Đào Tuấn
Thế
là người dân phải móc túi sâu hơn trong suốt hơn 10 ngày qua để trả
tiền, cao hơn rất nhiều, cho giá viện phí mới. Đúng như lời một vị Phó
Giám đốc bệnh viện K: “Tiêm một mũi thuốc, muốn khỏe ngay thì khó”,
nhưng điều đọng lại, hóa ra chỉ là những phát ngôn. Đó là “câu chuyện
bức tường” của Bộ trưởng Bộ Y tế: “Bệnh viện Việt Pháp chỉ cách Bệnh
viện Bạch Mai một bức tường mà bên Việt Pháp có phải giáo dục y đức gì
đâu, cái gốc là khó khăn quá, lương thấp quá,
nếu bệnh viện công cứ sai sót là đuổi việc thì lấy ai làm việc?”. Sau
đó, Bà Bộ trưởng quả quyết: “Trước giá công khám chỉ 3.000 đồng, người
bệnh không tin vào chất lượng dịch vụ, không dùng thẻ bảo hiểm y tế, nay
giá công khám lên 20.000 đồng, chắc chắn chất lượng khám phải cao hơn”.
Phát ngôn thứ 2 thuộc về một “người thực thi”, bà Trưởng phòng kế hoạch tài chính Bệnh viện Việt Đức: “Chúng tôi tập trung vào cải thiện thái độ giao tiếp của nhân viên”.
Không khó lắm để nhận ra ý tứ của những phát ngôn: Rằng có tăng tiền, mới có tăng chất lượng khám chữa bệnh. Và Tăng tiền, tăng…nụ cười.
Ngẫm kỹ, những phát ngôn của người đứng đầu ngành y phản ánh đúng trong thực trạng đã được nhắc tới trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, được UNDP công bố tại Hà Nội gần đây: “Khoản hối lộ 10 ngàn cho một mũi tiêm không đau”.
Viện phí mới có mua được chất lượng? Tiền có đổi được nụ cười? Câu trả lời thuộc về những thầy thuốc.
Trong Y huấn cách ngôn, sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh,Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác viết: Kẻ giàu sang không thiếu gì thầy thuốc, không thiếu gì người săn sóc; còn nhà nghèo hèn không đủ sức mời mọc danh y, vậy cần lưu tâm cứu chữa cho những người này thì họ mới sống được.
Ai cũng biết Bệnh viện Việt Pháp xưa nay vẫn chỉ coi là bệnh viện dành cho nhà giàu. Nhưng không lẽ, người nghèo thì không đáng để nhận một… nụ cười của các vị từ mẫu. Không có lẽ nụ cười cũng phải mua bằng tiền?
Cũng còn may cho những người nghèo. Trong khi những tỉnh nghèo nhất tăng giá viện phí thì vẫn có những vị giám đốc khẳng khái. Ông Giám đốc Sở Y tế Hà Nam lý giải nguyên nhân không về hùa câu chuyện tăng viện phí “kịch trần”: “Trong thời buổi mọi thứ đều tăng thì việc điều chỉnh viện phí nhất định phải có lộ trình để người dân có thể chấp nhận, nếu không mọi gánh nặng về sẽ đổ lên đầu người bệnh”. Được tăng viện phí bệnh viện nào chả muốn, nhưng ở Hà Nam, ở Nam Định, ở Trà Vinh, ở Thái Nguyên, tiền không phải là tất cả, tiền không cao hơn sinh mạng người bệnh. Và càng không phải vì tiền mà bất chấp việc những người dân có thu nhập cả năm chỉ bằng một lần vào viện- có chịu được hay không.
Mới nói bức tường cao nhất mà bà Bộ trưởng cần vượt qua không phải là bức tường thô thiển xây bằng gạch vữa ngăn cách giữa Bạch Mai và Việt Pháp, cũng không phải bức tường viện phí chênh lệch giữa công và tư, mà đó là “bức tường y đức”.
Bởi chừng nào vẫn còn những mũi tiêm không đau với giá 10 ngàn. Chừng nào ngành y tế còn phải tập chung chấn chỉnh thái độ của các vị từ mẫu thì chừng đó vẫn sừng sững bức tường ngăn cách y đức giữa những vị từ mẫu áo trắng với bệnh nhân của mình.
Phát ngôn thứ 2 thuộc về một “người thực thi”, bà Trưởng phòng kế hoạch tài chính Bệnh viện Việt Đức: “Chúng tôi tập trung vào cải thiện thái độ giao tiếp của nhân viên”.
Không khó lắm để nhận ra ý tứ của những phát ngôn: Rằng có tăng tiền, mới có tăng chất lượng khám chữa bệnh. Và Tăng tiền, tăng…nụ cười.
Ngẫm kỹ, những phát ngôn của người đứng đầu ngành y phản ánh đúng trong thực trạng đã được nhắc tới trong Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, được UNDP công bố tại Hà Nội gần đây: “Khoản hối lộ 10 ngàn cho một mũi tiêm không đau”.
Viện phí mới có mua được chất lượng? Tiền có đổi được nụ cười? Câu trả lời thuộc về những thầy thuốc.
Trong Y huấn cách ngôn, sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh,Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác viết: Kẻ giàu sang không thiếu gì thầy thuốc, không thiếu gì người săn sóc; còn nhà nghèo hèn không đủ sức mời mọc danh y, vậy cần lưu tâm cứu chữa cho những người này thì họ mới sống được.
Ai cũng biết Bệnh viện Việt Pháp xưa nay vẫn chỉ coi là bệnh viện dành cho nhà giàu. Nhưng không lẽ, người nghèo thì không đáng để nhận một… nụ cười của các vị từ mẫu. Không có lẽ nụ cười cũng phải mua bằng tiền?
Cũng còn may cho những người nghèo. Trong khi những tỉnh nghèo nhất tăng giá viện phí thì vẫn có những vị giám đốc khẳng khái. Ông Giám đốc Sở Y tế Hà Nam lý giải nguyên nhân không về hùa câu chuyện tăng viện phí “kịch trần”: “Trong thời buổi mọi thứ đều tăng thì việc điều chỉnh viện phí nhất định phải có lộ trình để người dân có thể chấp nhận, nếu không mọi gánh nặng về sẽ đổ lên đầu người bệnh”. Được tăng viện phí bệnh viện nào chả muốn, nhưng ở Hà Nam, ở Nam Định, ở Trà Vinh, ở Thái Nguyên, tiền không phải là tất cả, tiền không cao hơn sinh mạng người bệnh. Và càng không phải vì tiền mà bất chấp việc những người dân có thu nhập cả năm chỉ bằng một lần vào viện- có chịu được hay không.
Mới nói bức tường cao nhất mà bà Bộ trưởng cần vượt qua không phải là bức tường thô thiển xây bằng gạch vữa ngăn cách giữa Bạch Mai và Việt Pháp, cũng không phải bức tường viện phí chênh lệch giữa công và tư, mà đó là “bức tường y đức”.
Bởi chừng nào vẫn còn những mũi tiêm không đau với giá 10 ngàn. Chừng nào ngành y tế còn phải tập chung chấn chỉnh thái độ của các vị từ mẫu thì chừng đó vẫn sừng sững bức tường ngăn cách y đức giữa những vị từ mẫu áo trắng với bệnh nhân của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét