thoái và suy vong của từng cá nhân và rộng hơn là cả cộng đồng.
Quá đề cao phương pháp bạo lực khi mâu thuẫn chưa đủ
độ hoặc tệ hại hơn là “nhìn gà hóa cuốc” dẫn đến nhãn quan cường điệu hóa mọi sự
khác biệt, đa dạng để chụp cho chúng
chiếc mũ “mâu thuẫn đối kháng” và áp dụng
bạo lực luôn là sai lầm chết người đối với mọi thể chế vì nó tự tạo ra cho mình
ngày càng nhiều kẻ thù. Dẫn chứng từ lịch sử hiện đại để minh họa cho nhận định
này không phải là khó tìm kiếm.
Dòng chảy chung của nhân loại ngày nay đang hướng tới
bến bờ của sự hợp tác, liên kết toàn cầu hóa với mô hình tổ chức xã hội tuy chưa phải là hoàn hảo nhưng được coi là ưu
việt hơn cả, đó là một sự kết hợp bộ ba: Nhà nước pháp quyền - Kinh tế thị trường - Xã hội dân sự. Theo xu hướng
tích cực đó cần khuyến khích tạo điều kiện cho mọi chuyển biến nội tại nhắm tới
mục tiêu là xây dựng một nhà nước pháp quyền có năng lực điều hành cao, một nền
kinh tế thị trường lành mạnh, một xã hội
mà người dân thực sự có tiếng nói, lợi ích vật chất và tinh thần của họ thực sự
được tôn trọng. Tiêu chí này cũng là
căn cứ để đánh giá mỗi quốc gia ví như một dòng hợp lưu đã thực sự hòa vào dòng
chảy của nhân loại văn minh hay chưa.
Tuy
nhiên còn có những biến chuyển cũng âm thầm không bạo lực nhưng gây
hậu quả
tàn phá hơn cả bom đạn mà dân gian thường ví nó với giặc nội xâm. Sự tha
hóa đạo
đức của nhiều cán bộ đảng viên, nạn tham
nhũng tràn lan, tình trạng trù dập đàn áp người trung thực, xâm phạm
quyền
dân chủ của người dân, phá hoại kinh tế quốc gia bằng những chính sách
duy ý
chí hoặc chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích v.v… cùng với thái độ làm ngơ
hoặc phản
ứng lúng túng, nhu nhược kém hiệu quả trước cuộc tấn công bằng vũ khí
“quyền lực mềm” về kinh tế, văn hóa, chính trị-
tư tưởng xuất phát từ kẻ thù truyền kiếp
luôn luôn muốn thôn tính và đồng hóa dân tộc Việt ngày hôm nay đã thực
sự trở thành mối nguy hiển hiện mà những ai còn nặng lòng với đất nước
đều không thể không đau
đớn, phẫn nộ.
Rõ
ràng cần phải chống quyết liệt cái sự diễn biến thầm
lặng không tiếng súng dẫn đến suy thoái xã hội, nô dịch dân tộc và mọi
khẩu hiệu "không Tây hóa" hay “Hán hóa” phải được kiểm chứng
lại bằng những nhận thức rõ ràng về quyền lợi dân tộc trong cả bề dày
suốt mấy ngàn năm.
Không kịp thời ngăn chặn những diễn biến hòa bình đó sẽ dẫn đến nguy cơ làm tràn dâng cơn lũ phẫn
nộ của quần chúng trong khi đội ngũ cán bộ đóng vai trò điều tiết dòng chảy, bảo
vệ đê, kè lại tỏ ra vô cảm và bất lực. Khi
đó, dòng hợp lưu Việt Nam ít có cơ hội hòa vào dòng chảy chung của nhân loại
văn minh vì vẫn loay hoay với nạn vỡ đê gây úng ngập trong đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét