Hôm qua 18/03/2013, Tòa thượng thẩm Ấn Độ đã khẳng định rằng
đại sứ Ý không thể vận dụng quyền đặc miễn ngoại giao liên quan đến vụ
hai quân nhân Ý bị truy tố về tội sát nhân, đã được bảo lãnh để trở về Ý
đi bầu, nhưng sau đó không quay lại. Roma đáp trả là New Delhi, khi
ngăn cản đại sứ Ý xuất cảnh, đã vi phạm luật quốc tế.
Theo Chánh Tòa thượng thẩm Ấn Độ, Altamas Kabir, đại sứ Ý
Daniele Mancini đã từ bỏ quyền đặc miễn của mình, tự đặt dưới quyền xét
xử của Tòa này khi ký giấy cam kết bảo lãnh cho hai quân nhân trên. Ông
Kabir nói : « Một người khi đến tòa án để bảo lãnh thì không có quyền miễn trừ ngoại giao » và ấn định ngày xử là 02/04/2013.
Bộ Ngoại giao Ý ra thông cáo cho rằng quyết định ngăn cản đại sứ Ý ra khỏi nước Ấn là « rõ ràng là vi phạm Công ước Vienna » về quan hệ ngoại giao và quyền miễn trừ của ngoại giao đoàn. Ý cũng nhắc lại là vụ này thuộc thẩm quyền tư pháp quốc tế, và đề nghị đưa ra trọng tài, đồng thời nhấn mạnh, Roma muốn duy trì quan hệ thân hữu với New Delhi.
Đại sứ Ý đã viết giấy bảo đảm là hai quân nhân Ý Massimiliano Latorre và Salvatore Girone, sau khi được phép về nước một tháng để đi bầu, sẽ quay lại Ân Độ. Nhưng tuần rồi, Roma cho biết là cả hai sẽ không trở lại, khiến New Delhi phẫn nộ.
Hai người lính trên phụ trách an ninh một chiếc tàu dầu Ý, bị tư pháp Ấn Độ truy tố, vì đã giết hai ngư dân Ấn mà họ cho là hải tặc, ở ngoài khơi Kerala, ngày 15/02/2012. Vụ việc này đã gây ra căng thẳng giữa hai nước. Ý cho rằng Ấn Độ không thể xét xử hai quân nhân trên vì sự việc xảy ra ở hải phận quốc tế.
Luật sư của đại sứ Ý nêu lý lẽ là đại sứ có quyền miễn trừ ngoại giao, theo các quy định quốc tế hiện hành, cũng như cần được đảm bảo quyền tự do di chuyển của nhân viên ngoại giao. Tuy vậy, luật sư cũng hứa hẹn thân chủ của ông vẫn ở lại Ân Độ. Chánh Tòa thượng thẩm, ông Kabir, đáp lại là đã mất lòng tin nơi đại sứ Ý. Nếu không có quyền đặc miễn ngoại giao, thì vị đại sứ có thể bị truy tố vì tội xúc phạm quan tòa.
Hôm thứ Sáu 15/3, Ấn Độ đã đặt các sân bay trong tình trạng báo động để ngăn cản đại sứ Ý xuất cảnh trước khi phiên xử bắt đầu tại Tòa thượng thẩm hôm qua.
Dù vẫn luôn từ chối để hai quân nhân quay lại Ấn Độ, Ý cho biết sẵn sàng « tìm ra một thỏa thuận để giải quyết tranh chấp, kể cả việc thông qua trọng tài quốc tế hay qua tư pháp ». Thứ Sáu trước, Tổng thống Ý Giorgio Napolitano đã tiếp các Bộ trưởng Quốc phòng, Nội vụ và Ngoại giao để biết diễn tiến sự việc. Trong lúc chờ đợi một giải pháp, Roma yêu cầu các kiều dân Ý tại Ấn Độ nên « cảnh giác và thận trọng ».
Bộ Ngoại giao Ý ra thông cáo cho rằng quyết định ngăn cản đại sứ Ý ra khỏi nước Ấn là « rõ ràng là vi phạm Công ước Vienna » về quan hệ ngoại giao và quyền miễn trừ của ngoại giao đoàn. Ý cũng nhắc lại là vụ này thuộc thẩm quyền tư pháp quốc tế, và đề nghị đưa ra trọng tài, đồng thời nhấn mạnh, Roma muốn duy trì quan hệ thân hữu với New Delhi.
Đại sứ Ý đã viết giấy bảo đảm là hai quân nhân Ý Massimiliano Latorre và Salvatore Girone, sau khi được phép về nước một tháng để đi bầu, sẽ quay lại Ân Độ. Nhưng tuần rồi, Roma cho biết là cả hai sẽ không trở lại, khiến New Delhi phẫn nộ.
Hai người lính trên phụ trách an ninh một chiếc tàu dầu Ý, bị tư pháp Ấn Độ truy tố, vì đã giết hai ngư dân Ấn mà họ cho là hải tặc, ở ngoài khơi Kerala, ngày 15/02/2012. Vụ việc này đã gây ra căng thẳng giữa hai nước. Ý cho rằng Ấn Độ không thể xét xử hai quân nhân trên vì sự việc xảy ra ở hải phận quốc tế.
Luật sư của đại sứ Ý nêu lý lẽ là đại sứ có quyền miễn trừ ngoại giao, theo các quy định quốc tế hiện hành, cũng như cần được đảm bảo quyền tự do di chuyển của nhân viên ngoại giao. Tuy vậy, luật sư cũng hứa hẹn thân chủ của ông vẫn ở lại Ân Độ. Chánh Tòa thượng thẩm, ông Kabir, đáp lại là đã mất lòng tin nơi đại sứ Ý. Nếu không có quyền đặc miễn ngoại giao, thì vị đại sứ có thể bị truy tố vì tội xúc phạm quan tòa.
Hôm thứ Sáu 15/3, Ấn Độ đã đặt các sân bay trong tình trạng báo động để ngăn cản đại sứ Ý xuất cảnh trước khi phiên xử bắt đầu tại Tòa thượng thẩm hôm qua.
Dù vẫn luôn từ chối để hai quân nhân quay lại Ấn Độ, Ý cho biết sẵn sàng « tìm ra một thỏa thuận để giải quyết tranh chấp, kể cả việc thông qua trọng tài quốc tế hay qua tư pháp ». Thứ Sáu trước, Tổng thống Ý Giorgio Napolitano đã tiếp các Bộ trưởng Quốc phòng, Nội vụ và Ngoại giao để biết diễn tiến sự việc. Trong lúc chờ đợi một giải pháp, Roma yêu cầu các kiều dân Ý tại Ấn Độ nên « cảnh giác và thận trọng ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét