1/Xin
ông điểm qua vài nét chấm phá về kinh tế Việt Nam?
Theo cảm nhận của tôi
thì hiện nay nền kinh tế nước ta cùng một lúc đối mặt với ba loại vấn đề: về ngắn
hạn (nói là ngắn hạn nhưng cũng đã trên dưới 6 năm rồi) là kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, lấy lại đà tăng trưởng; về trung hạn là làm sao để 7 năm nữa,
tức là tới 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp và về dài hạn là
tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển.
Ba vấn đề đó đều phức tạp
và lồng ghép nhau, tác động qua lại lẫn nhau, cái này là tiền đề cho cái kia. Về
lý thuyết thì như vậy nhưng làm thế nào để cùng một lúc giải quyết cả ba vấn đề
là chuyện không dễ chút nào, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới
còn ẩn chứa biết bao điều bất trắc.
Bởi vậy muốn hay không
thì có lẽ vẫn cần phải ưu tiên xử lý tình hình trước mắt vì kinh tế không ổn định
thì làm sao đẩy mạnh được công cuộc CNH,HĐH? Làm sao chuyển sang mô hình phát
triển hiệu quả và bền vững? Vấn đề chỉ là các phương cách xử lý các vấn đề ngắn
hạn cần gắn với các yêu cầu trung và dài hạn chứ không cản trở hoặc đi ngược lại.
Ví dụ việc xử lý nợ xấu không chỉ nhắm “đánh thông cục máu đông” mà phải góp phần
tái cấu trúc ngành tài chính- ngân hàng để nó an toàn hơn, hiệu quả hơn, hiện đại
hơn, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế
thông qua hệ thống tín dụng lành mạnh. Hoặc là, viêc xử lý tình trạng khó khăn
trong tiêu thụ lúa gạo à một số nong sản khác phải được đặt trong khung khổ tái
cấu trúc cơ cấu sản xuất và tổ chức nền sản xuất nông nghiệp.
2/
Kinh tế VN chỉ có thể đứng lên từ nội lực. Ông có bình luận gì về nhận định
này? Liệu kinh tế của ta có thể phát triển nhanh và bền vững?
Một cháu bé tập đi thì nội
lực của nó vẫn là là chính; một con người làm nên sự nghiệp hay không thì nỗ lực
bản thân vẫn là quyết định (trừ trường hợp “chạy”); một nên kinh tế chỉ có thể
vươn lên nếu biết phát huy đầy đủ nội lực của mình.
Khi nói đến “nội lực”
nên hiểu cả lực vật chất lẫn lực tinh thần hay nói một cách khác là cả nội lực
“cứng” lẫn nội lực “mềm”. Đó là trí tuệ biết chọn lựa và điều khiển cách đi phù
hợp với tiềm năng và điều kiện của mình và xu thế của thế giới, tạo dựng và động
viên được sự đồng tâm hiệp lực của cả dân tộc, biết huy động được cả nguồn lực
bên ngoài phục vụ hiệu quả cho sự phát triển của mình. Nói như vậy để thấy nội
lực là chính nhưng ngoại lực rất quan trọng, nhất là nước ta đã hội nhập với thế
giới đang được toàn cầu hóa ở trình độ cao; vấn đề chỉ là sử dụng ngoại lực ấy
để mình mạnh lên chứ không để mất mình.
Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh giữ nước và
công cuộc đổi mới cho thấy điều đó. Hoàn cảnh ngày nay cũng không khác.
Nếu làm tốt những điều
nói trên thì nước ta hoàn toàn có thể phát triển nhanh và bền vững.
3/Xung quanh câu chuyện kích cầu hay kích cung để
kinh tế phát triển? Theo ông nên như thế nào?
Hiện nay chúng ta đang đứng
trước một nghịch lý: không thắt chặt tiền tệ (thông qua cả ba kênh chủ yếu là
phát hành, tín dụng và đầu tư, kể cả qua ngân sách) thì không kiềm chế được lạm
phát 2 con số đã hoành hành từ năm 2007 (trừ năm 2009 và 2012). Tác dụng phụ của
đơn thuốc này là cả đầu vào (vốn cho sản xuất) lẫn đầu ra (tiêu dùng của toàn
xã hội) đều thu hẹp, sản xuất đi xuống. Nhưng nếu nới lỏng tiền tệ (cả ngân
sách và đầu tư) quá mức thì nguy cơ tái lạm phát lại gia tăng.
Vậy làm thế nào? Xem ra
trong giới quản lý và khoa học đang có hai luồng ý kiến: gia tăng các biện pháp
hỗ trợ sản xuất (thực tế là kích cung) hay kích thích tổng cầu (kích cầu).
Theo thiển ý của tôi,
cung-cầu có mối quan hệ qua lại lẫn nhau: hỗ trợ sản xuất tức là tạo ra việc
làm và gia tăng thu nhập, từ đó kích cầu; ngược lại kích thích tiêu dùng sẽ
thúc đẩy sản xuất. Vấn đề chỉ là liểu lượng hợp lý để không bùng phát lạm phát
cao (còn lạm phát ở mức nào đó thi trước mắt chúng ta đành chấp nhận do yếu kém
nội tại của nền kinh tế và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước) và
kích thích đúng kênh, đúng đối tượng, chủ yếu vào “kinh tế thực” chứ không phải
vào “kinh tế ảo”, nhất quyết không tạo nên bong bóng một lần nữa.
4/Ông
từng nhắc tới 8 căn bệnh của nền kinh tế VN, đó là những căn bệnh gì và theo
ông cần làm gì để gỡ những bệnh đó?
Sở dĩ ta cần tái cấu
trúc và chuyển đổi mô hình phát triển là vì nền kinh tế nước ta có một số khuyết
tật. Đó phải chăng là:
-phát triển dựa chủ yếu
và đồng vốn và lao động, năng suất lao đọng tổng hợp thấp, nói một cách khác là
phát triển theo chiều rộng;
-nền kinh tế không hiệu
quả thể hiện ở hiệu quả sử dụng đồng vốn kém, tiêu hao nhiều;
-kinh tế phát triển chưa
bền vững, tuy đạt được tiến bộ đáng kể về xóa đói giảm nghèo nhưng sự phân hóa
giữa các tầng lớp dân cư và vùng miền có xu hướng roãng ra; còn tồn tại nhiều vấn
đề xã hội, kể cả chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa; môi trường bị hủy hoại;
-cơ cấu kinh tế, nhất là
đi sâu vào từng ngành, tiểu ngành, sản phẩm còn rất lạc hậu; khả năng cạnh
tranh quốc gia, doanh nghiệp cũng như hàng hóa và dịch vụ còn kém;
-kinh tế chưa thực sự đứng
vững trên đôi chân của mình, còn tùy thuộc quá nhiều vào bên ngoài cả về vốn lẫn
công nghệ, thị trường;
-thể chế còn quá nhiều bất
cập;
-chất lượng nguồn nhân lực
cả trong quản lý lẫn sản xuất còn thấp kém;
-hạ tầng sản xuất (bao gồm
cà điện nước) và xã hội đều chưa đồng bộ, chất lượng thấp.
Thiết nghĩ quá trình tái
cấu trúc và chuyển đỏi mô hình phát triển phải nhắm chỉnh sửa tất cả những khuyết
tật này mới có thể có được một nền kinh tế có hiệu quả và bền vững, có khả năng
cạnh tranh cao.
5/Có 2 luồng ý kiến trái chiều, một cho rằng tình
hình kinh tế hiện đang rất nguy hiểm, không thể bình tĩnh. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng
cứ từ từ mà đi. Câu chuyện này còn đang gây tranh cãi. Phải chăng kinh tế của
ta đang mắc phải một yếu tố lớn nhất đó là thiếu người dẫn dắt, thưa ông?
Tôi thiết nghĩ kinh tế
nước ta hiện nay chưa đến mức khủng hoảng hay suy thoái vì dù sao đi nữa tăng
trưởng vẫn còn “dương”. Nhưng rõ ràng trong những năm qua nó đã phải đối mặt với
nhiều sự bất ổn và suy giảm ở mức đáng lo ngại, sự tụt hậu xa hơn (chứ không chỉ
là “nguy cơ”) so với nhiều nước trong khu vực là nhãn tiền. Đó là chưa kể những
khuyết tật vốn có tạm liệt kê ở trên.
Tôi không nghĩ là “thiếu
người dẫn dắt” như phóng viên hỏi vì chúng ta có cả một bộ máy đồ sộ dẫn dắt, vấn
đề chỉ là làm sao huy động được trí tuệ và sự đồng thuận của toàn xã hội, làm
sao dân yên và vào cuộc (chứ không chỉ “hệ thóng chính trị vào cuộc”) vì như
Bác Hồ và thực tế cách mạng nước ta cho thấy rõ: “Khó vạn lần dân liệu cũng
xong”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét