Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên
Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an vạch rõ Việt Nam đã 5 lần bị
'bán đứng'. Do bản tính bành trướng quá dữ dội và sẵn sàng dùng mọi thủ
đoạn để đạt được mục đích, Trung Quốc không có đồng minh.
Tháng 6 vừa
rồi, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển. Trên hành tinh này, thử hỏi
Trung Quốc xem có quốc gia ven biển nào không có Luật Biển không? Trung
Quốc không có Luật Biển thì họ có bảy đạo luật khác để chi phối, bảo vệ
chủ quyền trên biển: Luật Hàng hải, Luật Đường cơ sở, Luật Hải dương...
Giờ Việt Nam làm Luật Biển cũng giống như nhà có vườn, người ta phải
rào chứ” - Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.
Hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh
.Phóng
viên:Trong thời gian căng thẳng vừa qua, báo chí Trung Quốc đã đưa
những thông tin rất sai lệch về Việt Nam. Dường như họ đang cố dùng bộ
máy truyền thông do nhà nước kiểm soát để kích động dân chúng của họ?
+
Thiếu tướngLê Văn Cương: Một số nhà báo, học giả Trung Quốc viết trên
tờ Hoàn Cầu - một ấn phẩm của nhật báo Nhân Dân - kêu gọi phát động
chiến tranh, chỉ có đánh Việt Nam mới giải quyết được vấn đề biển Đông,
rằng trên thế giới này duy nhất Việt Nam là nước đi xâm lược, là hung
hăng nhất, hiếu chiến nhất. Họ vẽ ra một hình ảnh đất nước Việt Nam như
một tội đồ, để lừa dối nhân dân họ, lừa dối quân đội họ và lừa dối cả
thế giới.
Trong
gần 3 triệu quân nhân, sĩ quan, binh lính Trung Quốc, tôi tin tưởng
tuyệt đại đa số không muốn gây hấn. Họ cũng muốn giao hảo. Ngay cả 1,3
tỉ người dân Trung Quốc cũng là người tốt, nhân hậu lắm, họ muốn bang
giao, còn chuyện gây chiến họ không được gì cả. Họ là những con bài bị
thí, bị lừa dối. Ngay cả hơn 20 ủy viên Bộ Chính trị, mấy trăm ủy viên
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải ai cũng muốn gây chiến,
chỉ là số nhỏ thôi.
Trong
cuộc chiến 1979 với Việt Nam cũng vậy, truyền thông Trung Quốc có hàng
ngàn bài báo xuyên tạc, nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc rằng đó là
chiến công oanh liệt của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt
Nam xâm lược. Đến giờ phút này, số người hiểu thực chất bản chất cuộc
chiến chỉ có 1%.
Hôm
17-8 vừa rồi, khi nói chuyện với các nguyên thủ các quốc gia châu Phi
tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có nói rằng: Chúng ta kiên
quyết phản đối nước giàu lấn lướt nước nghèo, kiên quyết phản đối nước
lớn đàn áp nước nhỏ. Nói hay như thế nhưng làm thì ngược lại.
. Cũng đã từng có nhiều người nói về việc hệ thống truyền thông Trung Quốc đưa thông tin sai lệch, “làm hỏng dân”...
+
Chuyện lừa dối của họ là truyền thống, từ thời Đông Chu liệt quốc đến
giờ. Họ biến con người thành những con cừu, chỉ thực hiện mệnh lệnh của
cấp trên. Đến giờ phút này, truyền thông Trung Quốc là hệ thống nói dối
lớn nhất hành tinh, chỉ phục vụ ý đồ chính trị của giới chóp bu. Về
khoản này, Mỹ thua Trung Quốc.
Hồi
năm 1979, Trung Quốc xâm lược ban ngày ban mặt chứ có phải buổi tối
đâu. Nhưng cứ đến kỷ niệm năm chẵn, báo chí Trung Quốc tung ra trung
bình khoảng 700-800 bài báo kéo tít gần như nhau: Chiến công oanh liệt
của quân giải phóng Trung Quốc phản công quân Việt Nam xâm lược; cuộc
phản công chiến lược thắng lợi...
Sẵn sàng dùng thủ đoạn tàn bạo
.
Chúng ta vẫn thường nhắc đến chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Ông
đánh giá như thế nào về độ phổ biến của chủ nghĩa bành trướng trên thế
giới?
+
Về mặt khoa học, phàm các dân tộc lớn, nước lớn, đều có nhân tố bành
trướng chứ không phải chỉ có Trung Quốc. Mỹ, Nga, Đức, Nhật, Ấn Độ đều
như vậy. Đó là đặc điểm có tính phổ biến, như là người giàu, lớn, khỏe
thì hay xem thường kẻ nghèo hèn. Một con người cũng thế, một cộng đồng
cũng thế mà một dân tộc cũng thế.
Cho
nên diễn biến hòa bình không phải chỉ có Mỹ. Tất nhiên gốc tích của
diễn biến hòa bình thời hiện đại là từ Mỹ nhưng những thủ đoạn tác động
vào các nước khác để đảm bảo có một chính quyền ở đó theo ý mình thì
Trung Quốc là cha đẻ, là bậc thầy của thế giới. Cách đây 2.600 năm,
chính ông Quản Trọng, người nước Tề thời Xuân Thu, là người đẻ ra diễn
biến hòa bình với các thủ đoạn chia rẽ nội bộ, lũng đoạn kinh tế, khoét
sâu mâu thuẫn, đưa thông tin vu khống để vua bạc đãi người trung thực,
xung quanh nhà vua chỉ còn những loại nịnh thần, ngu dốt thôi. Từ đó đất
nước họ suy yếu, ông ta thâu tóm năm nước xung quanh chỉ trong vài năm.
Người Mỹ chỉ học mót người Trung Quốc về khoản này.
.Vậy chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc có gì khác biệt dẫn đến việc họ bị thế giới ghét bỏ như ông vừa đề cập?
+ Trung Quốc có hai điểm đặc biệt. Một là máu bành trướng của họ dữ dội, quyết liệt hơn các nước khác.
Hai
là về mặt thủ đoạn, họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn bất kể tính chất.
Người Mỹ, Nhật, EU không bao giờ làm cái trò cho người sang xui nông dân
Việt Nam trộn bùn vào chè, đưa về Trung Quốc quay lên truyền hình, chụp
ảnh cho cả thế giới xem; họ cũng không bao giờ mua móng trâu, mua rễ
quế, mua đỉa, tuồn hàng chất lượng kém, có chất độc sang Việt Nam. Cho
nên cả thế giới chăm chăm cảnh giác Trung Quốc. Họ là một cường quốc
không có đồng minh.
Khi nào Trung Quốc dùng vũ lực?
.Nghiên
cứu các cuộc xung đột vũ trang của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay, ông
đánh giá thế nào về những yếu tố dẫn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến
việc giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế bằng vũ lực?
+
Nó là hợp lưu cộng hưởng của hai dòng: Dòng bành trướng và dòng phục vụ
cho lợi ích trước mắt. Cuộc chiến tranh năm 1969 với Liên Xô chính là
vật tế thần để họ chứng tỏ với Mỹ rằng tôi không liên kết với Liên Xô.
Đến tháng 2-1979, họ biến Việt Nam thành vật tế thần, một lần nữa chứng
minh cho Mỹ thấy họ không đồng minh gì với Việt Nam cả. Trước khi đánh
Việt Nam, Đặng Tiểu Bình còn đến Washington, đội mũ cao bồi, nói với
Tổng thống Mỹ Carter rằng: “Chúng tôi là NATO phương Đông”. Việt Nam
thành vật tế thần để Trung Quốc mua bán với Mỹ.
Suốt
từ năm 1979 đến năm 1991, Trung Quốc câu kết với Mỹ và phản động quốc
tế bóp nghẹt Việt Nam, bao vây cấm vận Việt Nam. Lịch sử Việt Nam lùi
mất 30 năm. Đó là một thời kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam, khi tất cả
mọi lối ra thế giới đều bị Trung Quốc và Mỹ bịt hết.
Bành
trướng là chiến lược lâu dài của họ nhưng khi cần sử dụng vũ lực để
giải quyết lợi ích trước mắt và phù hợp với chiến lược đó, họ sẵn sàng.
5 lần 'bán đứng' Việt Nam
.Chuyện
nước lớn, với tư tưởng bành trướng, thỏa thuận với nhau trên lưng nước
nhỏ, đã từng xảy ra nhiều trên thế giới. Trong quan hệ giữa Việt Nam,
Trung Quốc và các nước khác thì sao, thưa ông?
+ Tôi cho là Việt Nam từng năm lần bị bán đứng.
Lần
thứ nhất tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với
Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể
là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung
Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp
nói với ta điều ấy.
Lần
thứ hai khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt
với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định
Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông
cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói
một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để
nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các
tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa
cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy
bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên
Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của
Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm
trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo
Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam.
Lần thứ ba, họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh.
Lần
thứ tư, chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu
người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm,
vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam
1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta
giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt
Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại
vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng.
Lần thứ năm là chiến tranh biên giới năm 1979. Năm lần họ buôn bán trên lưng mình.
Tất
cả những chuyện tranh chấp của Trung Quốc với nước khác, từ xưa đến
nay, không có cuộc tranh chấp nào mà Trung Quốc có lý cả. Cuộc chiến năm
1962 với Ấn Độ, họ chiếm của Ấn Độ mấy chục ngàn cây số vuông, không có
lý nào cả.
Quan
hệ với Nhật Bản, Philippines cũng vậy, không có lý nào. Tôi thống kê có
15 cuốn sách, 20 bản đồ cổ khẳng định cực nam của họ chỉ đến đảo Hải
Nam thôi.
Theo Pháp luật TPHCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét