Tổ chức Nghiên
cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) cảnh báo, căng
thẳng xung quanh cạnh tranh tuyên bố chủ quyền
ở Biển Đông có thể leo thang thành xung đột.
Trung
Quốc đã ngang nhiên thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'
trên một hòn đảo nhỏ, xa xôi ở Biển Đông.
Đây
được coi là bàn đạp để Trung
Quốc tiến rộng hơn vào Biển Đông - vùng
biển có nhiều tranh chấp nhất thế giới.
Trung Quốc có cạnh tranh chủ quyền ở đây với bốn quốc gia Đông Nam Á khác, và tuyên
bố chủ quyền của Trung Quốc bao trùm hầu
hết vùng biển này.
Ảnh: Getty Images |
Bắc
Kinh đã tạo lập ra 'Tam Sa' để quản lý không
chỉ tiền đồn bé nhỏ này mà còn là hàng trăm
nghìn km vuông mặt nước, với mục tiêu củng
cố sự kiểm soát ở khu vực tranh chấp cũng
là khu vực giàu trữ lượng dầu khí.
Một
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cho
biết, Manila không công nhận sự tồn tại hay
thẩm quyền của Tam Sa. Việt Nam thì khẳng định
hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp
quốc tế.
Trụ
sở của Tam Sa nằm trên đảo Vĩnh Hưng,
tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam. Nó cách đảo Hải Nam 350km
về phía đông nam. Trung Quốc còn phê chuẩn thành
lập đơn vị đồn trú ở Tam Sa.
Truyền hình trung ương Trung Quốc hôm thứ ba
đã phát sóng trực tiếp buổi lễ bầu ban lãnh
đạo tại đây. Vị tân thị trưởng
được bầu không ngừng tán dương tầm
quan trọng của Tam Sa mà ông ta mô tả là "quyết
định sáng suốt của đảng và chính phủ
Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền
của Trung Quốc, bảo vệ và phát triển tài nguyên
tự nhiên".
Trong
khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines
Raul Hernandez cho biết, Manila bày tỏ sự quan ngại sâu
sắc và thể hiện sự phản đối mạnh
mẽ với Bắc Kinh về quyết định thành
lập đơn vị đồn trú ở cái gọi là
Tam Sa. "Philippines không công nhận thành phố Tam Sa và các
biện pháp gần đây mà Trung Quốc thực hiện
là không thể chấp nhận được", ông
Hernandez nói trong một cuộc họp báo.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh
Nghị hôm 24/7 tuyên bố: "Việt Nam kiên quyết
phản đối các hoạt động nói trên của
Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn
trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt
và hủy bỏ ngay các hành động sai trái đó,
đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan
hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và
Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định
trên Biển Đông".
Để thể hiện thái
độ, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có
công hàm phản đối gửi tới Bộ Ngoại
giao Trung Quốc.
Ở
một báo cáo đưa ra cùng ngày, Tổ chức Nghiên
cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) cảnh báo, căng
thẳng xung quanh cạnh tranh tuyên bố chủ quyền
ở Biển Đông có thể leo thang thành xung đột.
"Không có sự đồng thuận về một cơ
chế giải quyết, những căng thẳng ở
Biển Đông có thể dễ dàng trở thành xung đột
vũ trang", Paul Quinn-Judge, giám đốc chương trình
châu Á của ICG nhấn mạnh. "Chừng nào ASEAN còn
không đưa ra được một chính sách đoàn
kết về Biển Đông, thì chừng đó một
bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc để
giải quyết tranh chấp vẫn không thể thực
thi".
Thái
An (theo AP, Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét